Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh trĩ ngoại dù là điều trị nội khoa hay ngoại khoa thì chế độ ăn uống luôn rất quan trọng. Thậm chí có nhiều trường hợp ăn uống đóng vai trò chính yếu trong chữa bệnh. Tuy nhiên, không nhiều người biết trĩ ngoại nên ăn gì và kiêng ăn gì.

Ăn uống đúng cách sẽ phòng hoặc cải thiện bệnh trĩ ngoại hiệu quả
Ăn uống đúng cách sẽ phòng hoặc cải thiện bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì?

Thực đơn ăn uống góp phần đẩy lùi những triệu chứng bệnh trĩ. Từ đó người bệnh có thể hạn chế đau đớn và khó chịu trong cuộc sống. 

Rau củ quả nhiều chất xơ

Một trong những yếu tố quan trọng gia tăng nguy cơ bị trĩ ngoại là táo bón. Kể cả sau khi điều trị thì tình trạng này vẫn sẽ đe dọa tái phát bệnh. Chính vì thế, cải thiện táo bón vừa là cách phòng vừa là cách chữa bệnh quan trọng.

Để không bị táo bón hoặc cải thiện tình trạng này, bạn cần bổ sung nhiều chất xơ từ: 

  • Rau củ: cải bắp, cải bó xôi, cải thìa, rau muống, rau đay và rau chân vịt, cà rốt, khoai lang và bí đỏ….
  • Hoa quả: các loại trái cây còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Tiêu biểu là trái cây họ nhà cam, dưa hấu, chuối, bơ và lê…

Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu

Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu dinh dưỡng, có nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa. Đồng thời, loại ngũ cốc này còn giúp cơ thể đối phó với khối u tốt hơn. 

Như vậy, người bệnh trĩ ngoại nên thay thế các loại ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Cụ thể là: 

  • Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt.
  • Bổ sung thêm yến mạch, vừng đen, hạt kê và hạt óc chó. 
  • Các loại đậu: Đây là nguồn thực phẩm cung cấp lượng lớn protein và giúp cơ thể khỏe mạnh. Chúng còn chứa nhiều chất xơ, sắt và vitamin B. Các vitamin và khoáng chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa mà máu huyết.

Đồng thời, khi bị trĩ ngoại cần hạn chế ăn các loại ngũ cốc tinh chế như: bánh mì, bánh quy, bánh bông lan và bột kem.

Người bệnh trĩ ngoại nên thay thế ngũ cốc tinh chế thành ngũ cốc nguyên hạt nếu muốn cải thiện bệnh nhanh chóng
Người bệnh trĩ ngoại nên thay thế ngũ cốc tinh chế thành ngũ cốc nguyên hạt nếu muốn cải thiện bệnh nhanh chóng

Thực phẩm chống viêm

Búi trĩ nằm ngoài hậu môn dễ bị tổn thương, nhiễm trùng, hoại tử bởi các hoạt động sinh hoạt bình thường của con người. Chính vì thế, các thực phẩm chống viêm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người bị trĩ ngoại.

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ và sắt có tác dụng chống viêm. Cụ thể là cần tây, củ cải đường, bông cải xanh, việt quất, dứa, tỏi, củ hành, gừng và nghệ…. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều những thực phẩm này. Nếu không rất dễ bị táo bón. 

Thực phẩm chứa nhiều sắt

Đại tiện ra máu là biểu hiện chung của người bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng. Tùy vào tình trạng bệnh, lượng máu sẽ mất nhiều hoặc ít. Đặc biệt khi bệnh chuyển sang giai đoạn 4 hoặc biến chứng, tình trạng mất máu sẽ xảy ra nhiều hơn và có thể gây thiếu máu cấp.

