Bệnh Viêm Đại Tràng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi?
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện sức khỏe và phòng chống bệnh trở nặng. Một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ người bệnh chống khỏe mạnh mà còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa sau khoảng thời gian mắc bệnh. Vậy, các đối tượng bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì để mau khỏe? Tham khảo bài viết dưới đây để biết câu trả lời chính xác.
Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với người bị viêm đại tràng
Đại tràng là bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa, đảm nhận vai trò tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn thành các dạng năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Thế nhưng, đại tràng bị viêm hay viêm loét sẽ tác động ít nhiều đến quá trình tiêu hóa. Điều này khiến cơ thể không thể tiếp nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết.
Bên cạnh đó, các chuyên gia đã chỉ ra, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm đại tràng có thể từ chế độ ăn uống hằng ngày thông qua việc tiêu thụ thực phẩm không an toàn dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, ăn sống có nhiễm khuẩn,… Lúc này, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là điều rất cần thiết cho người bệnh.
Trong việc xây dựng thực đơn cho người bị viêm đại tràng, cần chú ý đảm bảo các thành phần dinh dưỡng sau:
- Chất đạm: 1g/ kg/ ngày;
- Calo (năng lượng): Dao động từ 30 – 35 kcal/ kg/ ngày tùy vào từng đối tượng cụ thể;
- Chất béo: Không quá 15g/ ngày;
- Đủ nước, muối khoáng và vitamin cần thiết.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học và hợp lý không có tác dụng chữa bệnh viêm đại tràng nhưng nó có tác dụng hỗ trợ bệnh, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Không những vậy, ăn đúng và ăn khỏe còn hạn chế các vấn đề nghiêm trọng do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống khoa học còn giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và để chống chọi bệnh tật.
Người bị viêm đại tràng nên ăn gì để chóng lành bệnh, mau khỏe?
Trên thực tế, người bị viêm đại tràng không nhất thiết phải kiêng khem quá mức gây thiếu chất. Có thể ăn uống thoải mái và chỉ cần kiêng những thực phẩm kích ứng với cơ thể. Tuy nhiên, lựa chọn và ăn đúng thực phẩm không chỉ giúp phòng bệnh trở nặng mà còn giúp cơ thể mau khỏi bệnh. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến khích người bệnh nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày các nhóm thực phẩm sau:
1. Thực phẩm giàu đạm
Chất đạm đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường sự chuyển hóa các chất, đặc biệt là hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy, người bị viêm đại tràng không nên bỏ qua nhóm thực phẩm này trong khẩu phần ăn uống hằng ngày.
Một số thực phẩm mà người bệnh viêm đại tràng nên ăn như: thịt nạc, thịt cá nạc, trứng, đậu phụ, giá đỗ, các loại sữa tách béo, sữa không đường,… Đối với một số món ăn có sử dụng thịt, hãy xay nhỏ hoặc băm thịt trước khi chế biến để dễ tiêu hóa cơn, giảm bớt gánh nặng cho đường ruột.
2. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người bình thường và cả người bị viêm đại tràng. Nhóm thực phẩm này giúp ổn định đường tiêu hóa, nhuận tràng. Đặc biệt là hỗ trợ loại bỏ triệu chứng táo bón của bệnh. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà người bệnh nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày như rau chân vịt, bơ, lê, yến mạch,…
3. Thực phẩm chứa nhiều chất cellulose
Các thực phẩm chứa nhiều chất cellulose có thể kể đến như khoai mì, khoai lang, bánh mì nướng, táo,… Nhóm thực phẩm này có tác dụng làm giảm triệu chứng tiêu chảy ở người mắc bệnh đường ruột. Do đó, các đối tượng bị viêm đại tràng nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày.
4. Rau xanh, củ quả tươi
Rau xanh là loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể rất nhiều hàm lượng khoáng chất và vitamin thiết yếu. Dù ít hay nhiều, các chuyên gia khuyến cáo một người nên tiêu thị khoảng 100 – 200g rau xanh mỗi bữa ăn. Nguồn thực phẩm này không chỉ bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất mà còn giúp điều hòa hoạt động của đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón và tiêu chảy.
Song song với các loại rau xanh là các loại củ quả với đa dạng chủng loại khác nhau. Công dụng của củ quả không kém rau xanh giúp người bệnh viêm đại tràng cải thiện được tình trạng đau thắt vùng bụng và một số triệu chứng khác.
5. Bị viêm đại tràng nên ăn gì? – Sữa chua
Sữa chua là một trong những thực phẩm rất dễ ăn, mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi đều ưa thích. Đặc biệt hơn, trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, trong đó có cả đại tràng. Những lợi khuẩn sau khi đi qua đại tràng sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, hỗ trợ chữa lành tình trạng viêm loét. Không những vậy, các lợi khuẩn phát triển còn giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, giúp làm giảm áp lực của dạ dày khi tiêu thụ các thực phẩm khó tiêu.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh và cả người khỏe mạnh nên ăn mỗi ngày một cốc sữa chua 100ml. Thói quen này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh đường ruột như: viêm đại tràng, đau dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,…
6. Các loại trái cây
Bản chất của các loại trái cây là dồi dào vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Chúng đều có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Ăn nhiều trái cây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
Đặc biệt là quả bơ và quả chuối là hai loại quả rất tốt cho những đối tượng bị viêm đại tràng. Bởi chất béo không bão hòa có trong loại quả này rất tốt cho cơ thể. Không những vậy, chúng còn giúp chống lại tình trạng thiết dinh dưỡng ở người bị viêm đại tràng.
