Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính và những điều cần biết
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là bệnh mãn tính xuất hiện phổ biến ở phụ nữ. Bệnh hình thành và phát triển khi những yếu tố kháng thể tồn tại trong máu chống lại các mô khớp. Từ đó thúc đẩy quá trình tiết dịch ở khớp dẫn đến tổn thương mô sụn. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có khả năng phát triển mạnh và gây ra nhiều tổn thương, biến chứng nghiêm trọng.
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là gì?
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là một trong những dạng tương đối phức tạp của bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh hình thành và phát triển khi một số kháng thể có yếu tố thấp xâm nhập vào cơ thể con người, sau đó tác động và làm tổn thương các mô khớp. Lâu ngày những tổn thương này sẽ lớn dần, lan rộng ra sụn khớp và màng dịch khớp. Đồng thời gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng, khó chịu trong nhiều ngày.
Để có thể xác định chính xác mức độ phát triển bệnh, thời gian mắc bệnh và mức độ đau đớn, người bệnh cần đến những cơ sở y tế uy tín, tiến hành xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh lý. Sau khi có kết quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh bằng những phương pháp chuyên sâu, phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại.
Đối với những trường hợp xét nghiệm máu nhưng không phát hiện ra kháng thể gây bệnh thì được gọi là viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là một bệnh nguy hiểm. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng sau:
- Tình trạng viêm khớp xuất hiện đồng thời ở nhiều khớp và nhiều vị trí trên cơ thể. Hiện tượng viêm khớp xảy ra tại các cục u trên khớp xương được gọi là bàn tay lạc đà và bàn tay gió thổi.
- Cơn đau thường xuyên xuất hiện và ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Tình trạng đau nhức xảy ra phổ biến ở khớp bàn tay, khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp đầu gối, khớp ngón chân. Cơn đau sẽ xuất hiện âm ỉ và kéo dài hơn ở khớp vai, khớp háng, khớp khuỷu tay, đốt sống cổ và thái dương.
- Cơn đau xuất hiện nhiều hơn và nặng nề hơn vào lúc nửa đêm về sáng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Tình trạng đau nhức thường xuất hiện đối xứng qua hai bên của cơ thể. Chính vì thế, khả năng di chuyển và khả năng vận động của bệnh nhân cũng bị hạn chế.
- Hiện tượng cứng khớp xảy ra vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Thông thường, cứng khớp sẽ xuất hiện và kéo dài trên 60 phút, xảy ra liên tục trong 6 tuần hoặc hơn.
- Vùng da xung quanh các khớp đang bị viêm có dấu hiệu khô ráp, lòng bàn tay nổi hồng ban, teo cơ.
- Thời gian đầu bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị sốt nhẹ, da xanh xao, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, ăn không ngon miệng, sút cân… Ngoài ra một số vấn đề có liên quan đến hệ tim mạch, phổi và xương cũng xảy ra.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính
Bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm:
- Vi khuẩn, virus: Bệnh sẽ hình thành và phát triển khi cơ thể bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus có khả năng phá hủy tế bào bạch cầu đang tồn tại bên trong máu. Từ đó gây ra những phản ứng viêm tại khớp.
- Hệ thống miễn dịch kém: Đối với những người có hệ thống miễn dịch kém hoặc suy yếu, khi bị tác động và bị tấn công bởi những yếu tố gây hại sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy giảm nặng nề. Đồng thời dẫn đến viêm khớp dạng thấp.
- Độ tuổi, giới tính: Bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, bệnh sẽ xảy ra phổ biến hơn ở những người có độ tuổi trên 40. Ngoài ra, phụ nữ cũng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
- Di truyền: Những người có gia đình (đặc biệt là ba mẹ) mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có tỉ lệ bị bệnh cao hơn so với những người có gia đình không mắc bệnh.
- Thừa cân, béo phì: Việc không kiểm soát tốt cân nặng, để cân nặng vượt mức sẽ khiến cơ, dây chằng, xương và các khớp bị ảnh hưởng và chịu nhiều áp lực hơn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm khớp dạng thấp hình thành, tổn thương phát triển.
