Trĩ nội tắc mạch là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?
Trĩ nội tắc mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ. Hầu hết các trường hợp mắc phải tình trạng này đều cần nhanh chóng phẫu thuật. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát vẫn rất cao. Chính vì thế, trang bị một ít kiến thức về tắc mạch trĩ nội sẽ giúp ích rất nhiều trong phòng và điều trị.
Trĩ nội tắc mạch là gì?
Trĩ nội hình thành khi các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị phình giãn quá mức. Chúng mất khả năng đàn hồi và tạo thành các búi trĩ. Vị trí của búi trĩ nằm phía trên đường lược được gọi là trĩ nội.
Trĩ nội chia thành 4 cấp độ. 2 cấp độ đầu, búi trĩ còn nhỏ, nằm trong ống hậu môn và còn khả năng tự co giãn. Từ cấp độ 3 trở đi được xem là nặng và búi trĩ mất dần khả năng tự co lại. Khi đó, kích thước của chúng cũng ngày một lớn.
Nếu tiếp tục để tình trạng này tiếp diễn trĩ nội sẽ gây xuất huyết nhiều. Kèm theo đó là cảm giác đau đớn dữ dội. Trong một thời gian ngắn, bệnh sẽ chuyển sang biến chứng. Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nội là tắc mạch.
Biến chứng trĩ nội tắc mạch hình thành do rối loạn đông máu của cơ thể. Bình thường, nếu máu bị chảy ra ngoài bởi các tổn thương trên da, cơ thể sẽ tự tiết ra các hoạt chất thích hợp để đông máu (ở chỗ miệng vết thương). Tuy nhiên, đối với người bị trĩ nội, cơ chế tự đông máu lại hình thành bên trong búi trĩ và chúng gây tắc mạch. Nói cách khác, biến chứng tắc mạch trĩ nội xảy ra khi kích thước búi trĩ quá lớn và có cục máu đông hình thành bên trong.
Trĩ nội tắc mạch nguy hiểm không và biểu hiện thế nào?
Khi bị tắc mạch trĩ nội, người bệnh sẽ bị đau buốt dữ dội ở hậu môn. Kèm theo đó và cảm giác cộm sâu trong ống hậu môn và búi trĩ bị sưng. Ngoài cảm giác đau đớn ở hậu môn, người bệnh còn rất khó khăn trong việc đi lại và luôn cảm thấy căng thẳng.
So với các triệu chứng của tắc mạch trĩ ngoại thì tắc mạch trĩ nội không diễn ra rầm rộ nhưng cường độ tác động thì ngày càng tăng. Dịch tiết từ trĩ nội ở giai đoạn này rỉ ra ngoài sẽ gây viêm toàn bộ ống hậu môn. Song song đó là sự xuất hiện của các giả mạc che phủ các đám rối tĩnh mạch bị hoại tử.
Cơn co thắt hậu môn sẽ ngày càng mạnh và diễn ra thường xuyên hơn. Xuất huyết và viêm nhiễm sẽ khiến người bệnh vô cùng đau đớn, thậm chí mất máu cấp. Tình trạng sẽ còn nguy hiểm hơn khi búi trĩ bị vỡ và dịch mủ tràn ra ngoài. Chúng sẽ gây hoại tử vùng da xung quanh hậu môn.
Tắc mạch trĩ rất dễ nhầm lẫn với các biến chứng khác như nứt kẽ hoặc áp xe hậu môn. Chính vì thế, các dấu hiệu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để chắc chắn có bị tắc mạch trĩ hay không bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Nguyên nhân gây tắc mạch trĩ nội
Có nhiều nguyên nhân gây tắc mạch trĩ nội. Trong đó phổ biến nhất là do người mắc bệnh trĩ nội không có giải pháp điều trị bệnh từ sớm, không thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Đặc biệt là những người lạm dụng chất kích thích. Mặc khác, những người vừa bị trĩ nội vừa bị chấn thương, áp xe hậu môn, vận động quá sức hoặc thường xuyên ngồi quá lâu một chỗ cũng rất dễ bị tắc mạch búi trĩ.
Bên cạnh đó, những phụ nữ chuẩn bị bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt bị trĩ nội giai đoạn nặng cũng rất dễ chuyển sang biến chứng tắc mạch. Bởi lúc này cơ thể đang có sự tăng sinh quá mức của một số nội tiết tố.
Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai cũng dễ bị tắc mạch búi trĩ nội. Nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân là sự phát triển của thai nhi gây sức ép lớn lên ổ bụng, tử cung, bàng quang và cả hậu môn. Điều này khiến cho búi trĩ dễ bị viêm sưng và xuất huyết nhiều hơn. Những yếu tố này có thể gây rối loạn cơ chế tự đông máu của cơ thể.
Điều trị trĩ nội tắc mạch
Đa số các trường hợp bị trĩ nội tắc mạch cần dùng đến phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh để giảm đau. Bởi nó có thể khiến cho biến chứng ngày càng tồi tệ.
Quan trọng là cần nhanh chóng đến cơ sở y tế. Điều trị càng sớm thì hiệu quả chữa khỏi hoàn toàn càng cao. Ứng với từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Bạn không cần phải quá lo lắng.
Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ nội khi chuyển sang biến chứng tắc mạch. Trong đó phổ biến hiện nay là Longo. Nó được tiến hành theo nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường bằng cách cắt và khâu mạch máu. Khi đó, lượng máu lưu thông qua đám rối tĩnh mạch giảm sẽ làm búi trĩ tự co lại. Phương pháp Longo ít gây đau đớn nhưng chi phí cao vì bộ dụng cụ phẫu thuật chỉ sử dụng một lần.
Những lưu ý quan trọng trong điều trị tắc mạch trĩ nội
- Trong vòng 48 giờ đầu tiên khi bị trĩ nội tắc mạch là thời điểm vàng để điều trị.
- Trước và trong và sau khi điều trị tắc mạch trĩ, người bệnh không được hoạt động quá sức và tránh sử dụng chất kích thích. Thay vào đó nên vận động nhẹ nhàng, (ngồi quá lâu cũng không tốt) và uống nhiều nước.
- Ngoài ra, người bệnh còn phải chú ý giữ vệ sinh hậu môn, không nên mặc đồ bó sát.
- Cuối cùng, sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học cũng là một trong những cách để phòng và cải thiện biến chứng bệnh.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!