Uống rượu xong bị tê tay có nguy hiểm không?
Tình trạng uống rượu xong bị tê tay thường gặp phải ở đối tượng nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm các bệnh lý nguy hiểm ở xương khớp và hệ thần kinh. Nếu không thăm khám và điều trị sớm, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai.
Vì sao uống rượu xong bị tê tay?
Bia rượu đều là những chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu uống nhiều bia rượu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, điều này cũng gây ra cảm giác tê tay chân. Ngoài ra tình trạng này còn xảy ra ở những người nghiện rượu mãn tính. Trong đó các nguyên nhân phổ biến thúc đẩy tình trạng tê mỏi tay sau khi uống rượu là:
Dị ứng bia rượu: Là tình trạng dị ứng lành tính, thường xảy ra ở những người bị dị ứng bia rượu sau 1 vài giờ sau khi người bệnh tiếp nhận các loại thức uống có cồn vào cơ thể. Những triệu chứng ban đầu của tình trạng này bao gồm: cơ thể nóng ran, da đỏ bừng, tình trạng mẩn ngứa ngoài da, đau đầu, nôn ói, tê bì tay chân, tim đập nhanh… Nhìn chung những cơn đau và tê tay sau khi uống rượu chỉ là thoáng qua, không gây tàn phá cấu trúc khớp.
Do thiếu vitamin: Đây được xem là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra triệu chứng tê tay sau khi uống rượu bia. Tình trạng thiết hụt vitamin B, B1, B6, B12 hoặc vitamin E sẽ dẫn đến các cơn co thắt ở khớp xương. Ngoài ra, khi dư thừa vitamin D và vitamin B6 cũng sẽ gây ra cảm giác tê tay chân.
Triệu chứng nhiễm trùng: Một số bệnh lý gây nhiễm trùng như bệnh Herpes, bệnh zona thần kinh và HIV/AIDS thường gây ra các cơn đau nhức cấp tính tại cấc vùng da tay và chân sau khi cơ thể tiếp nhận chất kích thích. Người mắc phải chứng nhiễm trùng rất nhạy cảm, nhiệt độ môi trường lạnh quá hay nóng quá cũng có thể gây cảm giác tê tay chân.
Do chấn thương: Trong trường hợp chấn thương, người bệnh có thể bị đau nhức, tê tay do các dây thần kinh tổn thương hoặc bị chèn ép. Điều này cũng xảy ra khi bạn tập luyện sai tư thế hay nâng tạ quá nặng. Đồng thời việc ngồi uống rượu nhiều tiếng đồng hồ cũng có thể gây ra tình trạng trật xương, từ đó gây ra cảm giác tê tay chân.
Do nhiễm độc tố: Khi người bệnh bị nhiễm chì, asen hoặc thủy ngân sẽ ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh, từ đó gây ra hiện tượng tê tay. Ngoài ra nếu người bệnh dị ứng với thuốc kháng sinh, thì cảm giác tê tay chân cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng.
Tắc mạch máu: Trình trạng tắc mạch máu xảy ra khi quá trình lưu thông máu của cơ thể bị tắc nghẽn. Khi các khớp tay, ngón tay không được cung cấp đủ máu sẽ xảy ra hiện tượng tê đầu ngón tay. Ngoài ra, người bệnh có thể nhận diện triệu chứng này kèm theo các biểu hiện khác như khó thở, đau ngực….
Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng uống rượu xong bị tê tay còn được kích thích bởi những yếu tố như: lười vận động, béo phì, dị ứng,… Hầu hết những nguyên nhân kể trên đề không nguy hiểm, tình trạng tê tay chỉ diễn ra tạm thời và biến mất sau đó vài giờ đồng hồ.
Uống rượu xong bị tê tay có nguy hiểm không?
Bên cạnh những nguyên nhân lành tính kể trên, tình trạng tê tay sau khi uống rượu còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh như tổn thương xương khớp, mất cân bằng nội tiết tố, bệnh tuyến giáp, đột quỵ hay tiểu đường. Những bệnh lý này đều có triệu chứng lâm sàng là tình trạng tê mỏi tay chân sau khi uống rượu bia.
Người bệnh cần nhận diện đúng bệnh, đúng nguyên nhân gây tê tay để ứng biến phù hợp. Việc chậm trễ trong điều trị có thể khiến bệnh phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Bệnh Gout
Uống bia rượu là cách nhanh nhất khiến lượng axit uric trong máu tăng cao. Điều này khiến người đã mắc bệnh gout có nguy cơ tái phát và tiền ẩn nguy cơ mang bệnh với người khỏe mạnh. Người bệnh cần nhận diện các dấu hiệu bệnh gout như: các cơn đau nhức khớp, đau đầu gối, sưng khớp, nhức mỏi tay chân, sưng và nóng đỏ tại khớp.
Gout là bệnh lý viêm khớp mãn tính thường xảy ra ở nam giới tuổi trung niên. Nguyên nhân của bệnh chủ yếu là do di truyền, do thói quen ăn uống kém khoa học. Những biến chứng của bệnh có thể khiến bệnh nhân bị biến dạng khớp, tàn phế.
