Viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không?
Ngày càng nhiều người bị viêm khớp gối tràn dịch. Có trường hợp bị bại liệt suốt đời vì bệnh lý này. Điều đó khiến cho không ít người băn khoăn viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không. Trả lời vấn đề này cần phân tích từ dấu hiệu bệnh đến các biến chứng có thể xảy ra.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm khớp gối tràn dịch
Trước khi tìm hiểu viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không, bạn cần biết các dấu hiệu nhận biết bệnh này. Nó bao gồm các biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.
Triệu chứng lâm sàng của viêm khớp gối tràn dịch
Dịch khớp nằm trong bao hoạt dịch. Nó làm nhiệm vụ nuôi dưỡng sụn khớp, hạn chế các tác động cơ học bên ngoài và giúp cho hoạt động co duỗi chân dễ dàng. Do bệnh lý, chấn thương, nhiễm khuẩn, lão hóa và một số lý do khác, bao hoạt dịch có thể bị viêm, tăng tiết dịch khớp và gây tình trạng tràn dịch khớp gối.
Biểu hiện của bệnh viêm khớp gối tràn dịch gồm:
- Đau nhức ở đầu gối: Do tính chất hoạt động của các khớp xương và sụn bị thay đổi. Cơn đau có thể đến bất chợt, gây đau dữ dội rồi biến mất trong vài phút đến vài giờ;
- Sưng đỏ ngoài da: Đầu gối bị viêm tràn dịch sẽ có biểu hiện sưng đỏ. Nó còn có thể kèm theo cảm giác nóng và ngứa. Kích thước của đầu gối bị tràn dịch thường lớn hơn gấp đôi so với chân còn lại.
Bên cạnh đó, một số trường hợp bị viêm khớp gối tràn dịch có thể xuất hiện tình trạng: dị cảm (tê hoặc nóng rát ở chân tay); sốt, người mệt mỏi, chán ăn…
Chẩn đoán viêm khớp gối tràn dịch qua các xét nghiệm cận lâm sàng
Khi thấy đầu gối phù nề và có các biểu hiện lâm sàng của tình trạng viêm khớp gối tràn dịch, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng. Mục đích là kiểm tra chính xác có đang mắc bệnh này hay không. Đồng thời, thông qua các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng bệnh, nguyên nhân để có hướng điều trị hiệu quả.
Những kỹ thuật chẩn đoán có thể được yêu cầu thực hiện gồm:
- Công thức máu (huyết đồ): Đây là xét nghiệm thường quy để đánh giá sức khỏe tổng thể. Đồng thời, thông qua huyết đồ, bác sĩ có thể xác định hoặc loại bỏ nguyên nhân gây viêm khớp gối tràn do viêm khớp dạng thấp;
- Chụp X – quang: Xác định xương có bị gãy hoặc khớp có bị trật hay không. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn có thể chẩn đoán được tình trạng thoái hóa khớp hoặc u xương;
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Ngoài mục đích làm rõ hơn kết quả chẩn đoán của phương pháp X- quang, Chụp MRI còn giúp bác sĩ kiểm tra hoạt động của gân, cơ và dây chằng.
- Chọc hút dịch khớp: Đây là phương pháp mang lại độ chính xác cao trong việc xác định tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện kỹ thuật này bởi vấn đề rủi ro cho sức khỏe.
Viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không?
Chẩn đoán một người nào đó có bị viêm khớp gối tràn dịch hay không dựa vào đồng thời cả dấu hiệu lâm sàng và các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Một khi đã xác định chắc chắn bản thân đang mắc phải bệnh lý này thì vấn đề lo lắng của nhiều người đó là viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không.
Về bản chất, bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, nó rất dễ chuyển sang mạn tính và gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Các biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm khớp gối tràn dịch là:
-
Nhiễm trùng khớp:
Thường xảy ra với những người chọc hút dịch khớp gối nhiều lần hoặc thực hiện không theo nguyên tắc. Tình trạng nhiễm trùng ở đầu gối có thể theo máu gây nhiễm khuẩn toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Khi đó tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa. Dù thực tế nguy cơ xảy ra nhiễm trùng máu là rất thấp. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà chủ quan;
-
Biến dạng khớp và không thể đứng thẳng chân:
Chất dịch nuôi dưỡng sụn khớp. Thế nhưng khi khớp gối bị viêm và tràn dịch thì nó lại gây tác dụng ngược lại. Đó là phá hủy sụn khớp. Nếu để lâu không điều trị, các tế bào sụn sẽ bị tổn thương và hư hại dần. Đến một lúc nào đó, sụn khớp bị mòn và mỏng đi. Hai đầu xương ma sát với nhau tạo ra các cơn đau nhức. Chưa dừng lại ở đó, đầu gối còn bị biến dạng về cấu trúc (hình thành các gai xương) và khiến người bệnh không thể đứng thẳng.
-
Teo cơ và liệt chân
Đây là biến chứng nặng nề nhất của tình trạng viêm khớp gối tràn dịch. Đầu tiên, các cơ sẽ bị teo dần. Nguyên nhân là do máu bị hạn chế lưu thông. Cộng với đó là tác động của tình trạng sưng viêm đầu gối. Lâu dần, hoạt động của dây thần kinh tọa sẽ bị ảnh hưởng. Đến một lúc nào đó, hai chân bị teo dần và mất khả năng tự điều khiển.
