Bệnh Viêm Da Tiết Bã Nhờn Ở Mặt: Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
Viêm da tiết bã nhờn ở mặt gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe làn da và thẩm mỹ của người bệnh. Nếu không điều trị đúng cách các tổn thương viêm ngoài da có thể lan rộng ra vùng da khác trên cơ thể và để lại những biến chứng nghiêm trọng. Để có được cách điều trị phù hợp, người bệnh nên tham khảo các thông tin cần thiết trong bài viết.
Viêm da tiết bã nhờn là một dạng rối loạn da phổ biến do ảnh hưởng của tuyến dầu trên mặt. Bệnh xuất hiện khi tuyến bã nhờn trên cơ thể bị rối loạn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm da. Bệnh lý này thường gặp ở nhiều đối tượng từ trẻ em đến người lớn, khiến làn da người bệnh xuất hiện vảy ngứa và đỏ rát.
Viêm da tiết bã nhờn ở mặt không nguy hại trực tiếp nhưng về lâu dài khiến người bệnh tự ti mặc cảm khi giao tiếp do các tổn thương ngoài da. Ngoài ra nếu chữa trị không đúng cách có thể kéo theo các hệ lụy xấu tới sức khỏe bệnh nhân.

Triệu chứng viêm da tiết bã ở mặt
Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào từng đối tượng người bệnh mà các triệu chứng sẽ có sự khác biệt. Sau đây là những dấu hiệu chính gây ra bệnh:
Ở người lớn
- Vị trí đổ nhiều dầu thường ở các vùng da có nếp gấp như trán, má, cằm, hai bên cánh mũi… Khu vực này dễ bị viêm đỏ, khô
- Xuất hiện vùng da bị đóng vảy trắng đục, bong tróc kèm cảm giác ngứa ngáy.
- Vùng lông mày hoặc đường chân tóc, ria mép xuất hiện vảy trắng như gàu.
Viêm da tiết bã ở mặt trẻ sơ sinh
- Ở trẻ sơ sinh các tổn thương ngoài da có màu đỏ cam phủ lớp vảy xám trắng.
- Da khô hoặc nhờn dính
- Vị trí thường gặp là mũi, má, trán, lông mày, hai bên tai… không gây ngứa quá nhiều
- Bệnh dễ bị nhầm lẫn với bệnh chàm sữa
Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã nhờn ở mặt
Bệnh lý viêm da này phổ biến ở nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn. Viêm da tiết bã nhờn ở mặt gây nên do vấn đề rối loạn tuyến bã nhờn trên cơ thể. Khi này tuyến bã nhờn hoạt động mạnh tạo cơ hội cho một số phản ứng viêm da xuất hiện. Một số nguyên nhân chính có thể gây ra bệnh cần kể đến như:
- Vệ sinh không đúng cách
Nhiều người thường mắc sai lầm trong việc vệ sinh và chăm sóc da như sử dụng sữa rửa mặt hoặc mỹ phẩm có tính tẩy rửa cao. Nồng độ pH cũng rất quan trọng khi lựa chọn sản phẩm cho da, chọn sản phẩm có độ pH không phù hợp khiến da bị kích ứng, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây viêm da. Ngoài ra nếu da phải tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, tia UV có hại mà không được che chắn bảo vệ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh.
- Kích ứng với thời tiết
Trong thời điểm thời tiết nắng nóng bất thường bệnh lý này có khả năng bùng phát cao. Thời tiết thay đổi đột ngột thất thường cũng khiến làm da bị khô, mất nước nhiều hơn. Tuyến dầu nhờn của da khi này hoạt động mạnh để cân bằng độ ẩm vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập lên da.
- Do vi khuẩn, nấm
Lớp dầu trên da là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn và nấm có hại sinh sôi. Tiêu biểu như nấm malassezia có thể gây kích ứng, viêm da và hình thành viêm da dầu ở mặt.
- Chế độ ăn uống sai cách. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng với sức khỏe người bệnh
Ăn uống không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến hệ bài tiết khiến độc tố tích tụ trong cơ thể gây nên các triệu chứng bệnh ngoài da.
