Viêm gan C lây qua đường nào? Có lây không?
Viêm Gan C là bệnh nhiễm trùng gan có thể truyền nhiễm. Do đó người bệnh cần tìm hiểu thông tin về việc viêm gan C lây qua đường nào để có biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Tổng quan về viêm gan C
Viêm gan C là bệnh lý tổn thương gan do virus truyền nhiễm và có thể xảy ra dưới dạng cấp tính và mãn tính (nếu tình trạng nhiễm virus kéo dài hơn 6 tháng). Khi nhiễm virus, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào trong gan, gây sưng, rối loạn chức năng gan và tăng các nguy cơ xơ gan, suy gan, ung thư gan.
Nhiều người bệnh viêm gan C không có triệu chứng nhận biết cụ thể nào trong thời gian đầu. Điều này gây khó khăn cho công tác điều trị cũng như ngăn ngừa các biến chứng. Tuy nhiên trong khoảng 2 tuần đến 6 tháng khi virus xâm nhập vào máu, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như nước tiểu đậm màu, sốt, mệt mỏi hoặc vàng da.
Viêm gan C là bệnh nhiễm trùng dai dẳng với các biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Điều trị sớm thường mang lại hiệu quả điều trị và khả năng hồi phục cao. Tuy nhiên, việc điều trị thường rất tốn kém, do đó người bệnh nên xét nghiệm viêm gan C định kỳ để có biện pháp xử lý kịp lúc.
Viêm gan C lây qua đường nào?
Viêm gan C là bệnh nhiễm trùng do virus lây truyền và có thể truyền nhiễm cho người khác thông qua việc tiếp xúc với máu nhiễm bệnh. Điều này có nghĩa là một người cần phải tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh thì mới có khả năng nhiễm virus viêm gan C.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, cách phương thức lây truyền viêm gan C phổ biến nhất thường bao gồm:
- Sử dụng kim tiêm có nhiễm virus viêm gan C
- Sử dụng hoặc tái sử dụng các thiết bị y tế, chẳng hạn như ống tiêu và kim tiêm không được khử trùng đúng kỹ thuật
- Nhận truyền máu từ người bệnh viêm gan C hoặc các sản phẩm máu không được sàng lọc đầy đủ
Ngoài ra, mặc dù không phổ biến nhưng viêm gan C có thể được lâu qua một số phương thức như:
- Quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh
- Truyền từ mẹ sang con thông qua việc sinh, tuy nhiên virus không truyền qua sữa mẹ
- Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo và có tiếp xúc với máu khô của người bệnh
Các yếu tố rủi ro tăng nguy cơ lây truyền viêm gan C
Viêm gan C mãn tính thường không gây ra các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Do đó, một người có thể không phát hiện ra dấu hiệu nhiễm trùng cho đến khi họ đã trải qua tổn thương gan nặng hoặc nghiêm trọng.
Vì vậy, điều quan trọng là mọi người cần biết cách nhận biết nhiễm trùng và viêm gan C lây qua đường nào để có các phòng tránh hợp lý.
Những người thường xuyên sử dụng chung kim tiêm có rủi ro nhiễm và lây lan viêm gan C tương đối cao. Ngoài ra, những người xăm hình từ kim tiêm không được tiệt trùng phù hợp cũng làm tăng nguy cơ viêm gan C.
Bên cạnh đó, một số nhóm đối tượng có nguy cơ viêm gan C cao bao gồm:
- Người sử dụng ma túy
- Có bạn tính nhiễm virus viêm gan C
- Người nhiễm HIV có nguy cơ viêm gan C tương đối cao
- Người xăm hình, xỏ khuyên tai, đặc biệt là khi được thực hiện ở những cơ sở không được kiểm soát y tế
- Nhân viên y tế hoặc những người vô tình chạm vào kim tiêm nhiễm virus
Bên cạnh đó, một người từng bị viêm gan C hoặc một loại viêm gan khác cũng có nguy cơ tái nhiễm viêm gan C trong tương lai.
Viêm gan C không thể lây lan thông qua đường nào?
Không giống như cúm hoặc cảm lạnh thông thường, virus viêm gan không thể tồn tại trong không khí. Điều này có nghĩa là người bệnh viêm gan C không có khả năng lây truyền thong qua việc ho, hắt hơi, chia sẻ thức ăn, hôn hoặc ôm một ai đó.
Việc tiếp xúc với máu bị nhiễm virus hoặc chia sẻ các vật dụng cá nhân như dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng có thể gây lây truyền virus. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Bên cạnh đó, nguy cơ lây truyền qua việc quan hệ tình dục là tấy thấp, nếu cả hai người đều quan hệ chung thủy. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng bao cao su nếu có nhiều bạn tình hoặc thường xuyên quan hệ với người không rõ tình trạng bệnh lý.
Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan C
Không giống như việc tiêm ngừa viêm gan B hoặc A, hiện tại không có vắc – xin phòng ngừa viêm gan C. Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm là tránh các tình huống có thể tiếp xúc máu với người khác.
Một số cách phòng ngừa viêm gan C cơ bản như:
- Tránh dùng chung kim tiêm. Khi cần tiêm thuốc hãy sử dụng kim mới và vứt bỏ kim đã sử dụng an toàn theo hướng dẫn xử lý rác thải y tế.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc cụ cắt móng tay cần được sử dụng cá nhân, không chia sẻ với người khác.
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một bạn tình hoặc sử dụng bao cao su nếu bạn hoặc bạn tình quan hệ với nhiều bạn tình. Ngoài ra, nếu lần đầu quan hệ với một bạn tình mới mà không rõ tình trạng bệnh lý, bạn cũng nên sử dụng bao cao su để phòng ngừa viêm gan cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Đảm bảo an toàn khi xăm hình, chọn cơ sở xăm hoặc xỏ khuyên tai uy tín, có chứng nhận y tế hoặc yêu cầu sử dụng kim tiêm mới để đảm bảo không lây nhiễm viêm gan C.
- Che chắn các vết trầy xước trên da cũng như không để người khác tiếp xúc với vết thương, trừ nhân viên y tế có mang găng tay.
- Nếu nhận thấy máu dính trên các đồ vật, hãy lau sạch máu với thuốc sát trùng gia dụng và nước sạch.
- Nếu được chẩn đoán viêm gan C, đừng cho con bú. Mặc dù virus không truyền qua sữa mẹ những đầu núm vú có thể bị trầy xước hoặc chảy máu.
Viêm gan C có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus dành riêng cho bệnh viêm gan C. Nếu không được điều trị, viêm gan C có thể dẫn đến các biến chứng như xơ gan, suy gan, ung thư gan và cuối cùng là tử vong. Do đó, người bệnh cần thường xuyên sàng lọc viêm gan để có biện pháp xử lý, điều trị phù hợp.
Ngày Cập nhật 04/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!