7. Bổ sung đủ lượng nước
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm từ rau xanh, hoa quả đến thịt cá, người bệnh viêm đại tràng cũng không nên việc uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước không chỉ thanh lọc cơ thể, ổn định đường ruột mà hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Bên cạnh việc uống nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm các loại nước ép từ rau củ và hoa quả. Trên thực tế, loại đồ uống này không có công dụng bổ sung nước mà còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết khác.
Bị viêm đại tràng kiêng ăn gì để phòng bệnh trở nặng
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, nên bổ sung vào thực đơn uống hằng ngày thì người bị viêm đại tràng cũng cần kiêng khem một số thực phẩm nhất định nếu không mong muốn bệnh trở nặng hay làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Một số thực phẩm không tốt cho người bị viêm đại tràng được chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra:
1. Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Các bệnh nhân bị viêm đại tràng thường có triệu chứng táo bón nên kiêng các thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao hay thực phẩm chứa nhiều lactose. Cụ thể hơn là sữa, mật ong, quả ngọt, bánh kẹo ngọt, nước ngọt,…
Không những vậy, khả năng tiêu thụ chất dinh dưỡng ở người bị viêm đại tràng thường kém đi. Khi tiêu thụ lượng lớn những thực phẩm này có thể dẫn đến triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó đi ngoài.
2. Thức ăn dễ gây kích ứng
Đồ ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hay thức ăn có dấu hiệu ôi thiu,… là những thức ăn mà người bị viêm loét dạ dày cần loại bỏ ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày. Chúng không chỉ tạo áp lực lớn cho đường ruột mà còn ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình điều trị bệnh. Thậm chí, có thể khiến cơn đau thắt vùng bụng dưới rốn trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao
Thực phẩm có chứa nhiều chất xơ luôn được chuyên gia khuyến khích người bị viêm đại tràng bổ sung vào thực đơn ăn uống ngày này. Tuy nhiên, những thực phẩm có lượng chất xơ cao lại không hề tốt bởi chúng có khả năng gây ra tình trạng khó tiêu. Một số thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao mà bạn cần lưu ý như: súp lơ xanh, ngô, hành củ, nấm, đậu quả,…
4. Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm có chứa lượng đường cao là một trong những thủ phạm điển hình khiến đại tràng co thắt gây đau bụng và tiêu chảy. Nếu không mong muốn gặp phải tình trạng này, người bị viêm đại tràng cần tránh xa các loại bánh kẹo ngọt, nước uống ngọt và cả thực phẩm chứa đường tự nhiên, đường nhân tạo như manitol, xylitol,…
5. Thực phẩm khô cứng, gây khó tiêu
Hệ tiêu hóa của người bị viêm đại tràng thường có xu hướng kém đo. Do đó, thực phẩm khô cứng, thực phẩm gây khó tiêu không được chuyên gia khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng này. Thậm chí, việc sử dụng có thể làm tổn thương niêm mạc ruột do quá trình cọ sát. Điều này khiến bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Một số thực phẩm thuộc nhóm này mà người bệnh cần loại bỏ như: ngũ cốc nguyên hạt, bắp rang bơ, hoa quả sấy khô, lương khô, bánh cứng,…
6. Đồ ăn tanh sống
Do hệ tiêu hóa của người viêm đại tràng yếu hơn người bình thường nên chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích ăn chín uống sôi và không ăn các thực phẩm tanh sống hay thực phẩm chưa qua chế biến. Phần lớn, các thực phẩm này có chứa những vi khuẩn gây hại cho hệ vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó, các vi khuẩn ký sinh có thể gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài nhiều. Trường hợp xấu hơn có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Một số thực phẩm cần loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày như: rau sống, tiết canh, gỏi sống, nem chua,…
7. Đồ uống có chứa các chất kích thích, rượu, bia
Các bệnh lý nói chung và bệnh viêm đại tràng nói riêng luôn được bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo loại bỏ hoàn toàn đồ uống có chứa chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá, nước có gas,… Và đây cũng chính là nguyên tắc hàng đầu nếu không mong muốn bệnh trở nặng. Đa phần, các loại đồ uống này sẽ khiến người bệnh khó kiểm soát các triệu chứng của bệnh và khả năng cao khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số lưu ý trong chế độ ăn uống của người bị viêm đại tràng
Trong quá trình chế biến và ăn uống, người bị viêm đại tràng cần lưu ý một số nguyên tắc sau để đảm bảo sự an toàn, hiệu quả và phòng tránh bệnh trở nặng. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:
- Ăn chín uống sôi và ăn chậm nhai kỹ là nguyên tắc hàng đầu mà người bị viêm đại tràng cần lưu ý;
- Ưu tiên ăn các món ăn được chế biến ở dạng hấp, luộc, lỏng,… Đây là những món ăn rất dễ tiêu hóa và tạo áp lực cho dạ dày cũng như đại tràng;
- Người bị viêm đại tràng nên tạo thói quen ăn uống đúng giờ và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu;
- Nguyên liệu trước khi chế biến cần được rửa sạch qua nhiều nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn. Đồng thời, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nước trước và sau khi chế biến.
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc và cả người bệnh viêm đại tràng biết nên ăn gì và kiêng ăn gì khi mắc bệnh. Dựa vào đó, tự mình điều chỉnh cũng như xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày phù hợp. Đối với các trường hợp bệnh nặng, bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có sự điều chỉnh thực đơn phù hợp.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Có thể bạn đọc chưa biết:
Ngày Cập nhật 31/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!