Viêm Niệu Đạo Mãn Tính Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Viêm niệu đạo mãn tính là tình trạng nhiễm trùng niệu đạo giai đoạn nặng. Bệnh lý này thường xảy ra từ việc bệnh nhân bị nhiễm trùng ống dẫn nước tiểu nhưng không điều trị, điều trị không đúng cách hoặc điều trị không kịp thời. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, bệnh tiến triển theo hướng xấu. Chính vì thế quá trình khắc phục triệu chứng và điều trị viêm mãn tính thường gặp nhiều khó khăn, dễ lây lan hơn so với các trường hợp sớm phát hiện. Đồng thời đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì để tránh phát sinh biến chứng.

Viêm niệu đạo mãn tính là tình trạng nhiễm trùng niệu đạo giai đoạn nặng
Viêm niệu đạo mãn tính là tình trạng nhiễm trùng niệu đạo giai đoạn nặng, cần được điều trị y tế để phòng biến chứng

Viêm niệu đạo mãn tính là gì?

Niệu đạo thực chất là ống dẫn nước tiểu – một bộ phận quan trọng của cơ thể người. Bộ phận này giúp lượng nước tiểu đang tồn đọng trong bàng quang di chuyển ra bên ngoài. Ngoài ra ở nam giới niệu đạo còn có nhiệm vụ đưa tinh dịch ra ngoài khi giao hợp. Do đó chức năng bài tiết nước tiểu và khả năng xuất tinh của nam giới có thể bị ảnh hưởng khi niệu đạo bị nhiễm trùng, viêm hoặc mức phải một số vấn đề khác.

Cụ thể khi có vấn đề ở niệu đạo, người bệnh sẽ cảm thấy xuất tinh đau, khó tiểu, có cảm giác đau và khó chịu khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục. Đồng thời gây viêm, vi khuẩn lan rộng làm ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, thậm chí làm giảm chức năng sinh sản.

Bệnh viêm niệu đạo xảy ra khi ống dẫn nước tiểu bị nhiễm trùng bởi sự xâm nhập của các chủng vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng. Trong đó thường gặp nhất tình trạng viêm niệu đạo do vi khuẩn E.coli, lậu cầu, Chlamydia xâm nhập. Trong trường hợp không sớm phát hiện và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, vi khuẩn cùng tình trạng viêm nhiễm sẽ nhanh chóng lây lan, tăng mức độ nghiêm trọng và chuyển sang thể mãn tính.

Chính vì thế, viêm niệu đạo mãn tính là tình trạng nhiễm trùng niệu đạo giai đoạn nặng. Khi đó quá trình khắc phục triệu chứng và điều trị viêm mãn tính thường gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì chữa bệnh trong thời gian dài để tránh phát sinh biến chứng. 

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm niệu đạo mãn tính

Đối với những trường hợp bị viêm niệu đạo mãn tính, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu bởi sự phát sinh của những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Tiểu nóng
  • Tiểu rát
  • Tiểu khó, khó khăn khi bắt đầu tiểu
  • Có khí hư bất thường tiết ra từ âm đạo/ dương vật kèm theo mùi hôi khó chịu
  • Thường xuyên bị mót tiểu, mắc tiểu nhiều lần trong ngày
  • Có cảm giác đau rát và khó chịu khi giao hợp
  • Cảm thấy đau nhói ở vùng xương chậu
  • Lỗ niệu đạo sưng đỏ và tiết dịch
  • Đau lưng
  • Sốt, ớn lạnh
  • Có máu trong nước tiểu.

