Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị cho bà bầu

Viêm da cơ địa khi mang thai khiến thai phụ mất ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể và có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, thai phụ cần tìm hiểu một số thông tin về bệnh để có cách xử lý an toàn, hiệu quả và tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Viêm da cơ địa khi mang thai
Viêm da cơ địa khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa khi mang thai

Mang thai là một thời gian tương đối nhạy cảm và dễ gây tổn thương đối với phụ nữ. Lúc này, các bệnh lý ngoài da bao gồm viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa rất dễ khởi phát và gây ảnh hưởng đến thai phụ.

Nếu một người phụ nữ từng bị viêm da cơ địa trước khi mang thai thì khả năng tái phát trong thai kỳ thường rất cao. Bởi vì thai kỳ là thời gian nhạy cảm, nội tiết tố thay đổi và hệ thống miễn dịch suy yếu có thể tạo điều kiện phát triển viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không
Khi mang thai hệ thống miễn dịch suy yếu khiến thai phụ dễ bị viêm da cơ địa

Ngoài nguyên nhân bên trong cơ thể, một số yếu tố có thể kích thích viêm da cơ địa bùng phát ở phụ nữ có thai bao gồm:

  • Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực công việc kéo dài
  • Thời tiết thay đổi đột ngột
  • Tiếp xúc với các yếu tố kích thích viêm da cơ địa
  • Sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Sử dụng mỹ phẩm, chất tẩy rửa, hóa chất dễ kích ứng hoặc không rõ nguồn gốc
  • Sử dụng một số loại thuốc điều trị
  • Có các vấn đề sức khỏe hoặc các bệnh lý khác trong thai kỳ

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa khi mang thai

Viêm da cơ địa khi mang thai cũng có các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết tương tự như các đối tượng bệnh khác. Một số triệu chứng phổ biến như:

  • Thay đổi sắc tố da, đỏ da, da khô, bong tróc.
  • Nổi các mụn nước li ti, hoặc hồng ban có hình dáng và kích thước khác nhau ở vùng ngực, khuỷu tay, má, mặt,…
  • Da phù nề, sưng đỏ, có dấu hiệu tổn thương bề mặt da, gây chảy dịch. Sau một thời gian da có xu hướng lành lại, tạo nên một lớp dày sừng và thâm.
  • Ngứa da từ âm ỉ đến nghiêm trọng. Đôi khi có thể kèm sưng viêm gây đau rát.

Hầu hết các trường hợp, triệu chứng viêm da cơ địa ở phụ nữ có thai thường kéo dài trong vài tuần hoặc hơn. Tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh và cơ địa của người mẹ mà các triệu chứng có thể không giống nhau. Một số trường hợp, thai phụ có thể gặp các triệu chứng không được đề cập trong bài. Do đó, trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Viêm da cơ địa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Có khoảng 70% các trường hợp viêm da cơ địa có thể di truyền sang thai nhi. Bên cạnh đó, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể đi kèm một số bệnh lý liên quan khác như viêm tai giữa, hen suyễn, tiêu chảy,…

dấu hiệu Viêm da cơ địa khi mang thai
Viêm da cơ địa có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi

Ngoài ra, tình trạng viêm da cơ địa ở người mẹ cũng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hấp thụ các dưỡng chất từ cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, viêm da cơ địa là bệnh lành tính, hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng như lưu thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh,…

Viêm da cơ địa không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể khiến thai phụ mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bé kém phát triển, nhẹ cân, ốm yếu và dễ bệnh sau khi ra đời.

Do đó, nếu phát hiện các triệu chứng viêm da cơ địa khi mang thai, thai phụ nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Biện pháp điều trị viêm da cơ địa khi mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng tương đối nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Do đó việc điều trị chủ yếu là tìm ra các nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị hợp lý. Một số biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc là lựa chọn đầu tiên và ưu tiên đối với phụ nữ mang thai. Một số biện pháp phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng khô da và ngứa ngáy. Một số loại kem phổ biến như Vaseline, A-derma, Eucerin,… có thể làm dịu da, giảm sưng và an toàn cho phụ nữ mang thai.
  • Chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm sưng, viêm và ngứa da một cách tự nhiên. Phụ nữ mang thai bị viêm da cơ địa có thể chườm lạnh trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng ngứa da vào ban đêm và ngủ ngon hơn.
  • Tắm bằng các loại lá thảo dược như lá trà xanh, lá trầu không để giảm ngứa, hồi phục làn da và cải thiện các triệu chứng bệnh.
  • Quang trị liệu bằng tia UVA và UVB có thể cải thiện tình trạng tổn thương trên da, hỗ trợ giảm ngứa và chống viêm. Đây là phương pháp tương đối an toàn và có thể áp dụng điều trị viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai.
cách điều trị Viêm da cơ địa khi mang thai
Trong hầu hết các trường hợp, viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai được điều trị không dùng thuốc

2. Điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Trong trường hợp các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc phát triển trên diện rộng, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc điều trị. Một số loại thuốc phổ biến như:

  • Kem Steroid thoa ngoài da để cải thiện tình trạng viêm, ngứa da.
  • Thuốc thoa ngoài da có chứa kẽm Oxide có tác dụng sát trùng, bảo vệ và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc được cho là an toàn với phụ nữ có thai có hiệu quả cao trong giai đoạn đầu của bệnh.
  • Thuốc kháng Histamine H1, Steroid đường uống và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch để cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa.
  • Thuốc được sử dụng cho phụ nữ có thai cần nhận được sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ sản khoa. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc không không nhận được chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Lưu ý: Thuốc bôi da có chứa Corticoid và Acid Salicylic không được chỉ định cho phụ nữ có thai. Bởi vì các loại thuốc này có thể mang lại một số rủi ro và tác dụng phụ nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Do đó để hạn chế các rủi ro không mong muốn, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Một số lưu ý khi bị viêm da cơ địa khi mang thai

Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy bên cạnh các biện pháp điều trị viêm da cơ địa an toàn cho bà bầu, người bệnh nên lưu ý một số biện pháp chăm sóc để cải thiện triệu chứng bệnh.

phòng ngừa Viêm da cơ địa khi mang thai
Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Một số lưu ý khi điều trị viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai bao gồm:

  • Giữ độ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không mùi, không chứa chất gây kích ứng. Nếu có thể hãy chọn các loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Uống nhiều nước để cấp ẩm và bảo vệ da khỏi các tổn thương.
  • Tắm nước ấm thay vì nước nóng để tránh da bị khô, tổn thương và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Không sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa, sữa tắm, dầu gội chứa chất kích thích. Điều này có thể khiến da bị tổn thương và khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, tránh ma sát gây kích ứng da.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, thêm nhiều rau củ, quả, trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần tránh các loại thức ăn dễ gây viêm và kích ứng như thịt đỏ, thức ăn đóng hộp, hải sản, động vật có vỏ,…
  • Sau 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ có thể luyện tập một số môn thể thao nhẹ nhàng để tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress và cần giảm khối lượng công việc để tránh ảnh hưởng đến mẹ và cả thai nhi.

Bệnh viêm da cơ địa khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh hãy đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *