Bệnh Viêm Niệu Đạo Có Lây Không? Giải Đáp
Bệnh viêm niệu đạo có lây không là một trong những vấn đề mà khá nhiều người mắc phải quan tâm. Để có câu trả lời chính xác cũng như có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh viêm niệu đạo có lây không? – Giải đáp thắc mắc
Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bộ phận niệu đạo thuộc đường tiết niệu. Hiểu một cách đơn giản, viêm niệu đạo là viêm đường ống dẫn nước tiểu. Khi bị viêm nhiễm, người bệnh sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tiểu tiện, kèm theo đó là những cơn đau buốt từ nhẹ đến đau nhiều tùy vào từng đối tượng cụ thể. Các chuyên gia y tế cho biết, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì bệnh dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc đó, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém nhiều.
Đề cập đến nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo thì phải xét trên hai nhóm bệnh chính là viêm niệu đạo không do lậu và viêm niệu đạo do lậu. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra hai nhóm bệnh này chủ yếu là do vi khuẩn, ký sinh trùng hay vi nấm gây ra, bao gồm: E.coli, Trichomonas, Chlamydia, Mycoplasma, nấm Candida, vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương,… Chính vì những tác nhân này mà khả năng lây nhiễm bệnh viêm niệu đạo từ người này sang người khác là hoàn toàn có thể.
Bản thân bệnh lậu là căn bệnh lây qua đường tình dục điển hình nên việc bị nhiễm viêm niệu đạo do lậu là hoàn toàn có khả năng xảy ra nếu quan hệ tình dục thiếu an toàn. Do đó, trường hợp lây nhiễm bệnh viêm niệu đạo ở các cặp vợ chồng hoàn toàn có khả năng xảy ra. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị lây nhiễm chéo nếu quan hệ với nhiều bạn tình.
Đối với trường hợp bệnh viêm niệu đạo không do lậu thì khả năng lây nhiễm bệnh cũng có thể xảy ra nhưng ở mức độ thấp hơn. Tuy nhiên, không vì chỉ số thấp hơn mà bạn chủ quan với sức khỏe của bản thân và những người khác.
Từ những lý lẽ trên cho thấy, viêm niệu đạo là căn bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người rất cao. Do đó, nắm rõ các con đường lây lan sẽ giúp bạn phòng mắc bệnh hoặc phòng ngừa bệnh trở nặng.
Bệnh viêm niệu đạo lây qua con đường nào?
Nhiều người vẫn biết bệnh viêm niệu đạo là căn bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác nhưng không hề biết chính xác những con đường lây lan chính. Chính vì sự thiếu hiểu biết đó đã khiến số lượng người mắc bệnh ngày một gia tăng. Cách tốt nhất, bạn nên nắm rõ các con đường lây lan của bệnh để luôn chủ động trong việc phòng tránh bệnh.
Dưới đây là 3 con đường lây lan chính của bệnh viêm niệu đạo:
1. Lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, các mầm bệnh gây viêm niệu đạo có thể tồn tại được ở điều kiện môi trường bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc vi khuẩn hay vi nấm có khả năng tồn tại trên các vật dụng cá nhân của người bệnh là khá cao. Khi người bình thường tiếp xúc gián tiếp với chất nhầy của người bệnh thông qua việc sử dụng chung khăn tắm, bồn cầu hay mặc chung đồ lót thì hoàn toàn có thể bị lây bệnh.
2. Lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su hay quan hệ đồng tính khiến bạn có nguy cơ bị lây nhiễm mầm bệnh viêm niệu đạo từ đối tác là rất cao. Dễ gặp nhất là các trường hợp viêm niệu đạo do lậu. Bên cạnh bị lây bệnh viêm niệu đạo, trường hợp bị lây nhiễm bệnh lậu cũng khá cao. Đôi khi rất khó để bạn phát hiện mắc bệnh viêm niệu đạo trước hay bị bệnh lậu trước.
Chính vì vấn đề này mà nhiều cặp vợ chồng mắc bệnh viêm niệu đạo song song thông qua việc người vợ bị lây nhiễm từ ông chồng và ngược lại. Mặt khác, cũng có những trường hợp xảy ra viêm nhiễm chéo do tình trạng quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình.