Căng thẳng thần kinh, stress, mệt mỏi gây nên rối loạn tiết tố bên trong cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động tuyến bã nhờn ở mặt.
- Ảnh hưởng của một số bệnh lý về thần kinh
Người mắc các hội chứng thần kinh như down, động kinh, liệt dây thần kinh trên mặt có khả năng mắc bệnh cao hơn.
- Rối loạn hormone ở phụ nữ mang thai gây nên bệnh lý ở cả mẹ và trẻ
Khi mang thai người mẹ dễ bị rối loạn tiết tố nữ dẫn đến kích thích tuyến bã nhờn ở cơ thể và truyền sang thai nhi khiến trẻ sinh ra có khả năng cũng mắc bệnh tương tự.

Viêm da nhờn ở mặt có nguy hiểm không?
Vùng da mặt khá nhạy cảm, những tổn thương viêm ngoài da do bệnh gây ra gây ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ của người bệnh khiến bệnh nhân tự ti trong giao tiếp. Bệnh lý dai dẳng kéo dài khiến tâm lý người bệnh nặng nề dẫn đến stress.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh có tỷ lệ tái phát cao do người bệnh điều trị chưa đúng cách. Các dấu hiệu của viêm da tiết bã nhờn dễ bị nhầm lẫn với bệnh vảy nến, nấm, Iupus ban đỏ dẫn đến chọn sai thuốc chữa bệnh. Từ đó tình trạng bệnh trở nặng dễ lan rộng khắp cơ thể.
Viêm da dầu thường bùng phát nhiều vào mùa hè và trở nặng khi sang đông. Ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh, các triệu chứng bệnh có thể nặng hơn đi kèm chứng tiêu chảy, đỏ da toàn thân thậm chí đe dọa tính mạng.
Nhiều trường hợp gãi mạnh tạo các vết thương hở dễ bị bội nhiễm vi khuẩn nguy hiểm đến sức khỏe làn da. Bội nhiễm có thể đi kèm với sẹo khó lành sau điều trị.
Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt
Có nhiều phương pháp điều trị viêm da bã nhờn trên mặt. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Người đọc có thể tham khảo các cách chữa sau đây:
Chữa viêm da tiết bã bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây cần theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng bừa bãi gây ra cá tác dụng phụ không mong muốn. Điều trị sẽ tập trung vào nhóm thuốc giảm nhẹ triệu chứng bệnh như:
- Thuốc bôi ngoài da: Có tính sát khuẩn vệ sinh dịu nhẹ vùng da bị viêm. Làm dịu nhẹ cảm giác ngứa ngáy
- Thuốc chống viêm giảm ngứa: Thường là nhóm thuốc chứa corticoid hoặc kháng histamin. Nhóm thuốc này cần dùng đúng liều lượng. Không nên sử dụng lâu dài có thể dẫn đến đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa…
- Thuốc ức chế tiết dầu: Điển hình là thuốc Calcineurin làm giảm bớt hoạt động tiết dầu trên da.
Viêm da tiết bã là một bệnh mãn tính, tái phát có từng đợt, việc dùng thuốc tân dược dài ngày đặc biệt là hoạt chất corticoids sẽ dẫn đến biến chứng teo da, bào mòn da. Ngoài ra, nếu không kiểm soát tốt, bôi trên diện rộng thuốc sẽ hấp thu toàn thân gây các biến chứng nặng nề như đục thủy tinh thể, ức chế trực dưới đồi tuyến yên – thượng thận… Vì thế, khi dùng các loại thuốc này bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ, tránh bôi dài ngày trên diện rộng.

Dùng thảo dược thiên nhiên trong điều trị bệnh
Ngoài việc sử dụng thuốc, nhiều người bệnh còn chọn cách tự chữa viêm da tiết bã ở nhà bằng các nguyên liệu quen thuộc như nha đam, dấm táo… Cách sử dụng:
Chữa viêm da dầu bằng mật ong:
Mật ong có tính kháng khuẩn cao cũng nhưa chứa nhiều vitamin, kháng chất và acid amin. Các dưỡng chất có trong mật ong giúp thẩm thấu vào tận bên trong tế bào da. Tác dụng giúp nuôi dưỡng và cung cấp dinh dưỡng cho làn da.
