Viêm cổ tử cung khi mang thai: Làm sao phát hiện và điều trị hiệu quả?

Viêm cổ tử cung khi mang thai là tình trạng phổ biến, dễ gặp nhất ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nhưng làm sao để sớm nhận biết bệnh, để từ đó có cách điều trị hiệu quả nhất? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời nhé.

Viêm cổ tử cung khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung, bao gồm cả nguyên nhân xuất phát từ bên trong và ngoài cơ thể.

  • Nội nhân: do sản phụ bị mất cân bằng nội tiết tố khiến độ pH trong môi trường âm đạo thay đổi. Đồng thời, một số mẹ bầu lạm dụng loại dung dịch vệ sinh có tính kiềm mạnh khiến vùng kín khô rát, tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi, phát triển.
  • Ngoại nhân: người mẹ quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không đúng cách, có tiền sử mắc bệnh viêm phụ khoa nhưng chưa điều trị triệt để. Ngoài ra việc mẹ bầu mặc đồ lót ẩm ướt, từng phá thai, sảy thai, sinh non cũng tạo điều kiện để vi khuẩn gây viêm cổ tử cung.

Dấu hiệu viêm cổ tử cung khi mang thai

Viêm cổ tử cung khi mang bầu là bệnh lý thường gặp trong thời kỳ thai sản. Thời điểm dễ mắc bệnh nhất là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Với những người bị viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu sẽ có các triệu chứng: xuất huyết âm đạo bất thường, ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều bất thường, huyết trắng có màu xanh, màu vàng hoặc nâu, tiểu khó, tiểu rắt,…

Bên cạnh những triệu chứng kể trên thì viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng cuối còn xuất hiện tình trạng: huyết trắng có mùi hôi, dịch âm đạo tiết nhiều khiến vùng kín luôn ẩm ướt, đau khi quan hệ tình dục hoặc tiểu tiện, sưng đỏ niêm mạc âm đạo, đau buốt khi ấn vào niệu đạo.

Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Trên nhiều diễn đàn về bệnh phụ khoa, người bệnh thường thắc mắc viêm cổ tử cung có nguy hiểm không? có ảnh hưởng thai nhi không. Đối với vấn đề này thì câu trả lời là có. Bệnh lý này khiến sản phụ mệt mỏi, lo lắng dẫn đến tắc cổ tử cung, nhiễm trùng màng ối, sảy thai, sinh non, trẻ bị nhẹ cân, vi khuẩn có thể lây lan và nhiễm vào thai nhi

Đồng thời bệnh lý còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, khiến bé khi sinh ra bị suy dinh dưỡng, trí tuệ và thể chất kém phát triển, mắc bệnh lý như viêm phổi, viêm kết mạc, sung huyết mắt, viêm niêm mạc miệng,… Nếu sinh con là nữ, bé có thể bị nhiễm khuẩn từ mẹ và mắc bệnh viêm phụ khoa bẩm sinh.

Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai như thế nào?

Viêm cổ tử cung khi mang thai gồm hai loại cấp tính và mãn tính, với mỗi trường hợp sẽ có một hướng điều trị phù hợp.

Viêm cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì?

Nếu mới mắc viêm cổ tử cung sản phụ có thể đẩy lùi triệu chứng bằng cách xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Theo đó, bệnh nhân nên ăn nhiều sữa chua, rau xanh, trái cây tươi,… và hạn chế chất béo, đồ ngọt, đồ uống chứa chất kích thích,…

Ngoài ra cần luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng. Phái nữ có thể tập các bài tập như đi bộ, yoga, đạp xe, aerobic,…

Chữa viêm cổ tử cung tại nhà

Áp dụng mẹo dân gian để điều trị viêm cổ tử cung tại nhà

Nếu bị bệnh nhẹ sản phụ có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà bằng lá trầu không, lá ổi, lá bàng, lá lốt,…Với cách này, người bệnh rửa sạch lá để loại bỏ bụi bẩn, đun với nước đến khi sôi thì vặn nhỏ, hầm trong 10 phút rồi tiến hành xông vùng kín.

Lưu ý: Không thụt rửa âm đạo quá sâu, không xông hơi trong thời gian dài và không ngâm cả vùng kín vào chậu nước. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng đẩy lùi triệu chứng nên không thể trị bệnh dứt điểm. Muốn khỏi bệnh, sản phụ cần dùng các nhóm thuốc đặc trị phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đặt thuốc viêm cổ tử cung khi mang thai

Khi bị viêm cổ tử cung trong thời kỳ thai sản, mẹ bầu có thể được chỉ định dùng viên đặt hoặc thuốc bôi ngoài da có tác dụng tại chỗ. Để gia tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể phối hợp với thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng sinh có tác dụng tại chỗ bao gồm Nystatin, Polygmyxin B, Neomycin. Ngoài ra sản phụ có thể tham khảo một số viên đặt phù hợp với cơ địa là: canesten, polygynax,…

Lưu ý: Nhóm thuốc này tuy có tác dụng tại chỗ nhưng thành phần của thuốc vẫn có thể theo đường máu của mẹ và nhiễm vào thai nhi. Ngoài ra cũng chưa có nghiên cứu nào khẳng định viên đặt phụ khoa an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Vì vậy trong quá trình điều trị, thai phụ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, nếu gặp tác dụng phụ cần ngừng thuốc và tái khám kịp thời.

Thông qua những nội dung trong bài, hy vọng người bệnh đã trả lời được câu hỏi viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không? Đồng thời nhận biết nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh để quá trình điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả.

Ngày Cập nhật 30/05/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *