Viêm da dị ứng ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết

Viêm da dị ứng ở trẻ em xuất hiện trong giai đoạn vài tuần sau sinh, kéo dài đến khoảng 5 tuổi sau đó có thể tự hết. Bệnh mang theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu kèm các biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe. Để có những biện pháp chữa bệnh kịp thời, cha mẹ cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về bệnh. 

Viêm da dị ứng ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da dị ứng xảy ra với cơ thể trẻ do các phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Bệnh thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân do cơ chế miễn dịch của trẻ giai đoạn này chưa hoàn thiện, vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra bệnh. 

  • Viêm da dị ứng ở trẻ em

Khi mắc bệnh, biểu hiện thường thấy là da trở nên khô hơn, ngứa kèm dấu hiệu phù nề. Trẻ em sống ở thành phố hoặc nơi có khí hậu khô có khả năng mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt tỷ lệ phát bệnh tăng cao vào mùa Đông hoặc khi trời trở lạnh đột ngột . 

Cơ chế phát bệnh chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu là thời gian ủ bệnh. Lúc này da trẻ trở nên khô hơn và dễ bị kích ứng với các dị nguyên. Tới giai đoạn phát bệnh, các triệu chứng bùng phát mạnh kèm cảm giác đau đớn. Khi này cha mẹ nên cho con tới khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn cách điều trị.

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh 
  • Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh bệnh còn được gọi là chàm sữa hay lác sữa. Nguyên nhân gây bệnh do đổ ẩm từ sữa, nước dãi hoặc mồ hôi của trẻ tiếp xúc với da mà không được vệ sinh sạch sẽ. Một số nguyên nhân ngoại lai như môi trường thời tiết cũng có thể gây bệnh cho trẻ… 

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn dưới 12 tháng tuổi. Triệu chứng xuất hiện phổ biến nhất là da bong tróc ở mặt và da đầu. Các vết tổn thương da có thể lan rộng xuống tay, chân, bẹn… Các triệu chứng còn được chia thành 3 giai đoạn: 

  • Cấp tính: Hình thành các nổi mẩn đỏ, mề đay tập trung thành từng đám nhỏ trên da.
  • Bán cấp: Da bị khô và ngứa
  • Mãn tính: da dày, bong vảy, ngứa ngáy 

Viêm da dị ứng ở trẻ em không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị đúng cách có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó các vết tổn thương sau khi lành dễ để lại sẹo mất thẩm mỹ. Một vài biến chứng khác của bệnh ở trẻ em có thể kể đến như biếng ăn, suy dinh dưỡng, trẻ phát triển chậm…

Dấu hiệu của viêm da dị ứng ở trẻ em

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, bước đầu cha mẹ nên nắm rõ các biểu hiện thường thấy ở bệnh. Tránh nhầm lẫn với các dạng viêm da khác gây khó khăn khi chữa bệnh. Triệu chứng bệnh có sự khác biệt với từng thể trạng. Tiêu biểu có thể kể đến một số dấu  hiệu chính của bệnh như:

Viêm da dị ứng ở mặt

Triệu chứng bệnh xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với chất lạ gây phát ban, mẩn ngứa trên khu vực mặt như hai má. sau tai. trán. cằm… Tình trạng ngứa đỏ có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần tùy cơ địa mỗi trẻ. Biểu hiện chung của viêm da dị ứng ở mặt là:

  • Da khô, nứt, đóng vảy
  • Nổi mụn đỏ, phát ban ngứa ngáy
  • Mụn nước phồng rộp, sưng và đau rát.

Viêm da dị ứng thời tiết

Triệu chứng bệnh xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột. Thời điểm phát bệnh nhiều là khi giao mùa, trời quá nóng hoặc quá lạnh kèm gió, mưa ẩm. Bệnh phát triển theo từng đợt kéo dài trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần. 