3. Lây truyền từ mẹ sang con qua đường sinh nở
Không phải đa số nhưng vẫn có những trường hợp mẹ bầu mắc bệnh viêm niệu đạo lúc mang thai cũng có thể truyền mầm bệnh cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh thường. Do cơ thể của con trẻ còn rất yếu cùng với hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên các tác nhân gây viêm nhiễm có thể xâm nhập sang cơ thể trẻ gây ra các bệnh liên quan đến mắt, đường hô hấp. Thậm chí có khả năng gây mù lòa bẩm sinh.
Cách biện pháp phòng lây bệnh viêm niệu đạo
Như những thông tin vừa mới đề cập cho thấy viêm niệu đạo là một căn bệnh rất dễ lây nhiễm. Do đó, người bệnh cần có nhận biết rõ các con đường lây lan, từ đó đề ra những biện pháp phòng tránh phù hợp cũng như phòng bệnh trở nặng. Trong khi đó, người tiếp xúc cần chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe để phòng mắc bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa dựa theo các con đường lây lan:
- Mặc dù các chuyên gia khuyến cáo các đối tượng mắc bệnh viêm niệu đạo nên kiêng quan hệ tình dục nhưng do nhu cầu cá nhân không thể từ chối mà nhiều người vẫn bị chìm vào cuộc ân ái. Lúc này, bạn hoặc đối tác của bạn nên sử dụng bao cao su khi giao hợp. Điều này không chỉ giúp phòng lây bệnh viêm nhiễm mà còn có tác dụng phòng tránh mang thai ngoài ý muốn;
- Không được quan hệ tình dục với nhiều người;
- Nam giới không được quan hệ tình dục đồng tính nếu biết đối tác đang mắc bệnh;
- Tuyệt đối không sử dụng chung một số vật dụng cá nhân của người mắc bệnh viêm niệu đạo tồn tại nhiều mầm bệnh như: khăn tắm, bồn tắm, quần áo,… nhất là quần lót;
- Đối với các cặp vợ chồng dự định mang thai cần tiến hành thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân để phát hiện sớm các bệnh lý làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu phát hiện người vợ mắc bệnh viêm niệu đạo thì cần tiến hành điều trị triệt để. Điều này sẽ tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ cũng như phòng lây nhiễm mầm bệnh cho con trong lúc sinh nở.
Mặt khác, trong trường hợp đã bị lây nhiễm bệnh, bạn cần tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh tình, từ đó có phác đồ điều trị tích cực. Song song, bạn không tự ý mua thuốc để uống trị bệnh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất, bạn nên thăm khám trước khi uống thuốc. Nếu có chỉ định dùng thuốc, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để phòng tránh một số tác dụng phụ. Đồng thời, không được tự ý dừng thuốc đột ngột, bởi vì điều này có thể làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể.
Đối với các đối tượng mắc bệnh viêm niệu đạo, ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần chú trọng đến chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày. Bởi những yếu tố này đóng vai trò không hề nhỏ đến quá trình thúc đẩy sức khỏe khôi phục nhanh chóng. Một số lưu ý cần ghi nhớ:
- Thăm khám sức khỏe theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa;
- Luôn giữ cho cơ thể ở trạng thái sạch sẽ thông qua việc tắm rửa tối thiểu 1 lần/ ngày, nhất là bộ phận sinh dục;
- Thay quần áo tối thiểu mỗi ngày 1 lần, đặc biệt là quần lót, nên mặc quần lót làm từ chất liệu cotton hút ẩm. Đồng thời, tuyệt đối không được mặc quần lót ẩm ướt hay quần lót quá cũ, bạn nên giặt sạch và phơi nắng để diệt vi khuẩn;
- Bổ sung thực đơn ăn uống hằng ngày bằng các thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đồng thời, không ăn các thực phẩm chưa được chế biến chín hay thực phẩm ăn tái. Bởi vì, trong những thực phẩm này có chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe;
- Uống đủ lượng nước 2 – 2.5 lít mỗi ngày để cân bằng điện giải và giúp việc bài tiết được dễ dàng;
- Giữ tinh thần ở trạng thái ổn định và thoải mái. Tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá sức. Có thể tham gia một số bộ môn thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc nắm rõ các con đường lây lan của bệnh viêm niệu đạo, từ đó có các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Đối với các đối tượng mắc bệnh, nên chủ động thăm khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe và có phác đồ điều trị phù hợp. Trong khi đó, người khỏe mạnh không nên kỳ thị với người mắc bệnh nhưng cũng cần có những biện pháp phòng ngừa lây bệnh hiệu quả.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Tham khảo thêm:
Ngày Cập nhật 06/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!