Trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn?
Trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn? Trên thực tế để có thể hiểu và trả lời cho câu hỏi này, bạn cần tìm hiểu và phải nắm rõ biểu hiện, đặc điểm, phương pháp điều trị của bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội. Thông tin trong bài viết dưới dây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội khác nhau như thế nào?
Trĩ ngoại và trĩ nội là hai dạng phổ biến của bệnh trĩ. Tuy có những biểu hiện, đặc điểm, phương pháp điều trị khác nhau nhưng nhìn chung cả hai dạng trĩ này đều có khả năng tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vị trí hình thành búi trĩ
Vị trí hình thành búi trĩ của trị nội và trĩ ngoại như sau:
- Trĩ ngoại: Đối với trĩ ngoại, những búi trĩ sẽ hình thành và phát triển ngay phía trên bề mặt của các biểu mô lát tầng và phần rìa bên ngoài hậu môn.
- Trĩ nội: Đối với trĩ nội, những búi trĩ sẽ hình thành và phát triển ở phía trên đường lược, sâu bên trong hậu môn, phía cuối của ống trực tràng và trên lớp bề mặt của niêm mạc.
Người bệnh có thể hình dung và hiểu một cách đơn giản rằng một hoặc nhiều búi trĩ ngoại hình thành và phát triển ngay từ đầu rìa hậu môn. Trong khi đó đối với trĩ nội, búi trĩ phải phát triển mạnh mẽ tới giai đoạn sau (giai đoạn nặng) thì chúng mới sa ra ngoài hậu môn.
Đặc điểm của từng loại trĩ
Đặc điểm của bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại như sau:
- Trĩ nội: Những búi trĩ nội không tồn tại các dây thần kinh cảm giác. Chính vì thế mỗi khi đi đại tiện, mặc dù xuất hiện sự cọ xát giữa niêm mạc búi trĩ và phân nhưng bệnh nhân vẫn không nhận ra sự xuất hiện của búi trĩ. Bởi trong thời gian đầu mắc bệnh, người bệnh không có cảm giác ngứa rát hay đau đớn. Trong thời gian này để nhận biết sự xuất hiện của trĩ nội, bạn sẽ nhìn thấy hiện tượng chảy máu.
- Trĩ ngoại: Không giống như đặc điểm của trĩ nội, ngay từ khi hình thành trĩ ngoại đã nằm ngoài vùng hậu môn. Bên cạnh đó búi trĩ ngoại chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Chính vì thế ngay khi mắc bệnh, người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, đau rát mỗi khi đi đại tiện. Nhờ đặc điểm này mà từ khi hình thành, bạn đã có thể phát hiện bệnh lý.
Tiến trình phát triển bệnh
Bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại có tiến trình phát triển bệnh như sau:
Trĩ nội
Thông thường, bệnh trĩ nội có 4 giai đoạn phát triển chủ yếu, bao gồm:
- Trĩ nội độ 1: Trong thời gian này, búi trĩ chỉ mới hình thành nên thường có kích thước rất nhỏ. Búi trĩ xuất hiện sâu bên trong hậu môn. Chính vì thế, người bệnh chỉ có thể nhận biết bệnh lý thông qua triệu chứng chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Hoặc khi đến bệnh viện, tiến hành thăm khám hậu môn và những vùng xung quanh thì bạn mới có thể phát hiện ra bệnh.
- Trĩ nội độ 2: Trĩ nội độ 2 là giai đoạn mà búi trĩ đã có sự phát triển về kích thước. Việc kích thước tăng lên khiến búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn mỗi khi rặn mạnh hoặc đi đại tiện. Tuy nhiên sau khi rặn hoặc đi đại tiện xong, búi trĩ vẫn có thể tự co lên được.
- Trĩ nội độ 3: Trĩ nội độ 3 là giai đoạn mà búi trĩ nội phát triển và thường xuyên sa ra ngoài hậu môn ngay cả khi ngồi, đứng quá lâu hoặc khi đi đại tiện. Trong trường hợp này búi trĩ không thể tự co lên được. Chính vì thế để không gây khó chịu, người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ vào bên trong hậu môn.
- Trĩ nội độ 4: Trĩ nội độ 4 là giai đoạn phát triển nặng của bệnh trĩ. Khi đó búi trĩ nội thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Đặc biệt ở giai đoạn này, lượng máu từ hậu môn chảy ra rất nhiều. Chúng nhỏ giọt hoặc bắn ra thành từng tia.
Trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại gồm 4 giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn 1 là giai đoạn mà búi trĩ xuất hiện ngay tại ngoài hậu môn. Tuy nhiên kích thước của búi trĩ trong thời gian này chỉ bằng hạt đậu.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn 2 là giai đoạn mà những búi trĩ ngoại phát triển mạnh mẽ và trở thành những đám rối. Khi đó ở bên ngoài hậu môn, búi trĩ nằm một cách ngoằn ngoèo.