Ngoài ra ở nam giới, tình trạng viêm niệu đạo mãn tinh còn xuất hiện đồng thời với những biểu hiện sau:

  • Dịch tiết có mủ, xuất hiện với màu xanh hoặc màu trắng ở bao quy đầu
  • Dịch tiết kèm theo mùi hôi tanh khó chịu
  • Tinh dịch có máu ở trường hợp nặng.
Tiểu rát
Tiểu rắt, tiểu nóng, khó tiểu, đau nhói vùng xương chậu… là những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm niệu đạo mãn tính

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo mãn tính

Nhiễm vi khuẩn chính là nguyên nhân gây viêm niệu đạo mãn tính và làm phát sinh những triệu chứng khó chịu. Cụ thể tình trạng nhiễm khuẩn sẽ xảy ra khi cơ thể cùng niệu đạo bị tổn thương bởi sự xâm nhập của lậu cầu, E.coli, Chlamydia và nhiều loại vi khuẩn khác. Do không được kiểm soát và điều trị nên vi khuẩn dễ dàng lây lan, lâu ngày dẫn đến nhiễm khuẩn và viêm mãn tính.

 Vi khuẩn (lậu cầu, E.coli, Chlamydia…) và một số tác nhân khác có thể nhanh chóng xâm nhập vào niệu đạo từ sự hỗ trợ của những yếu tố sau:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sai cách, không giữ gìn vệ sinh: Việc vệ sinh bộ phận sinh dục sai cách hoặc không giữ gìn vệ sinh, không thường xuyên tắm rửa và thay quần lót, mặc trang phục ẩm ướt, ôm sát vào cơ thể sẽ khiến niệu đạo ẩm và bí khí, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ, sinh sôi và gây viêm. Ngoài ra vùng kín cùng niệu đạo có thể bị viêm nhiễm khi người bệnh sử dụng nguồn nước bẩn, không đảm bảo vệ sinh hoặc thường xuyên sử dụng những sản phẩm có khả năng gây kích ứng niệu đạo như dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy rửa mạnh, sữa tắm chứa hương nhân tạo…
  • Đời sống tình dục thiếu lành mạnh: Quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng bao cao su, quan hệ với nhiều người hoặc hoạt động tình dục quá mức sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương niệu đạo.
  • Thủ dâm: Thủ dâm không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động tình dục và chức năng sinh sản mà còn làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh viêm niệu đạo mãn tính.
  • Những bất thường ở bao quy đầu: Những bất thường ở bao quy đầu, điển hình như hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu… có thể khiến nam giới gặp nhiều khó khăn trong việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus cùng những tác nhân khác sinh sôi và gây bệnh.
  • Biến chứng sau thủ thuật: Biến chứng có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân thực hiện một số thủ thuật nhưng sai cách hoặc không đảm bảo vệ sinh. Điển hình như nong niệu đạo, đặt sonde tiểu…
Nhiễm vi khuẩn chính là nguyên nhân gây viêm niệu đạo mãn tính
Nhiễm vi khuẩn (E.coli, lậu cầu, Chlamydia…) chính là nguyên nhân gây viêm niệu đạo mãn tính

Bệnh viêm niệu đạo mãn tính có nguy hiểm không?

Thực tế cho thấy quá trình điều trị viêm nhiễm niệu đạo thể mãn tính thường kéo dài, khó kiểm soát triệu chứng và khó chữa dứt điểm bệnh lý. Bên cạnh đó tình trạng viêm nhiễm niệu đạo thể mãn tính còn có khả năng làm phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nhất là khi điều trị không kịp thời và sai cách.

Một số biến chứng có thể gặp từ tình trạng viêm nhiễm mãn tính:

  • Rối loạn hoặc phát sinh một số vấn đề liên quan đến hệ thống bài tiết nước tiểu: Tình trạng nhiễm trùng niệu đạo mãn tính có thể làm ảnh hưởng, gây rối loạn hoặc phát sinh một số vấn đề liên quan đến hệ thống bài tiết nước tiểu. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành sẹo cục bộ khiến bệnh nhân bị hẹp niệu đạo. Từ đó dẫn đến tiểu đau, tiểu buốt, khó tiểu, thậm chí bí tiểu ở trường hợp nặng.
  • Bệnh lý đường tiết niệu: Nhiễm trùng mãn tính không được điều trị có thể khiến viêm nhiễm lây lan, làm ảnh hưởng đến đường tiết niệu và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó thường gặp gồm viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh…
  • Suy thận mãn tính: Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh viêm niệu đạo mãn tính có thể làm phát sinh hiện tượng nhiễm trùng ngược dòng và khiến bệnh nhân bị suy thận mãn tính.
  • Rối loạn chức năng tình dục: Rối loạn chức năng tình dục do viêm niệu đạo mãn tính thường xảy ra ở nam giới, đặc biệt là những nam giới chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai hướng dẫn. Nếu cơ quan sinh dục gặp vấn đề, quá trình sinh tinh, chất lượng tinh trùng, chức năng sinh sản và khả năng tình dục của nam giới sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời làm phát sinh các chứng bệnh gồm rối loạn cương dương, yếu sinh lý, suy giảm ham muốn tình dục, thậm chí liệt dương, hiếm muộn và vô sinh ở trường hợp nặng.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo mãn tính

Đối với viêm niệu đạo mãn tính, bác sĩ chuyên khoa thường chẩn đoán bệnh lý dựa vào triệu chứng lâm sàng, mức độ nghiêm trọng, tiền sử mắc bệnh và sức khỏe tổng thể. Ngoài ra để nâng cao độ chính xác trong việc chẩn đoán, một số xét nghiệm cần thiết dưới đây sẽ được thực hiện, bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho phép bác sĩ chuyên khoa xác định sự tồn tại của các chủng vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm chất dịch: Xét nghiệm chất dịch được thực hiện bằng cách lấy mẫu dịch bất thường tiết ra từ âm đạo/ dương vật. Sau đó đem vào phòng thí nghiệm và soi dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm máu: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu khi có nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng mãn tính do sự tác động của các chủng vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu khi bị nhiễm trùng mãn tính do sự tác động của các chủng vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục

Bệnh viêm niệu đạo mãn tính được điều trị như thế nào?

Khác với giai đoạn đầu của bệnh viêm niệu đạo, giai đoạn viêm mãn tính khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị, thời gian kiểm soát triệu chứng kéo dài và dễ gây biến chứng. Do đó bạn cần chú ý đến sức khỏe và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy một hoặc nhiều triệu chứng của bệnh xuất hiện. Sau đó tiến hành xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Thông thường để điều trị viêm niệu đạo mãn tính, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị dưới đây:

1. Điều trị nhiễm trùng niệu đạo mãn tính bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây điều trị nhiễm trùng mãn tính được áp dụng cho hầu hết các trường hợp bị viêm niệu đạo. Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào các yếu tố gồm khả năng đáp ứng của cơ thể, mức độ nghiêm trọng, sự đa dạng của các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, nguy cơ gây biến chứng, tiền sử bản thân và tình trạng sức khỏe… để lựa chọn và chỉ định loại thuốc phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Dùng thuốc điều trị nhiễm trùng niệu đạo mãn tính không do lậu

Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng niệu đạo mãn tính không do lậu, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh cùng với một hoặc nhiều loại thuốc điều trị nhiễm trùng mãn tính chuyên biệt. Việc áp dụng phương pháp điều trị này sẽ giúp người bệnh tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, cải thiện tình trạng sưng, đau, đỏ niệu đạo và chữa lành tổn thương.

Trong đó những loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:

Doxycyline

Doxycyline thuộc nhóm kháng sinh phổ rộng. Tác dụng chính của loại thuốc này gồm ức chế khả năng sinh sôi và gây viêm của vi khuẩn. Đồng thời tiêu diệt vi khuẩn và chữa lành tổn thương. Doxycyline phù hợp với những trường hợp nhiễm trùng mãn tính do chủng vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm.

Liều dùng Doxycyline trong điều trị nhiễm trùng mãn tính

  • Liều khuyến cáo: Sử dụng liều 100mg Doxycyline/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Thời gian sử dụng: Dùng Doxycyline kéo dài trong 7 ngày.

