Bệnh viêm nang lông có tự hết không?
Viêm nang lông là triệu chứng da liễu không gây nguy hiểm và không có biến chứng đáng kể. Tuy nhiên tình trạng viêm nang lông thường kéo dài và tái phát nhiều lần, từ đó gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Viêm nang lông có tự hết không và làm thế nào để điều trị dứt điểm, những thông tin trong bài viết sau sẽ cung cấp đáp áp cho người đọc về vấn đề này.

Những điều cần biết về bệnh viêm nang lông
Viêm nang lông, hay còn gọi là viêm lỗ chân lông là tình trạng viêm ở phần nông của nang lông. Biểu hiện đặc trưng là làn da xuất hiện dày đặc các sẩn, mụn mủ, chân lông đỏ, bề mặt da sần sùi như da gà. Trường hợp nang lông bị viêm nặng sẽ phát triển thành nhọt cụm, hoặc viêm mô dưới da.
Những tác nhân chính gây viêm nang lông đến từ tụ cầu trùng vàng (Staphylococcus aureus), khí hậu nóng, độ ẩm cao, bụi bẩn, cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Ngoài ra thói quen cạo râu, nhổ lông và tẩy lông cũng là những nguyên nhân gây viêm nang lông thường gặp.
Khu vực bị viêm nang lông thường là những vị trí bị che phủ, ít thoát mồ hôi. Các vùng da ẩm ướt như nách, lưng, gáy, mông, chân, bẹn… rất hay bị viêm. Mặc dù viêm nang lông là căn bệnh ngoài da khá phổ biến, bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng khi không được điều trị sớm, viêm nang lông có thể phát triển thành mãn tính.
Khi các triệu chứng viêm nhiễm tiến triển nghiêm trọng hơn, từ đó cũng sẽ gây những khó khăn cho việc điều trị để lại sẹo hoặc phát triển thành biến chứng bất lợi cho người bệnh.
Bệnh viêm nang lông có tự hết được không?
Cần hiểu rằng, viêm nang lông cơ bản là tình trạng viêm và nhiễm trùng tại vùng nông của nang lông. Nếu không có giải pháp khắc phục, nguy cơ nhiễm trùng có thể lan sâu vào toàn bộ nang lông, khi nang lông phát triển thành nhọt cụm, có thể ảnh hưởng lan rộng thành viêm mô dưới da. Do đó, viêm nang lông thường có xu hướng tái phát nghiêm trọng hơn là lan rộng đến các vùng da lân cận.
Viêm nang lông gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, làn da nặng nề. Bản chất bệnh không tự hết được nhưng người bệnh hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa được. Trong trường hợp người bệnh bị nang lông nhẹ, chỉ cần chăm sóc da đúng cách thì triệu chứng hoàn toàn có thể hồi phục được.

Tình trạng viêm nang lông ở tay, chân, lưng khá phổ biến. Ngoài ra bệnh còn phát triển ở mọi vùng da có nang lông như ngực, mông, mặt, da đầu. Điều này khiến nhiều người phát sinh tâm lý chủ quan có dấu hiệu ngứa rát trên cơ thể.
Một số nhầm lẫn giữa viêm nang lông và mụn ngứa, mụn trứng cá thông thường khiến người bệnh bỏ qua không điều trị. Nguyên nhân này khiến cho bệnh viêm nang lông diễn tiến nghiêm trọng hơn, điều trị mất nhiều thời gian hơn.
Viêm nang lông có chữa được không?
Mặc dù viêm nang lông không tự hết được, nhưng bệnh có thể điều trị và phòng ngừa đơn giản. Có viêm nang lông cấp tính và viêm nang lông mãn tính. Ngay cả khi bệnh phát triển thành mãn tính, bệnh nhân vẫn có nhiều hi vọng điều trị dứt điểm bằng các phương pháp chuyên sâu.
Đối với những trường hợp viêm nang lông nhẹ và trung bình, việc điều trị dễ dàng bằng cách kết hợp chăm sóc da và sử dụng kem dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh yên tâm vì sau điều trị, viêm nang lông thường không để lại sẹo như những bệnh nhiễm trùng khác.

Ngược lại đối với tình trạng viêm nang lông nghiêm trọng, điều trị mất thời gian và phức tạp hơn. Người bệnh nên có sự kiên nhẫn trong thời gian điều trị để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng sâu thành viêm mô tế bào. Vẫn có những tỷ lệ nhỏ sau điều trị viêm nang lông để lại sẹo, gây mất lông hoặc tóc vĩnh viễn do lỗ chân lông bị mất nang sau điều trị.
Điều trị viêm nang lông bằng thuốc tùy thuộc và mức độ nặng nhẹ. Đa số các trường hợp viêm nang lông cơ bản được điều trị với kháng sinh cephalexin hoặc erythromycin. Hoặc các loại kem bôi trị viêm nang lông phổ biến như erythromycin, mupirocin hoặc clindamycin.
Đối với các trường hợp viêm nang lông kèm theo cơn ngứa dai dẳng, người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm hydrocortisone 1% trong 3-5 ngày. Công dụng của loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân giảm ngứa nhanh hơn. Trong trường hợp viêm nang lông kèm theo nhiễm nấm, người bệnh sẽ được cạo tìm nấm và sử dụng các loại thuốc kháng nấm thích hợp.
Viêm nang lông, khi nào nên đến bác sĩ?
Tương tự với những trường hợp viêm da, nhiễm trùng ngoài da khác. Diễn biến viêm nang lông thường kéo dài dai dẳng, hay tái phát khi gặp phải các yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng và ẩm. Bệnh chỉ được chữa khỏi dứt điểm khi vi khuẩn, vi nấm ký sinh bị tiêu diệt hoàn toàn trước khi các triệu chứng phát triển nghiêm trọng hơn.