Cách dùng mật ong để bôi lên da:
- Nguyên liệu 1 muỗng mật ong nguyên chất
- Sau khi vệ sinh vùng da bị viêm da tiết bã sạch sẽ, dùng bông gòn thấm mật ong và thoa đều lên
- Massage nhẹ nhàng để các tinh chất có trong mật ong thấm sâu làm tăng hiệu quả chữa trị
- Sau 15 phút rửa lại da bằng nước ấm
Có thể kết hợp mật ong với muối tinh hoặc bột quế để bôi lên da tăng hiệu quả điều trị.
Chữa viêm da dầu bằng dầu cám gạo
Đây là nguyên liệu quen thuộc với đời sống được áp dụng trong việc điều trị viêm da dầu. Cách sử dụng có thể dùng để tắm hoặc bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương.
Dùng để tắm:
- Dùng khoảng 10 giọt tinh dầu cám gạo hòa vào trong nước ấm.
- Ngâm hoặc dùng để tắm trong khoảng 15 phút để tinh chất của dầu cám gạo ngấm vào da. Sau đó vệ sinh da lại thật sạch.
Dùng để bôi lên da:
- Dùng lượng nhỏ dầu cám gạo bôi lên vùng da đã được vệ sinh sạch
- Massage nhẹ nhàng để tinh chất dầu cám gạo thấm sâu vào da và phát huy khả năng điều trị bệnh.
- Bôi vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và rửa lại thật sạch vào sáng hôm sau.
Chữa viêm da dầu bằng dầu dừa
Chuẩn bị: Tinh dầu dừa nguyên chất 2 muỗng.
Cách làm: Lấy dầu dừa nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm da cơ địa. Dùng tay massage nhẹ nhàng cho đều. Để như vậy ngủ qua đêm, sáng hôm sau rửa sạch lại với nước.

Trị viêm da dầu bằng lá trầu không
Có thể dùng trầu không để đắp lên da hoặc đun nước xông hơi. Biện pháp này giúp làm giảm các triệu chứng viêm ngoài da do trầu không có tính sát khuẩn cao.
Cách thực hiện: Rửa sạch trầu không ngâm nước muối trong 15 phút. Giã nhuyễn rồi bôi lên da hoặc đun với nước trong lửa nhỏ đến khi sôi. Để nguội bớt và tắm hoặc xông hơi.
Các mẹo dân gian chỉ mang tính chất truyền miệng, hiệu quả vẫn chưa được kiểm chứng . Việc thực hiện cần cẩn thận trong khâu đảm bảo vệ sinh tránh viêm nhiễm. Bên cạnh đó các nếu thấy bệnh có chuyển biến nặng cần ngưng sử dụng cách này và đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Chế độ sinh hoạt phù hợp để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh
Người bệnh có thể tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của mình để tăng khả năng phòng và chữa bệnh. Bệnh không khó điều trị nhưng khả năng tái phát cao. Do đó không nên chủ quan trong thói quen sinh hoạt hằng ngày. Một số lưu ý cần nhớ như:
- Sử dụng mỹ phẩm, sữa rửa mặt phù hợp. Chăm sóc da mặt đúng cách, giữ vệ sinh và duy trì độ ẩm tự nhiên của da. Không rửa mặt bằng nước quá nóng hay quá lạnh. Lựa chọn sản phẩm có độ pH phù hợp.
- Không gãi mạnh hay chà sát lên da gây tổn thương nặng trên bề mặt da
- Che chắn, bảo vệ da bằng kem chống nắng khi phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay môi trường bụi bẩn.
- Uống đủ nước, bổ sung vitamin C,E, omega 3 giúp tăng khả năng chống khuẩn và độ ẩm cho da từ bên trong
- Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Viêm da tiết bã trên mặt sẽ khó mà tự khỏi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Người bệnh không nên chủ quan xem nhẹ trong việc chữa trị. Để có được hướng chữa bệnh chính xác và hợp lý, tốt nhất nên tới gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn. Hy vọng với những thông tin trên, người bệnh đã có cho mình phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.
ArrayArrayNgày Cập nhật 07/06/2024