- Môi trường sống: Trong điều kiện, không gian sinh sống của con người sẽ tồn tại sự phơi nhiễm những yếu tố, vi chất silica, vi chất amiang. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm sưng ở các khớp.
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính có nguy hiểm không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính nếu không được kiểm soát bằng những phương pháp phù hợp, bệnh có thể phát triển khiến người bệnh mất khả năng di chuyển, khả năng vận động và sinh hoạt. Thậm chí là bại liệt.
Ngoài ra, việc không sớm áp dụng những phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp thích hợp, người bệnh còn có nguy cơ cao đối mặt với nhiều bệnh lý, biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim mạch, ung thư và một số bệnh lý khác có liên quan đến hệ hô hấp. Ở một số trường hợp nặng, người bệnh có thể tử vong.
Cho đến hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm chứng viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính. Do đó, người bệnh phải sống chung với bệnh, điều trị bệnh suốt đời. Đồng thời phải áp dụng những biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh phát triển, ngăn ngừa biến chứng hình thành.
Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính
Vì viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là bệnh mãn tính nên bệnh nhân cần có những phương pháp hỗ trợ điều trị cũng như kiểm soát bệnh suốt đời. Hiện nay tồn tại rất nhiều phương pháp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng. Ở mỗi phương pháp sẽ có các nhược điểm và những ưu điểm khác nhau, phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
Điều trị bằng Tây y
Thông thường, sau khi chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc gồm những loại thuốc đặc trị để có thể kiểm soát tốt bệnh lý. Đồng thời phòng ngừa tốt những biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng những loại thuốc này.
Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính bằng thuốc Tây y chỉ phù hợp với những bệnh nhân có sức khỏe tổng thể tốt. Đặc biệt không mắc những vấn đề, bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bởi lượng tá dược tồn tại trong những loại thuốc này có khả năng tác động làm ảnh hưởng đến dạ dày. Nhất là khi bạn sử dụng thuốc trong một thời gian dài hoặc sử dụng thuốc với liều cao.
Để hạn chế những rủi ro có thể xuất hiện, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Bên cạnh đó bạn cần sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nhằm kiểm soát tình trạng viêm ở các khớp, giúp cải thiện cơn đau, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc bao gồm những loại thuốc điều trị sau:
- Thuốc giảm đau: Để giúp bạn kiểm soát cơn đau và cải thiện khả năng đi lại, khả năng vận động, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng kết hợp thuốc Paracetamol và thuốc Codein.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Bên cạnh những loại thuốc giảm đau, một số loại thuốc kháng viêm không steroid cũng sẽ được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm khớp kèm theo chứng sưng, đau và đỏ khớp. Etoricoxib, Celecoxib, Meloxicam là những loại thuốc có thể được sử dụng trong trường hợp này.
- Thuốc chống thấp khớp: Những loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống thấp khớp có khả năng ngăn ngừa những tổn thương xảy ra ở các khớp. Đồng thời ức chế và làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Một số loại thuốc chống thấp khớp thường được sử dụng là Hydroxychloroquine, Ethotrexate, Leflunomide.
Chữa bệnh bằng bài thuốc Đông y
Người lớn tuổi và người có sức đề kháng suy yếu là những đối tượng không được khuyến cáo điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính bằng những loại thuốc Tây y. Chính vì thế, ở những đối tượng này, việc chữa bệnh bằng bài thuốc Đông y là phương pháp thích hợp và an toàn nhất.
Những bài thuốc Đông y là sự kết hợp của các vị thuốc có trong thiên nhiên, có nguồn gốc từ rất lâu đời nên tương đối an toàn và thường không gây ra tác dụng phụ.
Bài thuốc 1: Bài thuốc chữa bệnh từ mật ong và bột quế
Nguyên liệu:
- 5 gram bột quế
- 10ml mật ong nguyên chất
- 250ml nước nóng.