Những diễn biến xấu khi không điều trị viêm nang lông triệt để là triệu chứng có thể gây nhọt, nhọt mọc thành cụm và viêm mô dưới da. Với những trường hợp triệu chứng có tiến triển nghiêm trọng kể trên, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được hỗ trợ. Các dấu hiệu và triệu chứng viêm nang lông cần cảnh giác bao gồm:
- Làn da bị ngứa ngáy, khó chịu, nang lông có mủ, phát triển thành mảng lớn trên da.
- Xuất hiện các nhọt, cụm nhọt, đinh râu và ổ gà.
- Nhọt sưng đỏ như mụn thông thường, kích thước phát triển to dần và mưng mủ.
- Nhọt có ngòi trắng bên trong tạo ra căng phồng da, gây đau đớn cho người bệnh.
- Nhọt vỡ và xuất hiện dịch vàng loang lổ xung quang nang lông.
Khi triệu chứng viêm nang lông có chuyển biến hình thành nhọt, người bệnh không được tự ý chính nặn lấy mủ. Nếu các mụn mủ này vỡ ra, bệnh nhận có thể đối mặt với nguy cơ viêm da, nhiễm trùng lỗ chân lông sâu và hoạt tử nang. Trường hợp nguy hiểm nhất khi các vi khuẩn xâm nhập qua vùng nặng mủ gây nhiễm trùng máu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Nếu người bệnh nhận thấy những triệu chứng của viêm nang lông, cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm. Vì viêm nang không không thể tự hết mà bệnh có thể biến chứng thành viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết… Bệnh nhân cần chủ động điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, giữ vệ sinh cơ thể và tránh gãi hay cào làm xước vùng da bị viêm là những nguyên tắc phòng trị viêm nang lông giúp bệnh không tái phát.
Các cách chữa viêm nang lông dứt điểm
Để điều trị viêm nang lông nói chung, người bệnh cần phải vệ sinh môi trường sống và thân thể sạch sẽ. Tránh để cơ thể đọng mồ hôi sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi.
Điều trị viêm nang lông nói chung thường được chỉ định tùy thuộc vào từng nguyên nhân, cũng như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Thông thường, những phương pháp chữa viêm nang lông được áp dụng phổ biến gồm có:
– Điều trị viêm nang lông tại chỗ: bao gồm các loại thuốc bôi ngoài da chống nhiễm trùng như: betadin, cồn iode, các loại kem bôi chứa kháng sinh hoặc mỡ kháng sinh như bactroban, fucidin…
– Điều trị viêm nang lông toàn thân: đối với các trường hợp viêm nang nặng, bệnh có xu hướng tái phát sẽ được chỉ định dùng thuốc đường toàn thân.

– Điều trị viêm nang lông bằng kháng sinh: nếu viêm nang lông xảy ra do tụ cầu, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng kháng sinh đường toàn thân khi cần thiết. Các nhóm kháng sinh như õ-lactamin, amoxillin, nhóm cephalosporin, cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol dùng dưới dạng kê đơn theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
– Điều trị viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm: Không khuyến khích điều trị bằng kháng sinh, thay vào đó người bệnh ngâm rửa benzoyl peroxide và cho ampixillin hoặc co-trimoxazol. Những trường hợp nghiêm trọng dùng thêm Isotretinoin, nhưng cần thận trọng trước các tác dụng phụ nguy hiểm. Phụ nữ mang thai tuyệt đối không sử dụng Isotretinoin trong điều trị viêm nang lông.
– Điều trị viêm nang lông do nấm: Điều trị vằng các loại thuốc bôi chữa nấm bôi kết hợp với thuốc uống. Các loại thuốc bôi gồm có Nizoral, Canesten, Mycoster…. và các loại thuốc trị nấm dùng để uống gồm: itraconazole 100mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày hoặc terbinafine uống 250mg/ngày trong 14 ngày.
– Điều trị viêm nang lông do nấm candida: sử dụng thuốc itraconazole 100mg uống 2viên/ngày và uống trong 14 ngày. Sử dụng thuốc fluconazol 150mg uống 2viên/ngày, uống trong 14 ngày.
– Điều trị viêm nang lông do vi rút herpes: Người bệnh dùng kem bôi ngoài da có chứa acyclovir bôi 6lần/ngày và uống acyclovir 400mg 3lần/ngày. Hoặc uống valacyclovir 500mg 2 lần/ngày.
– Điều trị viêm nang lông do demodex: Dùng kem bôi ngoài da permethrin bôi hoặc kem metronidazol kết hợp với thuốc uống metronidazol 1g/ngày, uống liên tục trong 1 tuần.
Điều trị viêm nang lông lâu hay nhanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu cơ thể người bệnh tiếp nhận thuốc tốt và các triệu chứng không quá nghiêm trọng thì thời gian điều trị từ 7 – 10 ngày. Để điều trị đạt hiệu quả, người bệnh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó mới đảm bảo quy trình điều trị đi đúng hướng.
Ngày Cập nhật 06/06/2024