Azithromycin

Azithromycin chính là một loại kháng sinh phổ rộng có dược tính mạnh. Loại kháng sinh này có điều trị hiệu quả tình trạng nhiễm trùng mãn tính, tiêu diệt nhanh vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt Azithromycin mang đến hiệu quả cao khi dùng cho những trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương.

Liều dùng Azithromycin trong điều trị nhiễm trùng mãn tính

  • Liều khuyến cáo: Sử dụng 1 gram Azithromycin/ lần (dạng thuốc gói). Dùng một liều duy nhất.

Tetracyline

Để điều trị nhiễm trùng niệu đạo không đặc hiệu, bệnh nhân có thể được yêu cầu sử dụng kháng sinh kìm khuẩn, trong đó Tetracyline được dùng chủ yếu. Tetracyline nhạy cảm với nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là Chlamydia và Mycoplasma.

Liều dùng Tetracyline trong điều trị nhiễm trùng mãn tính

  • Liều khuyến cáo: Sử dụng liều 500mg Tetracyline (thuốc viên)/ lần x 4 lần/ ngày.
  • Thời gian sử dụng: Dùng Tetracyline kéo dài trong 7 ngày.
Tetracyline
Điều trị nhiễm trùng niệu đạo mãn tính không do lậu bằng kháng sinh kìm khuẩn – Tetracyline

Dùng thuốc điều trị nhiễm trùng niệu đạo mãn tính do lậu

Viêm niệu đạo mãn tính do lậu là bệnh nguy hiểm, dễ lây lan, dễ gây biến chứng và khó điều trị hơn so với viêm niệu đạo mãn tính không do lậu. Thông thường sau khi có kết quả chẩn đoán nhiễm trùng mãn tính do lậu, bệnh nhân sẽ được chỉ định khắc phục bệnh lý với phác đồ chữa lậu chuyên biệt.

Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể được yêu cầu sử dụng kết hợp phác đồ chữa lậu chuyên biệt cùng với phác đồ chữa viêm niệu đạo không do lậu.

Một số đơn thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng niệu đạo mãn tính do lậu gồm:

Đơn thuốc 1

Ceftriaxone (dạng tiêm bắp)

  • Liều khuyến cáo: Tiêm bắp 250mg Ceftriaxone/ lần, sử dụng một liều duy nhất.

Doxycyline (dạng viên uống)

  • Liều khuyến cáo: Sử dụng liều 100mg Doxycyline/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Thời gian sử dụng: Dùng Doxycyline kéo dài trong 7 ngày.

Đơn thuốc 2

Spectinomycin (dạng tiêm bắp)

  • Liều khuyến cáo: Tiêm bắp 2 gram Spectinomycin/ lần, sử dụng một liều duy nhất.
  • Tiêm bắp thật sâu hoặc tiêm phần tư trên của mông.

Doxycyline (dạng viên uống)

  • Liều khuyến cáo: Sử dụng liều 100mg Doxycyline/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Thời gian sử dụng: Dùng Doxycyline kéo dài trong 7 ngày.

Đơn thuốc 3

Cefotaxime (dạng tiêm bắp)

  • Liều khuyến cáo: Tiêm bắp 1 gram Cefotaxime/ lần, sử dụng một liều duy nhất.

Doxycyline (dạng viên uống)

  • Liều khuyến cáo: Sử dụng liều 100mg Doxycyline/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Thời gian sử dụng: Dùng Doxycyline kéo dài trong 7 ngày.
Điều trị nhiễm trùng niệu đạo mãn tính do lậu
Điều trị nhiễm trùng niệu đạo mãn tính do lậu và khắc phục triệu chứng bằng phác đồ chữa lậu chuyên biệt

Khuyến cáo khi dùng

  • Các loại thuốc nêu trên đều được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra thuốc cần được dùng đúng thời gian, đúng liều và đúng cách.
  • Không tự ý thay đổi liều dùng thuốc (giảm/ tăng) hoặc ngưng dùng thuốc.
  • Nếu không hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ trong quá trình điều trị, người bệnh cần liên hệ và trao đổi thêm thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa.

