Viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả an toàn

Viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt,… là các vị trí thường xuất hiện của bệnh. Để điều trị hiệu quả, người bệnh nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cơ chế bệnh. Nắm được những thông tin cần thiết, chữa bệnh sẽ hiệu quả hơn, tránh bệnh tái phát nhiều lần. 

Triệu chứng viêm da cơ địa và những vị trí thường gặp

Tỷ lệ người mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam chiếm gần 20% dân số. Bệnh gây ra các bất tiện trong sinh hoạt cũng như sức khỏe người bệnh. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở các vùng da quanh mắt, mặt, tay chân kèm cảm giác ngứa ngáy điên đảo. 

Viêm da cơ địa ở tay

Các vết mẩn đỏ, nổi sần, tróc da khi xuất hiện ở da vùng tay như mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay… được gọi là viêm da cơ địa ở tay. Đây là vùng da dễ mắc bệnh nhất do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như các chất tẩy rửa, xà phòng có tính kiềm cao, nhựa cây, lông động vật… 

Viêm da cơ địa ở tay
Viêm da cơ địa ở tay

Triệu chứng của bệnh có thể khác nhau theo từng giai đoạn: 

Giai đoạn cấp: Giai đoạn này các nốt ban đỏ xuất hiện trên da thường có hình tròn, ranh giới giữa các vết không rõ ràng. Triệu chứng đi kèm mụn nước li ti thành từng đám nhỏ, da sần nhưng không có vẩy. Dấu hiệu nếu không được điều trị sẽ kéo dài, tổn thương da gây tiết dịch, ngứa âm ỉ. Nếu gãy mạnh có thể gây trầy da, bội nhiễm vi khuẩn.

Giai đoạn bán cấp: Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ cấp tính của bệnh. Một số trường hợp bệnh có thể chuyển thẳng sang giai đoạn mãn tính và bỏ qua bán cấp. Bệnh ở giai đoạn này vẫn duy trì các dấu hiệu ngứa rát đặc trưng, kèm đau nhức. Da không phù nề, không bị tiết dịch, nhưng dày hơn và xuất hiện vết nứt trên bề mặt.

Mãn tính: Giai đoạn này còn được gọi là tình trạng lichen hóa trên da. Da dày hơn, khô và khó chịu hơn. Xuất hiện các khu vực da sẫm màu cùng các vết nứt kéo dài. Có dấu hiệu bong tróc. Tình trạng bệnh kéo dài xuyên suốt, phát bệnh theo từng đợt, ngứa ngáy âm ỉ.

Viêm da cơ địa ở mặt

Viêm da cơ địa ở mặt không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ khuôn mặt gây tâm lý tự ti ngại giao tiếp. Triệu chứng của bệnh được chia thành 2 giai đoạn: 

Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này các triệu chứng bệnh chưa rõ ràng. Da thường xuất hiện với các mảng khô. Hai bên má, sau tai, cằm, trán, mắt thường ửng hồng, có thể chuyển sang đỏ tấy 

Giai đoạn bùng phát bệnh: Bệnh bùng phát với các cơn ngứa dữ dội. Da mặt sưng phồng có các mụn nước trên bề mặt, chảy dịch mủ.

Viêm da cơ địa ở mặt nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:

  • Các tổn thương do viêm da ở vùng mắt có thể lan rộng, vi khuẩn xâm nhập gây viêm kết mạc, viêm mí mắt.  
  • Thói quen gãi mạnh khi ngứa của nhiều người có thể khiến bệnh biến chứng thành viêm da thần kinh. các vết trầy sâu hơn, sậm màu hơn. Sẹo có thể để lại vĩnh viễn trên da gây mất thẩm mỹ.
  • Nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn cũng có thể xảy ra khi người bệnh không vệ sinh đúng cách. 
Bệnh viêm da cơ địa ở mặt
Bệnh viêm da cơ địa ở mặt

Viêm da cơ địa ở chân

Một số dấu hiệu giúp người bệnh xác định viêm da cơ địa ở chân: 

  • Lòng bàn chân hoặc ngón chân có mụn nước theo đám. Xung quanh mụn nước ngứa ngáy kèm nóng ran.
  • Da chân khô, bong tróc, đỏ mẩn.
  • Mụn nước sau khi vỡ gây sưng, viêm.

Các dấu hiệu này kéo dài từ  trong vài ngày đến 3 tuần. Sau đó da có thể trở nên khô, căng và nứt ra. Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp, da có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng da sẽ gây đau đớn, rò rỉ dịch mủ và khiến vùng da bệnh bị sưng tấy. Lúc này người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám và có liệu pháp điều trị thích hợp.

 

Viêm da cơ địa ở chân
Viêm da cơ địa ở chân

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm da cơ địa gây ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt  do người bệnh tiếp xúc với các hóa chất gây dị ứng như:

  • Mỹ phẩm
  • Xà phòng có tính kiềm cao
  • Hóa chất tẩy rửa độc hại 
  • Bụi bẩn từ không khí, lông động vật

Bên cạnh đó hệ thống miễn dịch kém cũng là nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn gây ra bệnh. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng yếu tố di truyền góp phần dẫn đến bệnh. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh khi có cha mẹ cũng mắc bệnh lên đến 80%. 

Theo quan niệm Đông y, nguyên nhân bệnh có thể kể đến do chức năng gan thận yếu, độc tố không được đào thải, khí huyết không lưu thông. Để chữa bệnh hiệu quả dứt điểm, nên xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh của từng người từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Cách chữa viêm da cơ địa ở tay, mặt, chân

Bệnh viêm da cơ địa không được xếp vào nhóm bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Tuy vậy bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời tránh các biến chứng không đáng có. Một số phương pháp chữa bệnh phổ biến hiện nay được kể đến như:

Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng dân gian

Một số loại lá cây, thảo dược gần gũi với cuộc sống chúng ta có tác dụng điều trị bệnh. Những loại thảo dược này dễ tìm và có giá thành rẻ nên được người bệnh lựa chọn để tự điều trị bệnh tại nhà. Có thể kể tên tới một số loại như:  

  • Lá trầu không: Rửa sạch vò nát lá. Chà sát lên vùng da đã được vệ sinh sạch.Vệ sinh da thật sạch rồi chà xát nhẹ lá trầu không đã vò nát lên da. Cách này giúp các tinh chất thấm vào da và phát huy công dụng điều trị. Mỗi ngày áp dụng từ 2-3 lần.
  • Lá lốt: Lấy 1 nắm lá lốt tươi rửa thật sạch, giã nát hoặc bỏ vào máy xay nát cùng 1 chút muối. Vệ sinh da thật sạch rồi bôi hỗn hợp đã chuẩn bị lên da khoảng 20 phút. Mỗi ngày áp dụng 1-2 lần.
  • Sài đất:  lấy cây sài đất rửa thật sạch, vò nát rồi bôi lên vùng da bị viêm da cơ địa mỗi ngày. 
  • Cây vòi voi: Có thể dùng phần thân và lá rửa sạch, bỏ các phần dập, héo, bỏ rễ. Cắt thành từng đoạn nhỏ sau đó bạn giã dập. Đắp lên vùng bị viêm da cơ địa sau đó để khoảng 30 phút. Rửa sạch vùng da đã đắp với nước ấm để làm sạch 
  • Lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi và 1 ít muối, rửa thật sạch rồi vò nát để tinh chất của lá thoát ra ngoài. Bỏ vào nồi nước đun sôi lên cùng 1 chút muối cho tinh chất của lá tan ra trong nước. Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị viêm da cơ địa. Tận dụng phần lá để chà xát lên vùng da bị tổn thương.

