Viêm da cơ địa ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả, lành tính

Viêm da cơ địa bệnh lý phổ biến ở trẻ em, thậm chí ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng xấu tới làn da non nớt và sự phát triển của trẻ. Vậy viêm da cơ địa là gì? Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn chính xác về bệnh từ đó lựa chọn được hướng điều trị phù hợp cho trẻ.

Viêm da cơ địa trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện khá sớm, phổ biến ở trẻ trong giai đoạn từ 3 tháng sau sinh và kéo dài đến khoảng 5 tuổi sau đó tự hết. Nhiều trường hợp viêm da cơ địa tái đi tái lại đến lúc trưởng thành.

Viêm da cơ địa ở trẻ thường biểu hiện với các vùng da khô, mẩn đỏ, xuất hiện mụn nước, ngứa ngáy. Khi lớp bảo vệ bên ngoài da trẻ bị tổn thương, các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập gây ra các triệu chứng của viêm da cơ địa. Lớp hàng rào bảo vệ da đóng vai trò rất quan trọng: ngăn nước trong da không bốc hơi, giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khi bị tổn thương lớp bảo vệ này, da bị mất nước, dẫn đến khô và xuất hiện những nốt đỏ. 

Viêm da cơ địa xuất hiện khá phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê có đến 60% trẻ bị viêm da cơ địa trong năm đầu, 30% phát bệnh trong giai đoạn 5 năm đầu, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ lớn chỉ 10%. Thông thường bệnh có thể biến mất khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành. Tuy vậy có một số trường hợp, bệnh kéo dài cho tới tận lúc lớn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Viêm da cơ địa có lây không? 

Đưa đến cho người đọc thông tin y học chuẩn xác về vấn đề này, bác sĩ Lệ Quyên – Trưởng khoa da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết: 

“Viêm da cơ địa không phải là bệnh truyền nhiễm. Bệnh không liên quan đến các yếu tố lây nhiễm như vi khuẩn, virus, nên cha mẹ không cần quá lo lắng về việc lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ. Tuy nhiên bệnh cần được phát hiện và điều trị đúng cách. Điều trị càng sớm, khả năng khỏi bệnh ở trẻ càng cao”.

Viêm da cơ địa ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng xấu:

  • Các nốt mẩn đỏ, mụn cóc vỡ có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn.
  • Tổn thương ngoài da có thể để lại sẹo vĩnh viễn ảnh hưởng thẩm mỹ sau này 
  • Bệnh còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng
  • Viêm da cơ địa mức nặng có thể tác động lên các dây thần kinh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Điều trị không đúng cách, bệnh tái đi tái lại, dai dẳng tới tận khi trưởng thành, đi kèm các biến chứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… 

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em, trẻ sơ sinh 

Nắm rõ triệu chứng bệnh viêm da cơ địa sẽ giúp bậc cha mẹ có phương pháp chăm sóc cũng như kịp thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác. Một số dấu hiệu phổ biến cha mẹ nên nắm rõ như:

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh: 

  • Bệnh biểu hiện sớm khoảng từ 3 tuần tuổi và kéo dài có thể tới 18-24 tháng tuổi. Viêm da cơ địa có biểu hiện cấp tính với các đám đỏ da, ngứa rát, xuất hiện mụn nước dễ vỡ, chảy máu và đóng vảy tiết. Giai đoạn dễ bội nhiễm vi khuẩn, nổi hạch…
  • Các vết nổi mẩn đỏ thường xuất hiện ở 2 má, da đầu, trán, cổ, chân tay,…
  • Trẻ dễ nhạy cảm với các yếu tố dị ứng

Viêm da cơ địa ở trẻ lớn:

  • Bệnh thường do kéo dài từ giai đoạn sơ sinh lên. 
  • Xuất hiện các vết tổn thương trên da, sần đỏ, mụn nước lan rộng, dễ nhiễm khuẩn,…
  • Vị trí thường xuất hiện các triệu chứng thường ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, mí mắt, cổ,…
  • Trường hợp bệnh triển biến nặng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, gây suy dinh dưỡng.
    Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em
    Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Có những nguyên nhân gây bệnh nào?

Viêm da cơ địa tuy không phải bệnh lây nhiễm nhưng lại mang yếu tố di truyền. Thông thường các trường hợp trẻ mắc bệnh có tiền sử gia đình, ông, bà, cha, mẹ cũng từng mắc bệnh. Theo nghiên cứu nếu cha mẹ mắc viêm da cơ địa, sinh con ra có tỷ lệ mắc bệnh lên đến 80%. 