- Giai đoạn 3: Búi trĩ tại giai đoạn 3 đã bị tắt mạch. Chính vì thế chúng thường gây ra hiện tượng chảy máu. Bên cạnh đó, tại giai đoạn 3, búi trĩ còn xuất hiện tình trạng đau rát và một vài triệu chứng khác khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
- Giai đoạn 4: Ở giai đoạn 4 búi trĩ bắt đầu tiết ra rất nhiều dịch. Lượng dịch này khiến vùng hậu môn của bệnh nhân thường xuyên ngứa ngáy và xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Trong trường hợp viêm nhiễm phát triển, ngứa ngáy kéo dài, người bệnh có thể bị áp xe hậu môn, viêm hậu môn và một vài biến chứng nguy hiểm khác.
Trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn?
Trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế cả hai dạng trĩ này đều có khả năng tác động và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành cho biết, cả bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội đều được xếp vào danh sách những bệnh lý nguy hiểm tại hậu môn trực tràng. Chính vì thế, chúng ta không thể đánh giá bệnh nào nặng hơn bệnh nào. Nếu không sớm phát hiện và điều trị đúng cách, cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại đều khiến bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này có khả năng đe dọa trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như:
- Thiếu máu: Trong trường hợp vùng hậu môn chảy máu kéo dài hoặc tiết ra một lượng lớn máu, người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu. Từ đó khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt và gây ra nhiều vấn đề khác.
- Viêm nhiễm hậu môn: Lượng dịch nhầy do búi trĩ tiết ra sẽ làm cho vùng hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm hậu môn. Lâu ngày dẫn đến áp xe hậu môn.
- Ung thư trực tràng: Ung thư trực tràng được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của cả bệnh trĩ nội lẫn bệnh trĩ ngoại. Biến chứng này sẽ xuất hiện khi búi trĩ tại hậu môn của bạn không sớm được điều trị dẫn đến viêm nhiễm và khiến cho các tế bào ung thư phát triển.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp, người ta cho rằng bệnh trĩ nội sẽ nguy hiểm hơn bệnh trĩ ngoại. Quan niệm này được thành lập là do bệnh trĩ nội có búi trĩ hình thành và phát triển bên trong ống hậu môn. Điều này khiến cho việc phát hiện bệnh rất khó khăn. Quá trình điều trị bệnh cũng từ đó mà chậm trễ. Thông thường khi bệnh trĩ nội đã phát triển đến một mức độ nghiêm trọng thì bệnh nhân mới phát hiện và tiến hành điều trị bệnh.
Ngoài ra cách điều trị bệnh trĩ nội cũng rất khác so với bệnh trĩ ngoại. Bởi ở giai đoạn nặng, bệnh trĩ ngoại có thể sử dụng thuốc để khắc phục những triệu chứng, ngăn ngừa sự phát triển của các búi trĩ. Đồng thời phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, để điều trị bệnh trĩ nội, bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật.
Hơn thế, người bệnh có thể sớm phát hiện bệnh trĩ ngoại và điều trị khi búi trĩ vừa hình thành. Điều này xuất hiện là do bệnh trĩ ngoại hình thành và phát triển ở bên ngoài hậu môn.
Trên đây chỉ là ý kiến của một khía cạnh nào đó. Trong trường hợp xem xét toàn diện, bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội không có bệnh nào nhẹ hơn hay nặng hơn. Bởi cả hai loại bệnh này đều mang đến cho người bệnh những hậu quả khôn lường. Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của bệnh cũng cần phải được xem xét và dựa vào tình trạng phát triển và giai đoạn bệnh.
Chính vì thế, thay vì cân nhắc bệnh trĩ nào nguy hiểm hơn, mức độ nặng nhẹ của hai dạng bệnh trĩ, bạn nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra và nhận biết bệnh. Đồng thời tiến hành điều trị ngay bằng những phương pháp chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn tránh mắc phải những rủi ro và các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài viết là một số thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn?”. Bên cạnh đó bài viết còn giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí hình thành búi trĩ, biểu hiện, đặc điểm, phương pháp điều trị trĩ nội và trĩ ngoại. Chúng tôi hy vọng những thông tin này có thể bổ ích cho bạn. Từ đó có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như điều trị bệnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc về đặc điểm, mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, bệnh nào nguy hiểm hơn, bạn nên liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng. Chúng tôi không chẩn đoán, không đưa ra thông tin, lời khuyên và những cách điều trị bệnh thay cho bác sĩ, những người có chuyên môn.
Ngày Cập nhật 03/07/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!