Cách thực hiện:
- Hòa tan mật ong nguyên chất và bột quế vào lượng nước nóng đã chuẩn bị
- Uống hỗn hợp ngay khi còn ấm
- Uống 2 lần/ngày (buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ)
- Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc trong 30 ngày sẽ nhận thấy tình trạng sưng, viêm và đau khớp thuyên giảm đáng kể.
Bài thuốc 2: Bài thuốc điều trị bệnh từ rễ cỏ trinh nữ
Nguyên liệu:
- 20 gram rễ trinh nữ
- 20 gram rễ cúc tần
- 20 gram rễ bưởi
- 10 gram rễ đinh lăng.
Cách thực hiện:
- Mang rễ trinh nữ, rễ cúc tần, rễ bưởi và rễ đinh lăng rửa sạch, sau đó thái nhỏ
- Cho các nguyên liệu và nước lọc vào ấm, tiến hành sắc lấy nước uống
- Chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày
- Mỗi ngày uống 1 thang
- Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc mỗi ngày cho đến khi tình trạng viêm và đau nhức xương khớp thuyên giảm.
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác
Bên cạnh việc sử dụng những loại thuốc Tây y hay các bài thuốc Đông y, người bệnh có thể áp dụng thêm một số biện pháp dưới đây để kiểm soát tốt bệnh lý:
- Xoa bóp, bấm huyệt: Khi cơn đau xuất hiện hoặc vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh có thể tiến hành xoa bóp, bấm huyệt. Việc áp dụng lực bàn tay và các ngón tay sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả. Đồng thời giúp đả thông kinh mạch, chống hiện tượng co cơ. Từ đó cải thiện khả năng đi lại và khả năng vận động.
- Giác hơi: Biện pháp giác hơi có khả năng tác động đến cơ thể bằng nhiệt. Từ đó giúp gân, cơ, dây chằng và xương khớp thư giãn, cải thiện tình trạng co cứng. Đồng thời kích thích quá trình tuần hoàn máu.
- Bài tập giơ chân: Bài tập giơ chân có tác dụng cải thiện độ linh hoạt và sức bền cho xương khớp. Đồng thời giúp giảm đau, giảm viêm và giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Để thực hiện bài tập này, người bệnh nằm ngửa trên sàn nhà với tư thế thả lỏng cơ thể, một bên đầu gối giữ thẳng và áp sát sàn nhà, bên đầu gối còn lại thì co và gập lại. Từ từ nâng chân co lên cao. Sau đó thả lỏng cơ thể để trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 10 lần rồi đổi bên.
- Bài tập ưỡn người: Bài tập ưỡn người có tác dụng kích thích quá trình tuần hoàn máu, giúp cơ, xương, dây chằng và các khớp được thư giãn. Để thực hiện bài tập này, người bệnh nằm ngửa trên sàn nhà với tư thế thả lỏng cơ thể. Hai chân co lại gần với mông, đầu gối hướng lên trần nhà (đầu gối và trần nhà song song với nhau). Dùng lực để nâng ngực và hông lên trên. Giữ nguyên tư thế khoảng 5 giây. Thả lỏng cơ thể và trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác từ 5 – 10 lần.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, khoa học và hợp lý. Đặc biệt bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, omega 3, các loại axit béo không no để cải thiện tình trạng cứng khớp và đau khớp. Bên cạnh đó bạn nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi. Tránh sử dụng nhiều muối, thức ăn ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu, bia và thuốc lá.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Để kiểm soát tốt bệnh lý, bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ. Đồng thời thay đổi phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra tốt hơn và bệnh phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe ở hiện tại của bạn.
Bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là bệnh mãn tính, bệnh nhân không thể điều trị đứt điểm bệnh. Bên cạnh đó, đây còn là một bệnh lý nguy hiểm do có khả năng làm ảnh hưởng đến chức năng vận động và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, ngay khi bệnh xuất hiện, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Đồng thời áp dụng những biện pháp giúp kiểm soát bệnh lý và phòng tránh những rủi ro không mong muốn.
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!