Viêm da dầu ở cánh mũi và cách hỗ trợ điều trị hiệu quả, hạn chế bị lại

Viêm da dầu ở cánh mũi hay viêm da tiết bã ở cánh mũi là vị trí thường gặp. Nguyên nhân do đây là vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Vậy, nhận biết bệnh viêm tiết bã nhờn ở cánh mũi như thế nào? Điều trị bằng cách nào hiệu quả an toàn. Mời người bệnh và bạn đọc cùng theo dõi trong nội dung bài viết sau.

Viêm da dầu ở cánh mũi là gì? Có nguy hiểm không?

Vùng da 2 bên cánh mũi là vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Một lượng dầu lớn tiết ra thường xuyên tại khu vực này. Chính vì vậy, cánh mũi là vị trĩ dễ bị viêm da dầu. Viêm da dầu (viêm da tiết bã) ở cánh mũi là tình trạng da 2 bên cánh mũi bị đỏ, khô, bong tróc, ngứa và có dấu hiệu viêm. Bên cạnh đó, vùng da cánh mũi sưng đỏ, bóng dầu và nhờn rít khiến người bệnh khó chịu.

Không chỉ dừng lại ở cảm giác khó chịu, viêm da dầu ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Người bệnh thường mất tự tin dẫn đến mặc cảm trong giao tiếp. Vấn đề này làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Viêm da dầu ở cánh mũi nếu không được điều trị kịp thời khiến bệnh la rộng, dẫn đến bội nhiễm da. Tình trạng bội nhiễm da rất nguy hiểm, để lại tổn thương và sẹo xấu, khó điều trị. Vì vậy, người bệnh cần nhận biết sớm các triệu chứng viêm da tiết bã ở cánh mũi để điều trị hiệu quả.

Hình ảnh viêm da dầu ở cánh mũi
Hình ảnh viêm da dầu ở cánh mũi

Nhận biết triệu chứng viêm da dầu ở cánh mũi

Triệu chứng viêm da dầu ở cánh mũi giai đoạn sớm dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Người bệnh có thể nhận biết 1 số triệu chứng bệnh viêm da dầu tại cánh mũi thông qua các biểu hiện sau:

  • Da mũi nhờn rít hơn bình thường, nhiều dầu và trơn bóng
  • Da 2 bên cánh mũi ửng đỏ, đổi màu và sần sùi, khô, có vảy bên ngoài
  • Cánh mũi nổi mụn nhiều hơn, cảm giác đau rát khi bệnh có dấu hiệu viêm
  • Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi từ nhẹ đến nặng, cảm giác khó ở cánh mũi và vùng da lân cận
  • Tổn thương hình cánh bướm ở khu vực cánh mũi và má gần cánh mũi.

Các triệu chứng viêm da tiết bã ở cánh mũi không thể tự khỏi nếu không điều trị. Bệnh sẽ ngày càng nặng, tái phát liên tục, lần sau nặng hơn lần trước và nguy cơ bội nhiễm. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bệnh, bạn nên thăm khám để được điều trị theo đúng nguyên nhân.

Nguyên nhân gây viêm da dầu ở cánh mũi

Cho đến nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm da dầu là gì. Tuy nhiên, 1 số yếu tố được cho là liên quan đến sự khởi phát hoặc tái phát viêm da dầu bao gồm:

  • Sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn: 2 bên cánh mũi là nơi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Sự rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn khiến lượng dầu tiết ra nhiều hơn bình thường. Tình trạng này gây viêm da dầu tại cánh mũi.

  • Thay đổi nội tiết tố: Ở giai đoạn tuổi dậy thì, nội tiết tố có sự thay đổi mạnh là nguyên nhân khởi phát viêm da tiết bã ở mũi. Bên cạnh đó hệ miễn dịch suy yếu cũng là nguyên nhân dễ mắc bệnh.

  • Do di truyền: Yếu tố di truyền bệnh viêm da dầu từ người thân trong gia đình khá mạnh mẽ.

Nguyên nhân viêm da dầu do di truyền
Nguyên nhân viêm da dầu do di truyền

Các tác nhân gây bệnh bên ngoài bao gồm việc vệ sinh không sạch sẽ, nhiễm nấm Malassezia trên da, tiếp xúc khói bụi, mỹ phẩm…

Viêm da tiết bã ở cánh mũi có lây không? Có chữa được không?

Viêm da dầu nói chung và viêm da dầu ở mặt, mũi nói riêng không có khả năng lây nhiễm. Bệnh không lây từ người bệnh sang người lành khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy vậy, bệnh dễ lây lan từ vùng da cánh mũi ra toàn bộ mặt và các vùng da lân cận. Do đó, người bệnh nên điều trị bệnh sớm để hạn chế lây lan.

Cho đến nay, viêm da dầu chưa có cách chữa tận gốc. Bệnh vẫn có khả năng tái phát khi bùng phát căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên nếu có liệu pháp phù hợp, người bệnh có thể ổn định bệnh thời gian dài, hạn chế tái phát. Nhiều người có thể chung sống hòa bình với bệnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Các cách điều trị viêm da dầu ở cánh mũi hiệu quả

Có nhiều cách để điều trị viêm da dầu. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và mức độ nặng, nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp. Dưới đây là 1 số cách điều trị được áp dụng phổ biến như:

Cách chữa viêm da dầu ở cánh mũi bằng thuốc dân gian

Trong giai đoạn nhẹ, người bệnh viêm da dầu có thể sử dụng 1 số thảo dược dân gian. Các mẹo dân gian có thể giúp người bệnh giảm nhẹ 1 số triệu chứng. Tuy nhiên, vì vùng da mũi nhạy cảm nên việc điều trị cần thận trọng. Các bài thuốc dân gian được áp dụng gồm:

Chữa viêm da tiết bã ở mũi bằng mật ong: Rửa sạch vùng da bị bệnh, thoa 1 lớp mật ong nguyên chất lên và massage nhẹ nhàng trong 15-20 phút. Các hoạt chất kháng viêm, giữ ẩm và dưỡng da có trong mật ong sẽ giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Sau đó vệ sinh lại bằng nước sạch, thực hiện mỗi ngày 1 lần.