Điều trị viêm khớp gối tràn dịch đúng cách
Các biến chứng của tình trạng viêm và tràn dịch ở khớp gối không thường xảy ra. Nhất là tình trạng bại liệt. Tuy nhiên, nếu chủ quan hoặc điều trị không đúng cách thì những rủi ro cho sức khỏe vẫn rất cao. Do đó, bên cạnh việc băn khoăn với câu hỏi viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không, bạn cần biết cách điều trị bệnh này thế nào.
Cách xử lý ban đầu khi bị viêm tràn dịch khớp gối
Trước tiên, khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị viêm khớp gối tràn dịch, người bệnh nên:
- Dừng ngay các hoạt động gia tăng áp lực cho khớp gối. Thay vào đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, không đi lại nhiều;
- Khi nằm nghỉ, nên kê chân cao hơn tim để máu huyết được lưu thông tốt hơn;
- Chườm lạnh đầu gối bị sưng để giảm đau nhức trong thời gian chờ đến cơ sở y tế kiểm tra;
Điều trị viêm khớp gối tràn dịch bằng thuốc
Bao gồm thuốc tân dược, Đông y và các phương pháp trong dân gian. Dù áp dụng loại thuốc nào, điều quan trọng là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Đối với bệnh viêm khớp gối tràn dịch và nhiều bệnh lý về xương khớp khác, người bệnh cần điều trị theo phác đồ trong một thời gian nhất định mới đạt hiệu quả kiểm soát hoặc cải thiện bệnh. Ngoài ra, nếu kết hợp giữa các loại thuốc (Đông y và Tây y) thì cần phải có sự đồng ý của bác sĩ.
Thuốc tân dược
Ưu điểm của các loại thuốc này là tác dụng nhanh. Tuy nhiên đi kèm với đó thường là một số tác dụng phụ. Để giảm thiểu các tác động không mong muốn này, bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên nhà thuốc về liều lượng và thời điểm dùng. Các nhóm thuốc này gồm:
- Giảm đau và kháng viêm: Thường là những loại giảm đau ngoại vi có chứa steroid. Tiêu biểu là Corticoid. Nó nó thể được sử dụng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối;
- Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây viêm tràn dịch do nhiễm khuẩn hoặc tiên lượng có thể dẫn đến tình trạng này;
- Thuốc hỗ trợ hoạt động của sụn khớp: vitamin nhóm B, canxi và glucosamine…
Thuốc Đông y
Có nhiều bài thuốc Đông y chữa viêm khớp gối tràn dịch. Nguyên liệu thường dùng là các loại thảo dược như: tang ký sinh, địa hoàng, nhân sâm, phục linh, đương quy, thược dược và xuyên khung…
Ngoài ra, trong dân gian cũng có nhiều cách chữa tình trạng khớp gối bị viêm và tràn dịch. Điểm chung của các phương pháp từ dân gian là nguyên liệu dễ tìm, thực hiện đơn giản. Tiêu biểu như dùng rễ cây đinh lăng sắc lấy nước uống; uống tinh bột nghệ với dầu dừa và lòng đỏ trứng gà…
Cách chữa bệnh bằng Đông y hoặc từ dân gian có ưu điểm là khá lành tính và hiệu quả tác dụng lâu dài. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì sử dụng một thời gian mới có được hiệu quả như mong muốn.
Vật lý trị liệu chữa viêm khớp gối tràn dịch
Bạn có thể kiểm soát được tình trạng viêm cũng như hạn chế được các biến chứng thông qua các phương pháp vật lý trị liệu. Thông thường, nó được kết hợp song song với điều trị bằng thuốc.
Vật lý trị liệu gồm các phương pháp như: châm cứu, bấm huyệt; diện chẩn; massage; chườm lạnh; dùng tia laser, tia hồng ngoại, sóng xung kích… Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện một số bài tập để máu huyết lưu thông tốt hơn, chống teo cơ và rút ngắn thời gian hồi phục.
Điều trị xâm lấn chữa viêm khớp gối tràn dịch
Trong trường hợp viêm khớp gối đã chuyển nặng, có nguy cơ chuyển sang biến chứng, người bệnh có thể cần đến các phương pháp điều trị xâm lấn. Các cách điều trị này gồm chọc hút dịch hoặc thay khớp gối. Tuy nhiên, bạn cần nhớ một điều rằng đây không phải là giải pháp tối ưu nhất. Có quyết định sử dụng phương pháp này hay không còn do thể trạng người bệnh.
Đối với cách điều trị bằng chọc hút dịch khớp, tình trạng viêm và tràn dịch vẫn có thể xuất hiện lại. Bên cạnh đó, nếu quá trình thực hiện không đảm bảo các nguyên tắc, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Còn với phương pháp thay khớp gối, bệnh vẫn có khả năng tái phát. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng thì đây là phương pháp duy nhất đến thời điểm hiện tại.
Xem thêm: Tràn dịch khớp gối có nên hút dịch? Lời khuyên từ chuyên gia
Lưu ý khi điều trị viêm khớp gối tràn dịch
Kết hợp các phương pháp điều trị, người bệnh phải biết cách tự chăm sóc sức khỏe. Trong đó bao gồm thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, biết được tràn dịch khớp gối nên kiêng gì và ăn gì. Đồng thời, người bệnh phải thực hành chế độ sinh hoạt khoa học.
Ngoài ra, thăm khám sức khỏe ở cơ sở y tế đúng lịch hẹn và định kỳ cũng rất cần thiết. Hoặc ngay khi có biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!