Các loại lá này có thể sử dụng để đun nước ngâm rửa vùng da bị bệnh. Một số loại có thể sắc uống như trà xanh, sài đất… Tuy nhiên, việc điều chế các thảo dược này cần hết sức cẩn thận, đảm bảo vệ sinh. Tốt hơn hết người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi áp dụng phương pháp này.

Thuốc tân dược chữa viêm da cơ địa 

Điều trị viêm da cơ địa tập trung vào cơ chế chống khô da, dịu da, chống nhiễm trùng, chống viêm:

  • Làm ẩm da: Hạn chế các yếu tố làm khô da, các loại thuốc bôi dạng kem, dung dịch, cấp ẩm cho da, đặc biệt lưu ý giữ ẩm vào mùa khô hanh. Tắm hàng ngày bằng nước ấm, sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm có ít chất kiềm. 
  • Chống viêm, nhiễm trùng: Thuốc Corticoid được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa. Điều trị viêm da cơ địa cho trẻ em cần sử dụng loại tính yếu như hydrocortison 1-2,5%, có thể sử dụng kháng sinh dạng thuốc mỡ, chống khuẩn.  Với các vết thương hở, người bệnh cần sát trùng, băng gạc cẩn thận tránh bội nhiễm.

Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc bừa bãi, việc lựa chọn thuốc không phù hợp dẫn đến bệnh liên tục tái phát, nhờn thuốc hoặc gặp tác dụng phụ. Do đó người bệnh nên tìm đến cơ sở khám chữa uy tín và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. 

Điều trị bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây viêm da cơ địa là do phong hàn hoặc phong nhiệt uất tích dưới da khiến bất cứ tác nhân gây bệnh nào khi xâm nhập dễ dàng phát tác. Cụ thể gồm các tác nhân sau:

  • Cơ thể suy nhược
  • Khí huyết không thông
  • Khí hư sinh phong
  • Ngoại tà xâm nhập
  • Gan thận suy yếu

Tất cả những yếu tố này gây ra cơ chế yếu sinh phong sinh táo.

Việc điều trị chú trọng chữa bệnh tận gốc rễ, cải thiện cơ địa dị ứng, tăng chức năng đào thải của gan thận. Đồng thời điều trị vùng da bị viêm bên ngoài bằng cách bôi, vệ sinh sát khuẩn… Từ đó bệnh được chữa dứt điểm, tránh tái phát.

Viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt kiêng gì?

Chế độ sinh hoạt, ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả điều trị bệnh. Hệ miễn dịch khi mắc bệnh đặc biệt nhảy cảm hơn. Người bệnh nên cân bằng chế độ ăn uống, tránh một số thực phẩm có hại như: 

  • Hải sản: Tôm, cua, ốc, ngao, mực
  • Thực phẩm nhiều đạm, các loại thịt đỏ: thịt bò, cừu
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Rượu bia, chất kích thích.

Bổ sung thêm vitamin A, B, E, omega3, chất xơ cũng là cách giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tiêu hóa, giảm các triệu chứng viêm ngứa do bệnh gây ra.

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý cũng rất quan trọng với người bệnh. Các tác nhân gây bệnh trong môi trường có thể dễ xâm nhập nếu người bệnh phạm một số sai lầm sau:

  • Vệ sinh cơ thể sai cách: để da nhiễm bẩn hoặc dùng các loại xà phòng có tính kiềm mạnh
  • Gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị viêm ngứa. 
  • Lạm dụng mỹ phẩm, đồ trang điểm 
  • Để da tiếp xúc trực tiếp với ảnh nắng mặt trời, các tia có hại như UVA, UVB
  • Mặc quần áo quá chật gây bí bách da

Trên đây là những lưu ý về bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt. Điều quan trọng nhất người bệnh nên nắm rõ thể trạng bệnh của bản thân từ đó có lựa chọn cách chữa và chăm sóc cơ thể tốt nhất. 

Array

Ngày Cập nhật 05/06/2024