Vi khuẩn HP có lây không? Cách thoát khỏi viêm dạ dày HP bằng bài thuốc từ thảo dược
Vi khuẩn HP có sức sống mãnh liệt và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho dạ dày. Thực chất, đây là loại khuẩn gì, có dễ lây không mà hơn 80% người Việt đã và đang có nguy cơ phải chịu đựng những khó chịu như: buồn nôn, bỏng rát thượng vị…? Bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời cũng như đưa ra giải pháp đẩy lùi viêm dạ dày do HP gây ra, phòng biến chứng ung thư hiệu quả.

Vi khuẩn HP là gì? Triệu chứng nhận biết bị nhiễm khuẩn
Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn gram âm sống trong dạ dày. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, loại khuẩn này tiết ra một loại enzyme là Urease làm trung hòa acid dạ dày. Từ đó, chúng có thể duy trì sự sống trong dạ dày.
Đây là 1 trong số ít những loại khuẩn có thể sống được trong môi trường acid đậm đặc. Vậy liệu vi khuẩn HP sống được bao lâu trong dạ dày?
Lý giải từ chuyên gia như sau: HP có cấu tạo khá đặc biệt. Chúng có thể sống lâu dài và gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.
Dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc các bệnh lý về dạ dày do khuẩn HP:
- Thường xuyên cảm thấy đau, bỏng rát vùng thượng vị
- Buồn nôn, nôn vào sáng sớm
- Chán ăn, đầy bụng
- Ợ hơi, ợ chua
- Sút cân không rõ nguyên nhân
Một số triệu chứng cảnh báo nhiễm khuẩn nặng:

Đồng thời, loại vi khuẩn này có khả năng lây lan đến chóng mặt người bệnh nên chú ý. Với những nước đang phát triển và có môi trường vệ sinh kém như Việt Nam thì tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP lên đến 70 – 80%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, 1 trong những lý do chính là bởi khả năng lây lan của khuẩn HP.
Vi khuẩn HP có lây không? Lây qua đường nào?
Bác sĩ Tuyết Lan cho biết: HP có khả năng lây lan rất mạnh. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với người bệnh viêm dạ dày dương tính HP, thì khả năng lây nhiễm là rất cao. Ngoài ra, chúng cũng lây lan qua những hoạt động thường ngày. Dưới đây là 3 con đường lây lan phổ biến của loại vi khuẩn này.
1/ Đường miệng – miệng
Nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi: “Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống, nước bọt không?”. Bằng nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn về bệnh đường tiêu hóa, bác sĩ Tuyết Lan chia sẻ:
HP không chỉ sống trong niêm mạc dạ dày mà còn tồn tại trong mảng bám răng, dịch tiết tiêu hóa và nước bọt của con người. Vì vậy, nếu thường xuyên có thói quen ăn chung thức ăn, dùng chung bát đũa, đồ vệ sinh răng miệng, bạn có thể nhiễm khuẩn bất cứ lúc nào.

2/ Đường phân – miệng
Vi khuẩn HP thường được đào thải ra khỏi cơ thể con người bằng đường phân. Vì vậy, bạn đọc nên vệ sinh cá nhân hằng ngày. Đồng thời, hạn chế dùng thực phẩm tươi sống để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Sau khi đi vệ sinh xong phải rửa tay và hạn chế đưa tay lên miệng. Thói quen cắn móng tay cũng rất dễ khiến bạn bị lây nhiễm HP.
3/ Vi khuẩn HP có lây qua hơi thở không?
Chuyên gia giải thích:
“Nhiều bạn vẫn bị nhầm lẫn về con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP. Loại khuẩn này không lây lan qua hơi thở. Trong trường hợp hy hữu, bạn có thể nhiễm khuẩn khi sử dụng các thiết bị nội soi tai mũi họng, máy xông họng – mũi chưa được tiệt trùng”.
Tuy nhiên bạn đọc không nên “lơ là” với vi khuẩn HP. Bởi lẽ, tỷ lệ mắc bệnh lý dạ dày của người nhiễm HP cao gấp nhiều lần người bình thường.
Vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Có loại bỏ hết được không?
Nếu không kịp thời phát hiện và tiêu diệt, HP có thể gây ra những biến chứng khó lường, ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý về dạ dày. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, người nhiễm HP có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ người bị dạ dày do khuẩn HP như sau:
- 90% người bị viêm dạ dày tìm thấy HP trong dịch vị
- 75 – 85% người bị viêm loét dạ dày – tá tràng bị nhiễm khuẩn
- 80 – 95% các ca thủng dạ dày do viêm loét có sự hiện diện của khuẩn HP
Với những biến chứng nguy hiểm kể trên, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để nhanh chóng phát hiện khuẩn HP.
Trả lời cho câu hỏi Vi khuẩn HP có hết được không, bác sĩ cho biết: “HP có khả năng sống dai dẳng trong dạ dày con người. Tuy nhiên, nếu có tác động của thuốc đặc trị cộng thêm việc thay đổi thói quen sinh hoạt thì vẫn có thể tiêu diệt dứt điểm loại vi khuẩn này.”
Tiêu diệt vi khuẩn HP mất bao lâu? Cách chẩn đoán, xét nghiệm
Khi có những biểu hiện nghi ngờ là nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để xét nghiệm chính xác mình có đang mắc bệnh hay không. Trước hết, khi có những biểu hiện nghi ngờ là nhiễm HP, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để xét nghiệm chính xác mình có đang mắc bệnh hay không.
Hiện nay, công nghệ y học ngày càng phát triển. Vì vậy, con người dễ dàng có thể phát hiện HP ở dạ dày. Bạn đọc có thể tham khảo 2 cách xét nghiệm vi khuẩn HP dưới đây:
- Phương pháp xâm lấn: Để phát hiện vi khuẩn HP, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày và lấy mẫu mô sinh thiết. Từ đó, bác sĩ sẽ tiến hành test urease nhanh để tìm vi khuẩn.
- Phương pháp không xâm lấn: Người bệnh tiến hành test hơi thở, thử máu, phân tích mẫu phân để kiểm tra vi khuẩn.

