Viêm da tiết bã có lây không? Và cách điều trị không tái phát
Viêm da tiết bã có lây không là lo lắng của nhiều người bệnh. Các triệu chứng ngoài da khiến người xung quanh e ngại tiếp xúc với người bệnh. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân viêm da dầu mặc cảm, thiếu tự tin. Bài viết sau sẽ giúp người bệnh và bạn đọc quan tâm có được giải đáp thỏa đáng và liệu pháp điều trị hiệu quả.
Viêm da tiết bã có lây không?
Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu, viêm da tiết bã nhờn. Đây là bệnh viêm da mãn tính, khó điều trị dứt điểm, vì dễ tái phát khi gặp các yếu tố bất lợi. Các triệu chứng viêm da tiết bã thường biểu hiện ngoài da như: Đỏ da, bong tróc, khô và ngứa. Tình trạng này khiến nhiều người lo lắng bệnh có thể dễ lây lan như ghẻ, hắc lào, nấm da…
Nỗi sợ lây bệnh khiến người người xung quanh e ngại, tránh tiếp xúc với người bệnh. Điều này vô tình tạo áp lực tinh thần cho người bệnh, khiến họ mặc cảm, tự ti và bệnh lại càng nặng. Theo các chuyên gia y tế, viêm da dầu không có khả năng lây lan từ người ngày sang người khác. Có nghĩa là dù bạn tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh cũng không bị nhiễm bệnh.
Vì sao viêm da tiết bã không lây? Vấn đề này được các bác sĩ chuyên khoa giải thích rằng, nguyên nhân gây viêm da dầu chủ yếu là do sự rối loạn của tuyến bã nhờn dưới da. Khi cơ thể gặp vấn đề nào đó khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường. Kết hợp các tác nhân bên ngoài mà sinh bệnh. Những vùng da có nhiều bã nhờn là vùng da dễ bị viêm da tiết bã. Do đó, bệnh không có tác nhân lây nhiễm là virus, vi khuẩn.
Tuy nhiên, viêm da tiết bã có tính di truyền. Điều này giải thích vì sao những người có người thân trong gia đình, nhất là bố mẹ mắc viêm da dầu là đối tượng dễ bị căn bệnh này. Vì vậy, người bệnh cũng như người xung quanh không nên quá lo lắng bệnh viêm da tiết bã có lây không? Vấn đề cần quan tâm là điều trị bằng cách nào.
Viêm da tiết bã nhờn không lây sang người khác nhưng dễ lan rộng ra các vùng da khác. Nhiều trường hợp chớm bệnh bằng một vùng da trên đầu nhưng sau đó bệnh lan nhanh xuống toàn thân. Bên cạnh đó, bệnh sẽ không tự khỏi nếu không điều trị mà ngày càng nặng hơn. Biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra là tình trạng bội nhiễm, tổn thương và sẹo khó điều trị.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã (viêm da dầu)
Viêm da tiết bã hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng bệnh có liên quan đến sự hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da. Những vị trí có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như mặt, cổ, ngực, đầu là nơi dễ bị bệnh. Bên cạnh đó, sự phát triển của nấm Malassezia trên bề mặt da là tăng nguy cơ mắc bệnh.
Viêm da dầu ở trẻ sơ sinh có liên quan đến yếu tố di truyền từ bố mẹ. Tỷ lệ viêm da tiết bã do di truyền chiếm quá nửa số bệnh nhân. Những người có tiền sử gia đình mắc viêm da có nguy cơ cao bị bệnh.
Hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém, cơ địa nhạy cảm, tạng phủ suy yếu. Cơ thể mắc các bệnh rối loạn thần kinh, trầm cảm… cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, còn có một số yếu tố trong môi trường như khói bụi, hóa chất, thời tiết…
Có thể thấy các nguyên nhân gây viêm da tiết bã không bao gồm các tác nhân lây nhiễm như virus, vi khuẩn. Chính vì vậy, bệnh không có khả năng lây nhiễm.
Viêm da tiết bã có chữa được không? Chữa bằng cách nào?
Viêm da tiết bã là bệnh khó điều trị dứt điểm. Nguyên nhân là bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào khi có điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên nếu có phương pháp phù hợp người bệnh có thể khỏi bệnh trong thời gian dài. Một số cách chữa viêm tiết bã (viêm da dầu) được áp dụng gồm:
Cách chữa viêm da dầu tại nhà
Các mẹo dân gian sử dụng thảo dược tự kiếm là cách giảm nhẹ triệu chứng viêm da dầu được nhiều người áp dụng. Tuy không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh, nhưng cách chữa này có thể xoa dịu cảm giác ngứa, đau rát. Một số mẹo dân gian như sau:
Trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa: Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh, thoa đều dầu dừa (dầu ô liu) nguyên chất lên da. Massage nhẹ nhàng trong 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, đều đặn trong vài tháng.
Trị viêm da tiết bã bằng dầu cám gạo: Vệ sinh vùng da bị bệnh thật sạch để loại bỏ vi khuẩn. Sử dụng 1 lượng dầu cám gạo vừa đủ thoa đều lên da. Massage da nhẹ nhàng trong 5-10 phút cho dầu cám gạo thẩm thấu vào da. Sau đó vệ sinh thật sạch da 1 lần nữa. Thực hiện 1-2 lần/ ngày.
Chữa bệnh viêm da tiết bã bằng mật ong: Vệ sinh thật sạch vùng da bị viêm, bôi 1 lượng mật ong nguyên chất lên da. Để trong vòng 20-30 phút và rửa lại thật sạch bằng nước. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong 4-6 tuần trở lên.
*Lưu ý: Các mẹo dân gian kể trên chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, không có tác dụng điều trị. Bên cạnh đó, vì chưa được kiểm định nên cách chữa này không phải an toàn tuyệt đối. Nhiều trường hợp áp dụng các mẹo này dẫn tới nhiễm khuẩn, bệnh nặng hơn, tái phát triền miên. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Sử dụng thuốc điều trị viêm da tiết bã
Sử dụng thuốc bôi chữa viêm da dầu là biện pháp mạnh hơn so với mẹo dân gian. Các loại thuốc này có tác dụng giảm triệu chứng tại chỗ nhanh chóng. Tuy nhiên, viêm da tiết bã dùng thuốc gì cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Lạm dụng thuốc Tây có thể tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm. Trong đó,tình trạng giãn mạch, teo da, rạn da, kháng thuốc, tăng nguy cơ bội nhiễm, tái phát bệnh rất đáng lo ngại.
Một số loại thuốc dạng điều trị tại chỗ và toàn thân bao gồm:
- Các loại dầu gội đầu chứa ketoconazol, ciclopirox, coal tar… dùng cho viêm da dầu ở đầu.
- Các thuốc bôi chứa Steroid giúp giảm ngứa, kháng viêm tại chỗ.
- Nhóm thuốc bôi da chứa acid salicylic, acid lactic… có tác dụng làm mềm da, bong vảy
- Một số thuốc ức chế nấm bề mặt da như ketoconazol, kẽm pyrithion … có tác dụng kháng nấm và 1 số vi khuẩn.
- Trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm nặng kết hợp thuốc Itraconazole, Tetracyclin, kháng sinh đường uống…
Điều trị viêm da tiết bã ở mặt và ở trẻ em, việc sử dụng thuốc cần hết sức lưu ý. Da mặt và da trẻ nhỏ rất nhạy cảm, dễ tổn thương. Các loại thuốc bôi thường được chỉ định liều thấp và trong thời gian ngắn. Thuốc chữa corticoid được khuyên không nên sử dụng.
Trường hợp, bệnh nhân không đáp ứng thuốc, bệnh quá nặng, Tây y có thể chỉ định phương pháp quang trị liệu. Tuy đem lại hiệu quả cao và nhanh nhưng cách chữa này thường tiềm ẩn rủi ro. Trong đó, đáng lo ngại nhất là tăng nguy cơ ung thư da.
Điều trị viêm da tiết bã bằng Đông y
Theo Đông y, viêm da tiết bã (viêm da dầu) là bệnh viêm da mãn tính. Bệnh có liên quan đến các yếu tố phong, thấp, nhiệt xâm nhập cơ thể. Các yếu tố này uất kết lâu ngày dẫn đến huyết nhiệt, huyết táo, rối loạn vinh vệ và gây viêm da dầu. Các yếu tố môi trường, khí hậu bên ngoài chỉ đóng vai trò là tác nhân bùng phát bệnh.
Vậy theo Đông y viêm da tiết bã có lây không? Theo quan điểm của YHCT, viêm da tiết bã không có khả năng lây nhiễm nhưng có tính di truyền khá mạnh. Để điều trị viêm da dầu, Đông y kết hợp điều trị cả căn nguyên và triệu chứng. Vì vậy, ưu điểm lớn nhất mà Đông y đem lại là hiệu quả điều trị toàn diện. Duy trì hiệu quả lâu dài và hạn chế thấp nhất khả năng tái phát.
Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể mà Đông y sử dụng các vị thuốc phù hợp. Các vị thuốc được sử dụng nhiều nhất bao gồm:
- Thảo dược có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da, loại bỏ dầu nhờn như: Lá trầu không, Mò trắng, Ích nhĩ tử…
- Thảo dược giúp mát gan, thanh nhiệt, khu phong gồm Bồ công anh, Kim ngân hoa, Kinh giới, Tang bạch bì…
- Thảo dược giúp tiêu sừng, lành tổn thương, liền sẹo, kiểm soát dầu như: Cây sơn, nghệ, đạm trúc diệp…
*Lưu ý: Thuốc Đông y thường mang lại hiệu quả cao, lâu dài, giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề cơ thể. Tuy nhiên, vì điều trị theo từng giai đoạn nên hiệu quả đến chậm. Người bệnh cần kiên trì trong sử dụng thuốc.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!