Trĩ nội chảy máu (Xung huyết) và các biện pháp điều trị
Trĩ nội chảy máu là dấu hiệu rất thường gặp của. Dựa vào lượng máu có thể phần nào đánh giá được tình trạng bệnh. Dưới đây là các diễn biến xuất huyết tương ứng từng cấp độ và cách điều trị.
Xung huyết ở 4 cấp độ trĩ nội khác nhau
Dựa vào vị trí búi trĩ, người ta chia bệnh trĩ thành trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó bệnh trĩ nội chia thành 4 cấp độ. Biểu hiện từng cấp độ có sự khác nhau về lượng máu chảy ở hậu môn và mức độ sa ra ngoài của búi trĩ.
Cấp độ 1 xuất huyết thỉnh thoảng
Búi trĩ nội nằm trên đường lược. Bề mặt của nó là lớp niêm mạc hậu môn nên rất dễ tổn thương khi bị cọ xát (thường do táo bón). Ở cấp độ 1, tình trạng xung huyết chỉ diễn ra thỉnh thoảng. Thường là máu tươi lẫn một chút trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Bên cạnh đó, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ ở hậu môn khi đại tiện. Một số trường hợp sẽ có thêm lượng nhỏ dịch nhầy trong phân.
Đa số các trường hợp bị trĩ ở cấp độ 1 khó phát hiện. Ngoài ra, tình trạng chảy máu tươi ở giai đoạn này còn dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng viêm nhiễm khác ở đường tiêu hóa. Nếu không thực hiện các kỹ thuật thăm khám thì rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh trong giai đoạn này.
Máu chảy nhiều hơn ở cấp độ 2
Tình trạng xuất huyết khi đại tiện xảy ra thường xuyên hơn ở cấp độ 2. Kèm theo đó, lượng máu cũng nhiều hơn. Máu có thể chảy thành giọt mỗi khi rặn. Nếu quan sát, người bệnh có thể nhìn thấy búi trĩ thập thò ở hậu môn. Đại tiện xong thì chúng tự co lại.
Lúc này, người bệnh có cảm giác đau nhiều hơn ở hậu môn. Đồng thời, lượng dịch nhầy khi đại tiện cũng sẽ nhiều hơn và lẫn vào trong phân. Như vậy. so với các dấu hiệu của trĩ nội cấp độ 1 thì sang cấp độ 2 đã rõ ràng hơn.
Xem thêm: 10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả ở giai đoạn đầu
Máu ít chảy ở cấp độ 3
Thời gian tiến triển bệnh ở cấp độ 3 rất nhanh. Tuy nhiên đa số các trường hợp bị trĩ nội ở cấp độ này lại ít bị chảy máu. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người chủ quan không điều trị cho đến khi bệnh trở nặng.
Dù lượng máu ở cấp độ 3 ít hơn so với cấp độ 2 nhưng tình trạng sa búi trĩ lại diễn ra trầm trọng hơn. Cụ thể là chúng đã gần như mất khả năng tự đàn hồi. Khi đại tiện, lao động nặng hoặc đi lại nhiều sẽ khiến búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Người bệnh phải dùng tay đẩy chúng vào. Ngoài ra, cảm giác đau rát, ngứa ngáy và khó chịu vẫn sẽ xuất hiện và tiếp tục gia tăng trong giai đoạn này.
Trĩ nội chảy máu nhiều ở cấp độ 4
Đây là giai đoạn nặng của bệnh trĩ nội. Các triệu chứng sẽ thể hiện rõ ràng, đồng loạt và giữ dội ở cấp độ 4. Lượng máu sẽ chảy ra nhiều hơn khi đại tiện hoặc ngay cả khi hoạt động bình thường. Đồng thời, búi trĩ lúc này không thể dùng tay đẩy vào như cấp độ 3. Chúng nằm hoàn toàn ngoài ống hậu môn, sưng và viêm nặng.
Bệnh trĩ nội ở cấp độ 4 diễn biến rất nhanh. Không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó có tình trạng trĩ nội tắc mạch; hoại tử búi trĩ; áp xe, nứt kẽ hậu môn…
Trĩ nội chảy máu có nguy hiểm không?
Như đã trình bày, xung huyết hậu môn là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh trĩ nội. Để đánh giá tình trạng này có nguy hiểm không cần dựa vào cấp độ bệnh và lượng máu chảy. Ở cấp độ 1 và 2, lượng máu chảy ít, búi trĩ còn nhỏ và vẫn còn khả năng tự co lại nên nhìn chung không nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, từ cấp độ 3 trở đi, nhất là khi bệnh đã chuyển sang biến chứng, tình trạng chảy máu hậu môn rất nguy hiểm. Lượng máu khi nó chảy ra rất nhiều và đa phần kèm dịch nhầy, mủ nên nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Các tình huống nghiêm trọng nhất có thể xảy ra khi trĩ nội chảy máu là:
- Nhiễm trùng máu: Búi trĩ xuất huyết nếu không được vệ sinh đúng cách và điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Chúng sẽ bắt đầu từ đường hậu môn, theo các tổn thương ở lớp niêm mạc để xâm nhập sâu vào trong cơ thể. Hậu quả là gây nhiễm trùng toàn bộ máu và các cơ quan.
- Thiếu máu cấp: Tình trạng này rất thường gặp đối với người bị trĩ nội độ 3, 4 hoặc đã chuyển sang biến chứng. Biểu hiện thường thấy của thiếu máu cấp là chóng mặt, suy nhược cơ thể, người xanh sao. Một số trường hợp còn bị đau đầu, buồn nôn, ngất xỉu hoặc thậm chí là rối loạn ý thức.
Cách điều trị trĩ nội chảy máu
Để điều trị trĩ nội chảy máu, y học hiện nay có những phương pháp sau:
Cách chữa xung huyết trĩ nội bằng Tây y
Cầm máu và giảm đau là ưu tiên hàng đầu trong điều trị các trường hợp trĩ nội bị chảy máu quá nhiều. Nếu xung huyết chưa gây nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc bôi hoặc đặt hậu môn. Các loại thuốc này vừa có tác dụng cầm máu vừa kháng viêm và giảm nhanh triệu chứng đau rát hậu môn.
Sau đó tùy vào cấp độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu phát hiện bệnh sớm, có thể bệnh nhân chỉ cần điều trị nội khoa hoặc thêm một phương pháp tiểu phẫu (chích xơ búi trĩ hoặc thắt chun…). Một số trường hợp khác thì cần đến phẫu thuật cắt bỏ hoặc giảm lượng máu nuôi búi trĩ.
Nếu tình trạng xung huyết đã chuyển sang biến chứng và gây nhiễm trùng máu, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng qua đường tĩnh mạch. Song song đó là thuốc tăng huyết áp và thuốc kháng viêm. Trường hợp nặng sẽ truyền dịch và lọc máu nhân tạo. Sau đó sẽ phẫu thuật hút mủ từ áp xe và loại bỏ búi trĩ bị nhiễm trùng.
Chăm sóc xung huyết trĩ nội đúng cách
Ngoài áp dụng các biện pháp Tây y và Đông y chữa trĩ nội chảy máu, chế độ chăm sóc rất quan trọng. Ở cấp độ nhẹ, bạn có thể ngâm hậu môn với nước muối. Mục đích là tránh nhiễm trùng và giúp cho tĩnh mạch ở hậu môn thu nhỏ lại. Sau khi ngâm nước muối bạn có thể dùng đá lạnh chườm lên hậu môn trong khoảng 5 – 7 phút để giảm cảm giác đau rát và chảy máu.
Bên cạnh đó, trước, trong và sau khi điều trị bệnh, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống cần đầy đủ. Chú ý bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ và có tác dụng nhuận tràng tốt. Ví dụ như: các loại rau màu xanh đậm, khoai lang, đậu hũ, chuối, táo và trái cây họ nhà cam. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm thịt bò, các loại hạt, lòng đỏ trứng gà và các nguồn thực phẩm giàu sắt khác để bổ máu.
Ngoài ra, bạn nên uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày (lượng nước này bao gồm trong cả đồ ăn). Tránh xa các chất kích thích, hạn chế đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ cũng là điều bạn cần lưu ý để nhanh chóng cải thiện bệnh. Song song đó, bạn hãy nhớ vệ sinh hậu môn sạch sẽ và không mặc đồ bó sát. Cuối cùng, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở kiểm tra ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của trĩ nội hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!