Chữa viêm da tiết bã ở cánh mũi bằng mật ong
Chữa viêm da tiết bã ở cánh mũi bằng mật ong

Đỗ đen chữa viêm da dầu ở cánh mũi: Đỗ đen có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc tốt. Dùng đỗ đen, sao thơm trên lửa nhỏ và đun sôi với nước. Uống nước đỗ đen hàng ngày thay nước lọc. Cách này khá lành tính và có thể giảm nhẹ căn nguyên bên trong.

Chữa viêm da tiết bã ở mặt, mũi bằng dâu tằm: Dâu tằm có tác dụng kháng khuẩn, kháng khuẩn và hỗ trợ làm lành tổn thương, tái tạo da. Người bệnh có thể dùng lá dâu tằm, rửa sạch, đun sôi với nước. Sau đó, dùng nước này để rửa mặt mỗi ngày 1 lần.

*Thận trọng: Các mẹo dân gian giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh nhưng không có tác dụng thay thế phương pháp điều trị bài bản. Sau khi ngưng áp dụng, bệnh viêm da dầu sẽ tái phát rất nhanh. Không phải ai cũng phù hợp với cách này. Nhiều trường hợp sau khi áp dụng bệnh nặng hơn. Nguy cơ bội nhiễm cao và dễ tái phát. Người bệnh cần ngưng áp dụng và tham vấn bác sĩ ngay nếu thấy bệnh nặng hơn.

Thuốc điều trị bằng Tây y

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) dùng thuốc gì là vấn đề người bệnh cần quan tâm. Vùng da 2 bên cánh mũi không thể tùy tiện sử dụng thuốc bởi đây là vùng da nhạy cảm. Tại cơ sở y tế, tùy từng trường hợp mà bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp gồm 1 số loại sau:

  • Các loại dung dịch, sữa rửa mặt có tác dụng làm sạch và kiểm soát nhờn có độ PH phù hợp.
  • Thuốc kháng histamin giảm ngứa dạng bôi
  • Thuốc ức chế và điều tiết lượng dầu từ tuyến bã nhờn
  • Thuốc ức chế nấm, nhất là nấm Malassezia như ketoconazol dạng bôi
  • Một số trường hợp xuất hiện viêm nhiễm có thể sử dụng đến kháng sinh
  • Nhóm thuốc chứa corticoid chống viêm liều nhẹ được cân nhắc sử dụng khi cần thiết.
Thuốc bôi giảm triệu chứng ngoài da
Thuốc bôi giảm triệu chứng ngoài da

*Cảnh báo: Thuốc Tây được ví như con dao 2 lưỡi. Dùng đúng thuốc đủ liều có tác dụng điều trị. Dùng sai thuốc, quá liều bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, tác dụng phụ như teo da, rạn da, kháng thuốc, bội nhiễm, tái phát bệnh rất thường gặp. Do đó, người bệnh nên lựa chọn 1 phương pháp đủ mạnh để điều trị bệnh nhưng phải đảm bảo an toàn.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hỗ trợ điều trị và phòng bệnh tái phát

Bên cạnh liệu pháp điều trị bài bản, người bệnh cần tuân thủ 1 số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như sau:

  • Kiêng ăn các loại đồ ăn có tính phong như hải sản, thịt đỏ tránh kích hoạt phản ứng dị ứng. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa omega 6, các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, rượu bia, nước ngọt, đồ ngọt…
  • Nên bổ sung thực phẩm lành mạnh từ rau xanh, trái cây như: Dâu tây, việt quất, cam, quýt, rau họ cải, rau màu xanh đậm, súp lơ… Uống nhiều nước, bổ sung dưỡng chất từ nước ép rau quả.
Viêm da tiết bã nên ăn nhiều rau xanh
Viêm da tiết bã nên ăn nhiều rau xanh
  • Chú ý giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, sinh hoạt điều độ, thường xuyên vận động cơ thể. Vệ sinh cơ thể và vùng cánh mũi sạch sẽ bảo vệ da trước ánh nắng, ảnh hưởng của môi trường.
  • Không cào gãi vùng da cánh mũi, không rửa mặt bằng nước quá nóng, sữa rửa mặt có tính tẩy rửa cao, không sử dụng mỹ phẩm.
  • Chăm sóc da kỹ lưỡng, dưỡng ẩm cho da bằng các kem dịu nhẹ.
  • Không lạm dụng thuốc nên thăm khám để được tư vấn điều trị bằng phác đồ phù hợp. Tuân thủ tư vấn chăm sóc da của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm da dầu ở cánh mũi. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với người bệnh trong quá trình điều trị viêm da tiết bã ở mặt. Phát hiện và khám chữa sớm tại đơn vị y tế uy tín là cách tốt nhất để điều trị bệnh hiệu quả. Chúc bạn điều trị bệnh thành công.

ArrayArray

Ngày Cập nhật 05/06/2024