3 Cách Trị Huyết Trắng Bằng Lá Trầu Không Vừa Đơn Giản Vừa Hiệu Quả [ĐÃ KIỂM CHỨNG]
Trị huyết trắng bằng lá trầu là phương pháp đơn giản, tiết kiệm nhưng cũng không kém phần hiệu quả nên được rất nhiều chị em tin tưởng áp dụng.
Xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích ngày xưa, hình ảnh lá trầu không đã quá quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt với những người lớn tuổi. Không chỉ được sử dụng để têm thành từng miếng trầu cánh phượng đẹp mắt, lá trầu còn được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp chữa bệnh viêm phế quản, ho, giảm đau,…
Đặc biệt, không ít chị em truyền tai nhau cách trị huyết trắng bằng lá trầu không. Vậy tại sao loại lá dễ tìm dễ kiếm này lại có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh huyết trắng nói riêng hay các bệnh viêm phụ khoa nói chung?

Công dụng của lá trầu không trong trị bệnh huyết trắng
Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm nên có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng và trừ phong rất tốt.
Trong khi đó, theo Y học hiện đại, theo ước tính cứ 100g lá trầu sẽ chứa tới 2,4% tinh dầu. Thành phần của tinh dầu lá trầu thuộc nhiều nhóm chất khác nhau và có tính kháng sinh mạnh, có tác dụng ức chế, tiêu diệt nhiều chủng khuẩn lẫn nấm gây bệnh.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, trong lá trầu có chứa nhiều hoạt chất quý hiếm như Chavibetol, Methyl eugenol, Chavicol, Allylcatechol, Tanin, Caryophyllen,… Tất cả những hoạt chất này đều được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cực tốt.
Xuất phát từ những lí do trên, có thể nói lá trầu không chính là một loại thảo dược tự nhiên giúp giảm nhanh các hiện tượng huyết trắng ra nhiều, huyết trắng có mùi hôi và ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

3 cách trị huyết trắng bằng lá trầu chị em có thể tham khảo
Để trị huyết trắng bằng lá trầu không, BS Hằng cho biết chị em có thể áp dụng 1 trong 3 cách dưới đây:
- Rửa sạch một nắm lá trầu, vò nát và cho vào nồi nước, đun sôi khoảng 15 phút để các tinh dầu có trong lá tiết ra hết. Để nước nguội bớt, đổ ra chậu và tiến hành xông hơi vùng kín.
- Sau khi xông hơi vùng kín, các bạn có thể sử dụng chính nước này để rửa và vệ sinh “cô bé”.
- Ngoài nguyên liệu đơn giản là lá trầu, các bạn có thể kết hợp thêm với muối hoặc lá trà xanh. Sau khi rửa sạch và vò nát lá trầu, cho thêm 2 thìa muối ăn hoặc 5-6 lá trà xanh đã vò nát, thêm nước và bắc lên bếp đun sôi. Để nguội và dùng để xông hơi vùng kín khoảng 10-15 phút.
Với cả 3 cách chữa huyết trắng bằng lá trầu không, mọi người cố gắng thực hiện 2-3 lần/tuần để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

Lưu ý khi chữa bệnh huyết trắng với lá trầu không
Khi dùng lá trầu không loại bỏ các dấu hiệu bất thường của huyết trắng như huyết trắng ra nhiều, có mùi hôi kèm ngứa vùng kín, BS Hằng khuyên chị em cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây:
- Chỉ sử dụng nước lá trầu để rửa bên ngoài vùng kín, tuyệt đối không thụt sâu vào bên trong âm đạo
- Khi tiến hành xông hơi, các bạn không để vùng kín tiếp xúc quá gần với chậu nước để tránh việc bị bỏng
- Nước lá trầu không sau khi đun chỉ nên dùng trong ngày, không để qua đêm
- Không lạm dụng nước lá trầu không để rửa vùng kín, tuần thực hiện 2-3 lần là được
- Thời gian xông hơi vùng kín bằng nước lá trầu không nên vượt quá 15 phút
- Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian dùng lá trầu trị tình trạng huyết trắng bất thường
- Sau khoảng 2 tuần, nếu các hiện tượng khác lạ của huyết trắng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, các bạn cần ngừng lại và đi bệnh viện kiểm tra
Ngày Cập nhật 07/06/2024