Bên cạnh đó, sức đề kháng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn non nớt, dễ dị ứng với các loại thực phẩm lạ, môi trường, không khí ô nhiễm. Vệ sinh kém có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, đặc biệt là sức khỏe làn da. Khi hàng rào bảo vệ da không đảm bảo, trẻ có nguy cơ cao mắc viêm da cơ địa.

Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp cũng là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ. Cơ thể trẻ không được cung cấp đủ nước mỗi ngày hoặc thực phẩm trong bữa ăn có tính cay nóng sẽ khiến các chức năng nội tạng hoạt động kém, không đào thải được chất độc gây ra bệnh…

Viêm da cơ địa thường bùng phát vào mùa đông do môi trường phát triển nhiều các tác nhân gây dị ứng. Bệnh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ nếu không có hướng điều trị đúng đắn.

Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ
Những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
 

Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em 

Đa số phụ huynh còn đang hoang mang về cách điều trị viêm da cơ địa trẻ em. Trẻ nhỏ còn nhạy cảm với nhiều loại thuốc, do đó cần cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc cho trẻ. Trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng, cha mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế để được khám chữa. Một số phương pháp điều trị cha mẹ có thể tham khảo: 

Chữa bệnh bằng lá cây dân gian 

Trong dân gian có lưu truyền nhiều các loại lá, thảo dược có tác dụng chữa viêm da cơ địa. Những loại lá này vừa gần gũi, an toàn, giá thành rẻ mà lại có công dụng giảm ngứa, chống khuẩn hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em. Một số loại thảo dược cha mẹ có thể sử dụng để tắm cho trẻ như: lá trầu không, lá khế, lá đơn đỏ, chè xanh…

Cách chữa bệnh này có nhược điểm là mất nhiều thời gian, cần kiên trì sử dụng lâu mới thấy được hiệu quả. Bên cạnh việc tắm lá, cha mẹ cũng cần kết hợp thêm các loại kem dưỡng ẩm hoặc thuốc theo kê đơn của bác sĩ để trẻ mau khỏi bệnh. Tuy vậy không nên quá lạm dung phương pháp này mà cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra trong quá trình sử dụng, cần lưu ý đảm bảo vệ sinh tránh gây nhiễm trùng.

Chữa bệnh bằng Tây y

Đối với tây y, việc điều trị viêm da cơ địa sẽ tập trung vào nguyên tắc chống khô da, làm dịu, ngừa viêm… với các loại thuốc bôi như sau:

  • Sử dụng Corticoid nếu được chỉ định từ bác sĩ. Có thể sử dụng thuốc kháng histamin như Chlorpheniramin; kháng sinh chống viêm…
  • Có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh hoặc mỡ corticoid có thêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. 
  • Sử dụng dung dịch Jarish, thuốc tím, nước muối sinh lí để bôi và vệ sinh bề mặt da. 
  • Các loại thuốc bôi ngoài da, có nồng độ nhẹ, thiên về cấp ẩm cho da trẻ, giảm sưng, viêm, ngứa…
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng sữa tắm có nồng độ kiềm thấp. 

Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm da cơ địa 

Bên cạnh việc điều trị, cha mẹ nên kết hợp phòng bệnh cho trẻ. Bệnh viêm da cơ địa có thể bộc phát do nhiều yếu tố trong chính môi trường sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy cha mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ một cách cẩn trọng. Một số yếu tố gây bệnh cha mẹ nên tránh:

  • Giảm các yếu tố gây bệnh từ môi trường xung quanh: giữ phòng ngủ thoáng mát, độ ẩm hợp lý, sạch sẽ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật. Quần áo, của trẻ nên sử dụng các loại vải mềm, không bụi vải, hạn chế đồ len, dạ…
  • Vệ sinh cơ thể trẻ bằng nước ấm, không quá nóng hay lạnh. Dưỡng da ngay sau khi tắm bằng thuốc bôi ẩm, dưỡng da,,,
  • Vệ sinh vùng tã lót của trẻ, tránh hăm da.
  • Bổ sung nước, các thực phẩm chứa nhiều vitamin A,B,C, omega 3. Điều này giúp tăng sức đề kháng, chống viêm từ bên trong. 
Chăm sóc trẻ viêm da cơ địa
Chăm sóc trẻ viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ có thể chuyển biến phức tạp nếu không được điều trị đúng cách. Hy vọng với các thông tin được chia sẻ trong bài, cha mẹ có thể hiểu hơn và áp dụng được kiến thức vào việc chữa bệnh cho trẻ. 

ArrayArray

Ngày Cập nhật 05/06/2024