Do đó, người bị trĩ ngoại nên chú ý bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt. Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu, vận chuyển oxy và CO2. Đồng thời, nó còn làm nhiệm vụ dự trữ oxy cho cơ thể. Thiếu sắt, cơ thể sẽ bị suy nhược trầm trọng và khiến cho hệ miễn dịch bị yếu đi. Khi đó, bệnh tình sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu. Thậm chí nó có thể chuyển sang biến chứng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Nguồn thực phẩm giàu sắt từ động vật là thịt bò, cá hồi, cá ngừ và cua. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung khoáng chất này từ một số loại trái cây sấy khô như mơ, mận hoặc nho. Ngoài ra, một số loại hạt như hướng dương, hạt điều, mè và hạnh nhân cũng chứa nhiều sắt.

Bên cạnh tăng cường chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, người bị trĩ ngoại nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt
Bên cạnh tăng cường chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, người bị trĩ ngoại nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt

Thực phẩm nên kiêng khi bị trĩ ngoại

Tránh xa những thực phẩm cấm kỵ đối với người bệnh trĩ là giải pháp giúp ổn định bệnh, phòng tái phát hiệu quả.

Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng rất dễ gây kích ứng lớp niêm mạc dạ dày và ruột. Chúng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu khi đại tiện. Đặc biệt là khi bị trĩ ngoại, tình trạng khó chịu sẽ còn nhiều hơn.

Các món ăn nhiều dầu mỡ

Chất béo cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên chất này chỉ tốt cho sức khỏe khi tiêu tụ với hàm lượng vừa phải. Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật không những gây hại cho tim mạch mà còn tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Khi đó, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột sẽ bị hạn chế. Đồng thời, các món ăn này còn gây tình trạng táo bón.

Đồ ăn quá mặn

Ít ai biết rằng đồ ăn quá mặn rất không tốt cho người bị trĩ ngoại. Các nhà khoa học đã phát hiện rằng khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối, lượng nước dư thừa sẽ không được đào thải ra ngoài. Chúng bị giữ lại, khiến các tế bào và mạch máu trương ra. Điều này vô tình gia tăng sức ép lên hậu môn. Đồng thời khiến cho cho các đám rối tĩnh mạch phình giãn nhiều hơn. Bệnh tình vì thế mà diễn biến theo chiều hướng xấu.

Đồ ăn quá mặn vừa không tốt cho tim mạch vừa không tốt cho người bị trĩ ngoại
Đồ ăn quá mặn vừa không tốt cho tim mạch vừa không tốt cho người bị trĩ ngoại

Những lưu ý khác khi bị trĩ ngoại

Ngoài việc quan tâm đến bệnh trĩ ngoại nên ăn gì và kiêng ăn gì, bạn cần biết thêm một số lưu ý dưới đây để nhanh chóng cải thiện bệnh tình:

  • Tránh xa các chất kích thích: Không chỉ là rượu, bia và thuốc lá, người bị trĩ ngoại cần hạn chế hoặc tốt nhất là tránh xa các loại nước ngọt có gas, thậm chí là cafe và trà.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Bạn nên chọn các bài tập vừa sức, tránh gây áp lực quá nhiều cho hậu môn. Luyện tập đúng cách sẽ giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch và “chiến đấu” tốt hơn với bệnh.
  • Không ngồi một chỗ quá lâu: Mục đích là hạn chế tạo áp lực cho hậu môn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý tập thói quen đại tiện đúng giờ, tránh đi đại tiện quá lâu và rặn quá sức.
  • Uống đủ nước để quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi và làm mềm phân. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên đảm bảo cung cấp cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước (bao gồm trong cả thực phẩm). Thêm vào đó, bạn nên uống một cốc nước lạnh vào buổi sáng để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Cuối cùng, hãy theo dõi thường xuyên bệnh tình của mình trước, trong và sau khi điều trị. Thông báo ngay với bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường.
Người bị trĩ ngoại nên uống nhiều nước để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tránh táo bón
Người bị trĩ ngoại nên uống nhiều nước để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tránh táo bón

Những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh trả lời được câu hỏi “Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì? Kiêng gì?”. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân trước những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên áp dụng ngay kiến thức chuyên mục cung cấp. Chúc bạn sớm khỏe bệnh!

Array

Ngày Cập nhật 07/06/2024