Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì, bao lâu thì khỏi?

Viêm da tiếp xúc nên kiêng gì và bao lâu thì khỏi vốn là thắc mắc của đa số người bệnh. Bên cạnh phác đồ điều trị phù hợp, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt góp phần quan trọng tới hiệu quả và thời gian chữa bệnh. Bài viết dưới đây giúp người đọc có được những kiến thức về bệnh để phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất dưới sự tư vấn chuyên môn của Bác sĩ Nguyễn Thị Thư – Nguyên Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP. HCM – Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc Tp.HCM.

Bệnh viêm da tiếp xúc
Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có lây không?

Viêm da tiếp xúc là một trong những dạng bệnh viêm da gây nên các triệu chứng như phát ban, mẩn ngứa. Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng. Bệnh gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến mãn tính kèm biến chứng nguy hiểm.

Viêm da tiếp xúc được xếp vào nhóm bệnh không lây nhiễm. Việc chăm sóc người bệnh có thể thực hiện bình thường, bệnh sẽ không lây từ người bệnh này sang người khác. Tuy vậy trong quá trình điều trị nên chú ý giữ vệ sinh, tránh tình trạng viêm nhiễm ở vết thương hở ngoài da của người bệnh. Các tổn thương trên da nếu không được chữa đúng cách có thể lan rộng sang vùng da khác. 

Nguyên nhân gây bệnh thuộc vào yếu tố di truyền. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ có tiền sử cha mẹ và người thân mắc bệnh lên đến 80%. Bên cạnh đó hệ miễn dịch suy giảm khiến các tác nhân dị ứng dễ xâm nhập cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?

Đối tượng bị viêm da tiếp xúc khá rộng, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở trẻ em và những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất. Dấu hiệu bệnh có thể bùng phát sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng, có thể tái đi tái lại nhiều lần. Tùy thuộc vào thể trạng cơ địa từng người mà bệnh có những triển biến khác nhau. 

Thông thường các triệu chứng bệnh kéo dài từ vài ngày cho tới 1 tháng. Ngay khi thấy xuất hiện hiện tượng của bệnh, bệnh nhân nên xác định được nguyên nhân và lập tức dừng tiếp xúc với các tác nhân gây viêm da tiếp xúc. 

Điều trị bệnh chủ yếu tập trung giải quyết các triệu chứng trên da và kiểm soát các tác nhân gây bệnh. Thời gian chữa bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Dược tính của thuốc
  • Cơ địa bệnh nhân
  • Chế độ sinh hoạt, ăn uống 
  • Chế độ chăm sóc cho da

Phát hiện và khám chữa càng sớm, thời gian khỏi bệnh càng ngắn. Do đó ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh, bệnh nhân nên tìm đến khám chữa tại các cơ sở y tế uy tín. 

Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?

Đối với bệnh viêm da tiếp xúc, việc phòng ngừa cũng như kiêng cữ trong chế độ sinh hoạt rất quan trọng. Thực phẩm phù hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh và kiểm soát các triệu chứng viêm trên da. Việc kiêng cữ rất cần được lưu ý đặc biệt là với trẻ nhỏ. Một vài điểm cần lưu ý cho người bệnh viêm da tiếp xúc được thống kê dưới đây:

Những thực phẩm nên kiêng và nên ăn

Một số nhóm thực phẩm có lợi cho người bệnh có thể kể đến như:

  • Thực phẩm giàu omega 3, 6 và acid béo: Dầu thực vật, dầu cá, cá hồi, cá chép… là những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất. Dinh dưỡng trong các loại này có tác dụng giảm triệu chứng viêm sưng ngoài da. Bên cạnh đó chúng làm tăng khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại được các tác nhân xấu.

  • Thực phẩm giàu chất kẽm: kẽm hỗ trợ tổng hợp protein từ đó các mô da nhanh được tái tạo, vết thương ngoài da nhanh lành. Một số loại thực phẩm có thể tăng cường trong thực đơn như đậu Hà Lan, thịt lợn, yến mạch…

  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin A,B,E: Rau xanh, củ quả, ngũ cốc nguyên cám là những thực phẩm giàu vitamin. Bổ sung rau củ quả trong bữa ăn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Vitamin trong nhóm thực phẩm này tốt cho da, giúp da căng mọng, mềm mại, ngừa viêm nhiễm.

Bên cạnh các thực phẩm có lợi, một số thực phẩm lại là điều cấm kỵ với bệnh viêm da tiếp xúc như:

  • Rượu bia, chất kích thích:  Trong rượu bia có chứa ethanol gây ức chế quá trình thải độc của gan dẫn đến da bị ngứa ngáy khó chịu. Sử dụng đồ uống có cồn khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng, cảm giác ngứa ngáy trở nặng hơn,…

  • Hải sản, tôm cua: Trong hải sản chứa histamin, là một chất gây dị ứng. Người bệnh nên loại bỏ những món này ra khỏi thực đơn nếu không muốn tình trạng bệnh chuyển biến xấu.

  • Đồ cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản: Những thực phẩm này thuộc nhóm được khuyến cáo không nên ăn. Chúng gây nóng trong cơ thể, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, độc tố tích tụ trong cơ thể phát ra ngoài da gây viêm nặng hơn.

 

Viêm da tiếp xúc kiêng gì?

Viêm da tiếp xúc kiêng ăn gì?

Những kiêng cữ trong sinh hoạt khi bị viêm da tiếp xúc

Với bệnh nhân viêm da tiếp xúc cần chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt như:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố dễ gây ra tình trạng kích ứng da như các hoá chất, côn trùng, yếu tố thời tiết, môi trường,…
  • Không gãi lên bề mặt da trong thời gian mắc bệnh viêm da tiếp xúc vì có thể gây ra tình trạng trầy xước, nhiễm trùng da
  • Vệ sinh da đúng cách. Tắm bằng nước ấm. 
  • Cẩn thận với các hoạt động mạnh, gây nóng bức cơ thể, làm đổ mồ hôi nhiều vì có thể gây ngứa ngáy và tấy da
  • Lựa chọn các loại trang phục phù hợp với điều kiện thời tiết. Chất liệu quần áo mềm mại, thoáng mát không gây bức bí.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. 

Cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa bệnh viêm da tiếp xúc. Phổ biến có thể kể đến cách chữa bằng thuốc tân dược, sử dụng Đông y hay các mẹo dân gian.

⚠️ Với phương pháp dùng mẹo dân gian chữa viêm da tiếp xúc thường áp dụng một số loại cây và lá cây quen thuộc trong đời sống có khả năng làm giảm triệu chứng bệnh như trà xanh, lá trầu không, …

Phương pháp này giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh nhưng lại có nhiều nhược điểm. Việc lựa chọn các loại thảo dược cần hết sức cẩn thận, tránh mất vệ sinh gây nhiễm trùng. Trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị dứt điểm.

⚠️ Với phương pháp điều trị bệnh bằng Tây y, tùy thuộc vào thể trạng từng người bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ đồ điều trị thích hợp.Tây y chữa viêm da tiếp xúc theo quy chế tập trung giảm viêm, giảm ngứa, hạn chế các tổn thương ngoài da. Một số loại thuốc được sử dụng hiện nay như: Thuốc bôi;  Thuốc uống kháng viêm, kháng histamin và thuốc giảm đau…

Ưu và nhược điểm của thuốc tân dược trong điều trị viêm da tiếp xúc

 Đây là cách điều trị quen thuộc với nhiều người bệnh. Tuy vậy do dược tính mạnh nên các loại thuốc tây dễ gây tác dụng phụ. Việc lựa chọn cũng như sử dụng thuốc cần dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên môn.

⚠️ Riêng với chữa viêm da tiếp xúc bằng Đông y được các chuyên gia đánh giá cao nhất nhờ những ưu điểm vượt trội:

  • Chữa bệnh  dứt điểm: Theo quan niệm đông y, nguyên nhân gây bệnh do hệ miễn dịch suy giảm, chức năng gan thận yếu. Đông y chữa viêm da tiếp xúc dựa trên sự phân chia các thể. Cơ chế chúng của phương pháp này là chữa bệnh từ căn nguyên.

  • An toàn lành tính: Điều chế từ các dược phẩm an toàn lành tính, bài thuốc chữa bệnh của Đông y an toàn với mọi đối tượng. 

 

Trên đây là một số lưu ý bạn cần biết để giải đáp cho thắc mắc viêm da tiếp xúc nên ăn gì, bao lâu thì khỏi? Để được tư vấn khám chữa hợp lý nhất, người bệnh có thể đến trực tiếp địa chỉ khám bệnh uy tín. Với những chia sẻ trên chắc hẳn người bệnh đã có cho mình được hướng điều trị hiệu quả. 

Ngày Cập nhật 08/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *