Viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Nên ăn gì? Lời khuyên về chế độ tốt nhất
Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả điều trị bệnh. Vậy bệnh viêm da dị ứng kiêng ăn gì, nên ăn gì để không bùng phát? Bài viết dưới đây chia sẻ tới độc giả một vài lưu ý cần biết trong việc điều chỉnh thực đơn ăn uống và thói quen sinh hoạt đối với người bệnh viêm da dị ứng.
Bệnh viêm da dị ứng là phản ứng viêm của da khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: bụi bẩn ô nhiễm, lông động vật, thực phẩm gây dị ứng… Bệnh có xu hướng cấp tính, thường bùng phát và tự khỏi sau một khoảng thời gian. Các dấu hiệu của bệnh có thể kể đến hiện tượng da trẻ nên nóng, ngứa, khô, tróc da … Viêm da dị ứng có thể đi kèm một vài biến chứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh của từng người. Ước tính có khoảng 2700 các loại hóa chất có khả năng gây nên tình trạng dị ứng trên da. Viêm da dị ứng có thể triển biến mãn tính, phát bệnh theo từng đợt. Điều trị bệnh thường gặp nhiều khó khăn và cần nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu kết hợp điều trị và điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ, bệnh có thể được phòng ngừa cũng như đẩy lùi hiệu quả.
Bệnh viêm da dị ứng kiêng ăn gì?
Người bệnh viêm da dị ứng thường có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng. Do đó việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn vô cùng quan trọng. Một số loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng nhưng lại là nỗi ám ảnh của người bệnh viêm da dị ứng.
Viêm da dị ứng nên kiêng các loại hải sản
Đối với người bệnh dị ứng nói chung và viêm da dị ứng nói riêng thì hải sản là một trong những nhóm thực phẩm tối kỵ.
Tôm, cua, ngao, hàu… chứa lượng protein khá cao. Tuy protein là chất góp mặt trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể, nhưng một vài loại protein trong hải sản có thể trở thành kháng nguyên. Các kháng nguyên này khi đi vào cơ thể có thể gây ức chế hệ miễn dịch dẫn đến dị ứng.
Không những thế, hải sản chứa nhiều histamin, chất này góp mặt trong số những nguyên nhân gây dị ứng, viêm da.
Hải sản đặc biệt tối kỵ với người có thể trạng yếu, cơ địa dị ứng. Việc ăn hải sản không chỉ khiến các triệu chứng trở nặng mà thậm chí còn dẫn đến biến chứng như sốc phản vệ, chóng mặt, hôn mê…
Các loại thịt đỏ
Một số loại thịt đỏ như cừu, bò được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nhưng loại thịt này lại là nguyên nhân gây viêm da dị ứng. Thực tế cho thấy có đến 80% người bệnh viêm da dị ứng có phản ứng tiêu cực sau khi ăn thịt bò. Biểu hiện cụ thể là da xuất hiện triệu chứng dị ứng. Mụn nước, mẩn ngứa lan rộng khắp cơ thể và kéo dài dai dẳng.
Thịt bò, cừu nên được loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày của người bệnh. Trong trường hợp đã được điều trị khỏi bệnh, thực phẩm này cũng nên tránh vì nó có thể khiến bệnh tái phát.
Thịt gà và trứng gà
Hàm lượng protein trong loại thực phẩm này dễ gây ra phản ứng với hệ miễn dịch. Ăn thịt gà trong giai đoạn bệnh viêm da cơ địa dễ dẫn đến tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy khắp người. Nếu thường xuyên gặp tình trạng này, có thể cơ địa mẫn cảm với loại thực phẩm này. Đây là tình trạng dị ứng thực phẩm cần được cảm thiện.
Trong da gà còn chứa một số thành phần dễ gây kích ứng cho da. Nếu muốn trong trường hợp sử dụng thịt gà, nên loại bỏ phần da bên ngoài
Thịt gà có tính nóng, khi da có tình trạng tổn thương, viêm nhiễm nếu ăn thịt gà có thể để lại sẹo lồi lõm. Các vết thương có thể chảy mủ, sưng đỏ, khó lành hơn.
Dưa cải chua
Dưa cải chua là món ăn quen thuộc trong mâm cơm người Việt. Tuy làm bữa ăn trở nên ngon miệng hơn nhưng thực phẩm này lại ẩn chứa nhiều mối đe dọa với bệnh viêm da dị ứng.
Trong quá trình lên men của cải sản sinh ra nhiều độc tố. Các chất độc này ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng thải độc của cơ thể. Bên cạnh đó, món ăn này còn chứa nhiều đường, muối. Ăn nhiều cải chua hay các đồ lên men dễ gây sỏi thận, chức năng thận suy giảm. Đây cũng là một phần nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng.
Rượu bia, chất kích thích
Đồ uống có cồn vốn thuộc nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Rượu bia làm giảm chức năng gan thận, dễ gây kích ứng, suy giảm hệ miễn dịch. Các chất kích thích gây ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh, kích thích và làm tăng cảm giác ngứa ngáy của người bệnh.
Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ
Điều trị viêm da dị ứng cần tập trung vào thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Do đó nếu ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ sẽ cản trở quá trình điều trị. Những thực phẩm này khiến cơ thể nóng trong, tăng lượng mỡ trong máu, gây suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến khả năng mắc bệnh cao hơn.
Viêm da dị ứng nên ăn gì? Những thực phẩm nên bổ sung
Sức đề kháng của người bệnh viêm da dị ứng rất yếu ớt. Do đó, bên cạnh hạn chế các thực phẩm có hại người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng vào thực đơn hàng ngày. Những nhóm thực phẩm sau đây bệnh nhân có thể tham khảo:
Rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin, chất xơ
Các loại rau củ quả tươi xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin nhóm A,B,C,E,… giúp cải thiện bệnh. Các chất dinh dưỡng có lợi trong rau củ quả tăng cường đàn hồi da, tái tạo vùng da tổn thương.
Một số loại rau củ có màu đậm sẽ chứa nhiều dưỡng chất hơn như súp lơ xanh, cà chua, cà rốt,…
Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt có chữa lượng tinh bột, dưỡng chất và khoáng chất cần thiết cho sự trao đổi chất của cơ thể. Thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và chất béo tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tái tạo làn da, tăng cường hệ miễn dịch.
Những thực phẩm giàu protein
Protein tốt là dưỡng chất cần bổ sung cho người bệnh viêm da cơ địa. Protein giúp tăng sự liên kết giữa các mô trên da, giảm tổn thương và viêm nhiễm.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt như cá sông, cá hồi, thịt lợn nạc, các loại nấm…
Ngoài chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh. Một số lưu ý trong sinh hoạt người bệnh nên ghi nhớ như:
-
Uống đủ nước, cấp ẩm cho cơ thể. Trung bình một người bình thường cần từ 2-2,5 lít nước một ngày. Việc uống đủ nước có lợi cho hệ tiêu hóa, miễn dịch và cung cấp đổ ẩm cho làn da từ bên trong.
-
Vệ sinh cá nhân, với các loại xà phòng có tính kiềm thấp, thấm mồ hôi, duy trì sự sạch sẽ và khô ráo cho da.
-
Không tắm nước quá nóng/quá lạnh, không dùng tay gãi.
Chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng không thể thay thế phương pháp điều trị tích cực. Hiện nay phương pháp điều trị viêm da dị ứng bằng Đông y được nhiều chuyên gia da liễu khuyên áp dụng. Đây là phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả điều trị toàn diện, lâu dài, hạn chế tái phát.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!