Biểu hiện chính của bệnh có thể kể đến:

  • Các nốt ban đỏ, ngứa, có vảy xuất hiện ở mặt, khuỷu tay, các nếp gấp ở chân…
  • Sưng đỏ, phù nề ở cổ, mí mắt, hai má….
  • Trường hợp nặng người bệnh có thể ngứa đến điên đảo, khó thở, ngất xỉu

Viêm da dị ứng cơ địa

Với thể trạng này của bệnh, triệu chứng xuất hiện sau vài phút đến vài ngày sau khi da tiếp xúc với các dị nguyên. Tùy thuộc vào độ mẫn cảm của cơ địa bệnh nhân mà các biểu hiện bệnh có sự khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp như:

  • Phù nề các mô
  • Thở khò khè, ho, 
  • Mẩn ngứa
  • Đỏ da, tróc vẩy
  • Mắt đỏ, viêm ở vùng da quanh mắt 
  • Buồn nôn, sốc phản vệ…;

Ngoài ra ở thể trạng bệnh này triệu chứng có thể đi kèm với các chứng bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng…

Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ở trẻ. Bất cứ dị nguyên nào khi xâm nhập vào cơ thể đều có thể khiến cơ thể phản ứng mạnh gây viêm da. Điểm danh một số nguyên nhân chính của bệnh như:

Do di truyền: Có đến hơn 50% tỷ lệ trẻ mắc bệnh này có tiền sử gia đình có cha mẹ hoặc người thân cùng mắc bệnh. Một số trường hợp gia đình có người mắc các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn cũng có thể di truyền khiến trẻ sinh ra mắc bệnh viêm da dị ứng. Với đối tượng là trẻ sinh đôi cùng trứng, nếu 1 trẻ mắc bệnh, tỷ lệ trẻ kia cũng mắc lên đến 80%. 

Do yếu tố môi trường:  Môi trường xung quanh chiếm tầm ảnh hưởng lớn trong quá trình gây bệnh. Thời tiết thay đổi trở nên quá khô hoặc quá nóng khiến da trẻ chưa kịp thích ứng. Bụi bẩn trong không khí, lông động vật, phấn hoa bám vào cơ thể hoặc trẻ hít vào làm bệnh chuyển biến nặng nề hơn.

Chế độ ăn uống sai cách: Không chỉ hệ miễn dịch mà tiêu hóa của trẻ cũng rất non nớt. Do đó nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa phù hợp cũng là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ. Ngoài những thực phẩm dị ứng đặc biệt theo từng trẻ thì một số loại đồ ăn dưới đây trẻ nên tránh nếu không muốn bệnh chuyển biến nặng như:

  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Các loại hải sản, tôm, cua, cá
  • Đồ đóng hộp nhiều chất bảo quản…
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ

Đây có phải bệnh truyền nhiễm không? 

Viêm da dị ứng xuất hiện cùng hiện tượng phát ban sưng đỏ do chất xúc tác Histamin gây nên cùng các tổn thương trên da. Bệnh không lây từ người bệnh này sang người khác qua tiếp xúc thông thường. Bởi vậy nếu người tiếp xúc với người mắc bệnh không có chung huyết thống, không cần lo lắng việc sẽ bị lây bệnh. 

Tuy không phải bệnh truyền nhiễm nhưng nếu phát bệnh kèm theo nhiễm khuẩn thì trên cơ thể trẻ em có hiện tượng lan rộng các tổn thương ra các vị trí da khác nhau. Trường hợp vết viêm da xuất hiện quanh vùng mắt, vi khuẩn có thể xâm nhập vào kết mạc gây nên viêm nhiễm. 

Điều trị viêm da dị ứng ở trẻ

Viêm da dị ứng ở trẻ ở dạng nhẹ có thể tự khỏi. Tuy vậy ở thể trạng bệnh nặng hơn, làn da trẻ dễ tổn thương và khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng da hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Khi trẻ mắc bệnh cha mẹ nên tiến hành đưa con tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Một số phương thức chữa bệnh phụ huynh có thể tham khảo như:

Chữa bệnh bằng phương pháp dân gian 

Từ xưa dân gian đã lưu truyền nhiều loại thảo dược quen thuộc có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng viêm da dị ứng. Những loại lá này gần gũi và có giá thành rẻ. Có thể kể đến một số loại tiêu biểu như: 

  • Lá khế: Dùng 1-2 nắm lá khế, rửa sạch và đun với nước cho sôi kỹ. Để nước nguội bớt sau đó dùng để ngâm rửa vùng da bị viêm. Bã lá có thể dùng để đắp lên các vết tổn thương ngoài da.

  • Lá đơn đỏ: Dùng 100g lá đun với nước trong khoảng 10 phút. Nước đun để nguội sau đó có thể sử dụng để ngâm rửa các vết mẩn đỏ, tổn thương trên da. Có thể sử dụng lá đơn đỏ để sắc nước uống.

  • Kinh giới: Sử dụng phần lá và thân cây kinh giới, rang vàng rồi cho vào miếng vải hoặc túi chườm áp lên vùng da viêm. 