2. Điều trị nhiễm trùng niệu đạo mãn tính bằng thuốc Nam

Nếu không thể sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo mãn tính do dị ứng thuốc hoặc do một số nguyên nhân khác, bệnh nhân có thể thêm thuốc Nam và quá trình điều trị bệnh theo sự hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc.

Các bài thuốc Nam dùng trong điều trị nhiễm trùng mãn tính thường lành tính, không gây dị ứng, không phát sinh tác dụng phụ, phù hợp với những bệnh nhân bị viêm nhiễm và dị ứng với thuốc kháng sinh.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng thuốc Nam kết hợp với thuốc Tây để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, sớm khắc phục tình trạng nhiễm trùng mãn tính. Tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chữa bệnh đúng cách và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

Một số thảo dược thường được sử dụng trong điều trị viêm niệu đạo mãn tính gồm:

Râu ngô

Đặc tính và tác dụng:

  • Giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt chứa nhiều vitamin B1, vitamin A, vitamin K, vitamin B2
  • Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể
  • Kháng viêm, sát khuẩn nhẹ
  • Thanh lọc cơ thể và giải nhiệt
  • Cải thiện tình trạng viêm nhiễm niệu đạo và kiểm soát các triệu chứng gồm tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, tinh dịch có máu.

Nguyên liệu:

  • Râu ngô 100 gram
  • Nước lọc 500ml.

Cách thực hiện:

  • Mang râu ngô rửa sạch và để ráo nước
  • Đựng râu ngô và nước lọc trong ấm hoặc trong nồi, tiến hành đun sôi khoảng 10 phút
  • Vớt bỏ bã, chỉ lấy nước
  • Chia nước râu ngô thành 2 phần bằng nhau, dùng để uống 2 lần/ ngày, nên uống thuốc trước khi ăn 2 giờ
  • Sử dụng râu ngô trong 14 ngày.
Râu ngô
Sử dụng râu ngô kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng niệu đạo mãn tính

Lá chè xanh

Đặc tính và tác dụng:

  • Trong tinh dầu lá chè xanh chứa các tamin, vitamin (vitamin C, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin A), flavonoid, epigallocatechin-3-gallat…
  • Có tác dụng kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus và ức chế hoạt động của những tác nhân này
  • Nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá chè xanh
  • 2  lít nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Mang lượng lá trà xanh đã chuẩn bị rửa sạch với nước và nước muối pha loãng
  • Vò nhẹ hoặc đập hơi dập lá chè xanh
  • Đun lá chè xanh cùng với 2 lít nước trong 15 phút
  • Để nước nguội bớt, bỏ bã và lấy phần nước uống mỗi ngày
  • Mỗi ngày uống 1 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Tỏi

Đặc tính và tác dụng:

  • Tỏi mang đặc tính kháng khuẩn mạnh do trong thành phần chứa kháng sinh tự nhiên mang tên allicin
  • Tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn gây viêm niệu đạo, phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và gây viêm niệu đạo
  • Phòng ngừa viêm nhiễm do virus, nấm và ký sinh trùng.

Nguyên liệu:

  • 2 tép tỏi tươi.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ phần vỏ tỏi và rửa sạch
  • Thái mỏng tỏi
  • Thêm tỏi vào các món ăn hoặc ăn sống
  • Để cải thiện tình trạng viêm nhiễm mãn tính, người bệnh cần duy trì thói quen ăn tỏi từ 10 – 14 ngày.
Tỏi
Kháng khuẩn, tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn gây viêm niệu đạo bằng tỏi

3. Phẫu thuật chữa viêm niệu đạo mãn tính

Đối với những trường hợp nặng, viêm niệu đạo mãn tính không có dấu hiệu thuyên giảm từ việc cải thiện các biện pháp bảo tồn hoặc có dấu hiệu hoại tử, người bệnh sẽ được xem xét và yêu cầu điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Thông thường điều trị ngoại khoa chỉ được cân nhắc khi thực sự cần thiết, là phương pháp điều trị cuối cùng đối với tình trạng viêm nhiễm mãn tính.