Hội chứng khuỷu tay
Hiện tượng uống rượu xong bị tê tay là một dấu hiệu quả trọng để nhận diện hội chứng ống cổ tay. Hội chứng thường xảy ra khi người bện sử dụng điện thoại quá nhiều, hoặc làm việc trong tư thế không phù hợp trong thời gian dài. Việc đánh máy liên tục, không thường xuyên vận động cũng dấn đến tình trạng tê bì các ngón tay.
Hội chứng không nằm trong số bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không chữa trị, người bệnh sẽ bị đau tê khuỷu tay mãn tính khiến cho cánh tay hoạt động khó khăn hơn.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là một dạng nghiêm trọng hơn của hội chứng khuỷu tay. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh bị chấn thương cổ tay như gãy xương, bong gân hoặc trật khớp. Hội chứng thường xảy ra khi người bệnh làm việc quá sức. Nhưng nhìn chúng hội chứng ống cổ tay không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khi bị hội chứng ống cổ tay, dễ nhận thấy các cơn tê đầu ngón tay cái, tê bì tại ngón trỏ hoặc ngón giữa. Bằng một số động tác đơn giản, tập vật lý trị liệu có thể khắc phục tình trạng này.
Thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ là bệnh xương khớp mãn tính có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tứ chi. Bởi cổ là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác và hệ thần kinh vận động chi phối tay và chân. Khi đốt sống bị thoái hóa, các xương đốt sống có thể chèn ép lên một trong đố các dây thần kinh này và gây tê mỏi.
Thoái hóa đốt sống cổ có dấu hiệu chung là các cơn đau mỏi cổ vai gáy, đôi khi bệnh nhân cảm thấy chóng mặt. Tình trạng uống rượu xong bị tê tay chân có thể là biến chứng nghiêm trọng của bệnh khi hệ thần kinh liên quan bị tổn thương.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Tình trạng tê tay, tê chân nói chung là triệu chứng cơ bản khi người bệnh mắc phải các vấn ở hệ thần kinh ngoại biên. Khi hệ thống dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương sẽ gây rối loạn quá trình trao đổi thông tin giữa não đến các vùng cơ, da, nội tạng.
Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh do những cơn đau âm ỉ kéo dài. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như đau hoặc tê bì tay chân…
Nhìn chung những bệnh lý gây tê tay sau khi uống rượu bia chủ yếu do những tổn thương ở xương khớp và hệ thần kinh. Để bệnh không phát triển nghiêm trọng, khi nghi ngờ các nguy cơ kể trên thì người bệnh nên đến viện kịp thời để thực hiện các xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh được được hỗ trợ khắc phục kịp thời.
Cách xử lý khi uống rượu xong bị tê tay
Đối với những trường hợp tê tay đơn giản do nguyên nhân cơ học, do sinh lý thì người bệnh chỉ cần kiêng bia rượu và thay đổi các thói quen. Đối với những nguyên nhân do bệnh xương khớp, tùy thuộc vào từng bệnh mà bác sĩ sẽ có cách điều trị cho bệnh nhân phù hợp. Cụ thể là:
Trường hợp người bệnh dị ứng với bia rượu
Đầu tiên người bệnh cần dừng uống rượu bia để kiểm soát triệu chứng dị ứng không tiến triển thêm trầm trọng. Một số cách đối phó với dị ứng đơn giản là:
- Sử dụng thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng nhanh, được sử dụng dưới dạng thuốc kê đơn của bác sĩ. Các triệu chứng có dấu hiệu cải thiện sau vài giờ dùng thuốc, tuy nhiên không lạm dụng điều trị lâu dài.
- Dùng trà thảo dược: Trà thảo dược có tác dụng đào thải độc tố và loại bỏ các yếu tố dị ứng hiệu quả. Các loại trà người bệnh nên dùng là: trà hoa cúc, trà atiso, hoặc trà diếp cá, nước rau má mang lại hiệu quả nhanh chóng khi bị dị ứng bia rượu.
Đối phó với bệnh gout và bệnh xương khớp
Tùy thuộc vào đặc tính của bệnh xương khớp mà bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau vì các thành thuốc có thể phản ứng tiêu cực với bia rượu.
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuôc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc hạ axit uric máu để làm giảm tình trạng tê và đau nhức sau khi sử dụng bia rượu gây ra. Đồng thời người bệnh cần kiêng tuyệt đối bia rượu và các thực phẩm chứa lượng đạm lớn như nội tạng động vật, măng, các loại thịt có màu đỏ, măng…
Khi gặp tình trạng uống rượu xong bị tê tay chân, người bệnh không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Cần cảnh giác khi có các triệu chứng nghiêm trọng như đau nhức cục bộ, sưng khớp, nôn ói, ngứa ngáy dữ dội… Lúc này thăm khám và điều trị sớm giúp giảm thiểu được những nguy cơ xấu xảy ra.
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!