  • Lá trà xanh: Dùng 1 nắm lá trà xanh nấu với nước sôi cùng một chút muối. Pha loãng với nước lạnh để tắm. Có thể sử dụng 1-2 lần/ngày.

Tuy thuận tiện nhưng các loại lá chưa đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó việc không lựa chọn kỹ nguyên liệu và giữ vệ sinh có thể khiến bệnh trở nặng hơn, các vết thương trên da dễ bị nhiễm trùng hơn

Chữa viêm da dị ứng cho trẻ bằng mẹo dân gian
Chữa viêm da dị ứng cho trẻ bằng mẹo dân gian

Tây y chữa viêm da dị ứng

Đây vốn là thói quen chữa bệnh của đa số người bệnh. Tây y chữa viêm da dị ứng tập trung vào cơ chế kháng sinh, chống viêm và làm dịu nhẹ các vết mẩn đỏ trên da. Các loại thuốc cơ bản trong phác đồ điều trị phụ huynh nên tham khảo như:

Thuốc uống:

  • Thuốc kháng histamin có hiệu quả trong việc giảm ngứa, an thần nhẹ. Một số loại thuốc có thể tham khảo như Hydroxyzine, Diphenhydramine,… Với loại thuốc này người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều dùng chính xác.

  • Thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexate, Cyclosporine… được sử dụng với những bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn nặng. 

  • Kháng sinh, kháng virus được sử dụng để điều trị nhiễm trùng lâm sàng. Kháng sinh giúp tăng khả năng kháng khuẩn của cơ thể, giảm triệu chứng viêm sưng…

Thuốc bôi: 

  • Thuốc mỡ chứa corticosteroid. Cortocoid có tác dụng giảm các vùng bị viêm của cơ thể. Thuốc làm giảm sưng đỏ, dị ứng. Tuy nhiên chất này có hoạt tính mạnh, có thể gây ra các tác dụng phụ.

  • Tacrolimus và pimercrolimus dạng thuốc mỡ bôi ngoài da. Thuốc có tác dụng ức chế tác nhân gây viêm da. 

Do các thuốc thường có dược tính mạnh, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn phù hợp. Tránh việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể dẫn đến tác dụng phụ. Bệnh từ đó không những không khỏi mà còn trở nên trầm trọng hơn. 

Chữa bệnh cho trẻ bằng thuốc Tây y
Chữa bệnh cho trẻ bằng thuốc Tây y

Bệnh viêm da dị ứng nên kiêng gì?

Với căn bệnh này ngoài phác đồ điều trị thích hợp, việc phòng ngừa cho trẻ cũng rất cần thiết. Một số lưu ý cho phụ huynh về bệnh để phòng tránh cho trẻ một cách tốt nhất 

Vệ sinh làn da cho trẻ sạch sẽ, thoáng mát: 

  • Giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, môi trường sinh sống thoáng mát không để cho vi khuẩn, dị nguyên có cơ hội tiếp xúc và gây viêm nhiễm trên da.

  • Tắm bằng nước ấm để thân nhiệt không bị biến đổi đột ngột.

  • Nên sử dụng các loại vải mềm, dễ thấm hút như cotton, lụa. Không mặc quần áo có chất liệu cứng, bó sát, gây chà xát mạnh làm tổn thương.

Lựa chọn sản phẩm bôi da phù hợp cho trẻ

  • Chú trọng vào việc cấp ẩm cho da bé. 

  • Các sản phẩm bôi da cần được lựa chọn kỹ tránh gây kích ứng. Lựa chọn mỹ phẩm dưỡng ẩm và chăm sóc da không mùi, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

  • Sữa tắm cho trẻ nên sử dụng loại dịu nhẹ, tính kiềm thấp.

Tránh các tác nhân gây dị ứng 

  • Kiêng các  loại thực phẩm bị dị ứng. . Hạn chế những loại thực phẩm dễ gây sản sinh histamin như tôm, cua, ốc, các loại đồ biển, thịt bò,…

  • Tránh các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.

  • Hạn chế gãi, cào làm lở loét và tổn thương da. Có nhiều trường hợp còn khiến cho làn da bị viêm nhiễm và lây lan sang các vùng da khác.

Với những thông tin hữu ích trên về viêm da dị ứng ở trẻ, phụ huynh đã có thể nhận biết và phòng ngừa bệnh cho con hiệu quả hơn. Trong quá trình điều trị nếu có bất kỳ vấn đề gì, cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn chính xác nhất.

ArrayArray

Ngày Cập nhật 07/06/2024