Sau khi xét nghiệm phát hiện HP bạn đọc nên nhanh chóng tìm phác đồ hỗ trợ điều trị hiệu quả. Thông thường thời gian tiêu diệt vi khuẩn HP phụ thuộc vào mức độ bệnh và thể chất của mỗi người.
Cách loại bỏ vi khuẩn HP, viêm dạ dày HP hiệu quả
Có 1 số phương pháp tiêu diệt vi khuẩn, đẩy lùi viêm dạ dày HP như sau:
1/ Hỗ trợ điều trị bằng thực phẩm – Bị nhiễm HP không nên ăn gì?
Thực đơn ăn uống khoa học là phương pháp hỗ trợ ức chế vi khuẩn HP hiệu quả. Nhưng ăn uống như thế nào thì hợp lý? Người bệnh không cần lo lắng, sau đây là top những thực phẩm nên và không nên dùng cho người nhiễm khuẩn HP.

Tuy nhiên, tiêu diệt vi khuẩn HP bằng thực phẩm chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, kết hợp liệu trình thuốc để có thể đẩy lùi dứt điểm bệnh.
2/ Thuốc trị vi khuẩn HP phổ biến
Một số loại thuốc tiêu diệt khuẩn HP thường được bác sĩ chỉ định có thể nhắc đến như:
- Thuốc kháng sinh Amoxicillin: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau hiệu quả
- Thuốc kháng sinh Clarithromycin: ức chế sự phát triển của vi khuẩn
- Thuốc Bismuth subcitrate: đặc trị bệnh lý viêm đau dạ dày có nhiễm HP

Thuốc tân dược là phương pháp được đa số người bệnh lựa chọn. Bởi lẽ, thuốc có tác dụng nhanh chóng, giảm ngay cơn đau dạ dày ngay từ những liều thuốc đầu tiên.
Mặt khác, nhiều chuyên gia khuyến cáo, thuốc Tây chỉ giải quyết được các triệu chứng bên ngoài chứ không tác động sâu vào căn nguyên cốt lõi. Đồng thời, sử dụng thường xuyên thuốc tân dược gây ảnh hưởng đến gan và thận. Hoặc bạn đọc có thể gặp tác dụng phụ của thuốc như: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt…
3/ Một số cách khống chế vi khuẩn HP tại nhà
Nghệ được nhắc đến như một thần dược dân gian để hỗ trợ chữa bệnh lý đau dạ dày. Đúng vậy, trong nghệ chứa dược chất curcumin tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, nghệ còn chứa nhiều hoạt chất tiêu diệt vi khuẩn HP. Người bệnh có thể sử dụng kết hợp nghệ và mật ong, sữa chua, chuối xanh… để nâng cao hiệu quả.

Ngoài ra bạn đọc cũng có thể tham khảo cách tiêu diệt vi khuẩn HP bằng lá mơ lông. Loại lá này có chứa thành phần protein, vitamin C, tinh dầu, carotene và các hợp chất khác có tác dụng làm giảm sưng niêm mạc dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP.
Bạn đọc nên sử dụng máy ép chậm để lấy nước cốt của lá mơ lông. Sau đó sử dụng thường xuyên 2 lần/ 1 ngày.
Như vậy, chúng ta vừa đi hết hành trình tìm hiểu thông tin về vi khuẩn HP. Mỗi phương pháp diệt HP điều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, người bệnh nên so sánh kỹ lưỡng để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Ngoài ra, kể cả khi đã hết bệnh, bạn đọc cũng nên thiết lập chế độ ăn hợp lý để phòng chống bệnh tái lại hiệu quả.
ArrayNgày Cập nhật 04/06/2024