Điều trị ngoại khoa đối với bệnh viêm niệu đạo mãn tính có thể bao gồm:

  • Hút dịch mủ từ niệu đạo
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ niệu đạo bị hoại tử.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm niệu đạo mãn tính

Bệnh viêm niệu đạo mãn tính được xếp vào dạng nhiễm trùng nguy hiểm, thường lây lan, khó điều trị và dễ phát sinh biến chứng. Chính vì thế việc phòng ngừa viêm nhiễm, tránh tái phát và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn dẫn đến viêm hoặc tái phát. Đồng thời hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh và tránh viêm nhiễm lây lan đến nhiều bộ phận khác.

Những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm niệu đạo mãn tính gồm:

  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách: Để phòng ngừa viêm nhiễm bạn cần vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng và sạch sẽ. Bạn cần thường xuyên thay quần lót, lau khô vùng kín sau khi vệ sinh, mặc quần lót sạch và vừa vặn, vệ sinh vùng kín bằng dung dịch dịu nhẹ và có nồng độ pH phù hợp. Không dùng những sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh hoặc hương liệu.
  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục: Sau khi quan hệ tình dục, bạn cần đi tiểu ngay để phòng ngừa vi khuẩn có thời gian bám vào niệu đạo và gây viêm. Ngoài ra nên vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh vùng kín dịu nhẹ trước và sau khi quan hệ tình dục, áp dụng cho cả nam và nữ.
  • Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh: Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, chung thủy với một bạn tình không bị nhiễm bệnh. Ngoài r không quan hệ tình dục thô bạo, không thủ dâm/ quan hệ quá mức hoặc quan hệ với nhiều bạn tình, tránh sử dụng chất diệt tinh trùng.
  • Vấn đề đi tiểu: Nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Tuyệt đối không nhịn tiểu vì có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và tiến triển theo chiều hướng xấu.
  • Mặc quần lót sạch và khô ráo: Nên thường xuyên thay quần lót, mặc quần lót sạch, vừa vặn và khô ráo mỗi ngày để phòng ngừa ẩm ướt, bí bách, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm.
  • Uống nhiều nước: Cần uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, bài tiết độc tố và loại bỏ vi khuẩn cùng các tác nhân gây hại khác bằng đường tiết niệu.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất dinh dưỡng: Ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất dinh dưỡng là biện pháp giúp nâng cao sức khỏe, bảo vệ niệu đạo và phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Cụ thể để nâng cao khả năng kháng viêm, tăng cường sức khỏe và bảo vệ cơ thể, bạn nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, sữa chua, cá béo, các loại quả mọng, thịt, trứng, hạnh nhân, các loại đậu, thực phẩm giàu protein, vitamin, axit béo omega-3, thực phẩm kháng viêm như gừng, tỏi, nghệ…
  • Tránh ăn thực phẩm kích thích phản ứng viêm: Để hạn chế viêm nhiễm tiến triển và lây lan, người bệnh cần tránh ăn những loại thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm. Cụ thể như thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn,thức ăn đóng hộp, thực phẩm nhiều muối/ đường, rượu bia…
  • Tránh quan hệ tình dục khi bị viêm niệu đạo: Các chuyên gia khuyến cáo, trong thời gian điều trị viêm niệu đạo, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục, ngay cả khi quan hệ bằng âm đạo, bằng  hậu môn và bằng miệng.
  • Khám bác sĩ: Người bệnh nên khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa và tiến hành điều trị khi bệnh còn trong giai đoạn nhẹ, viêm nhiễm chưa lây lan và chưa tiến triển thành thể mãn tính.
Kiểm tra sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa và tiến hành điều trị viêm niệu đạo
Kiểm tra sức khỏe và tiến hành điều trị viêm niệu đạo giai đoạn nhẹ để phòng ngừa viêm nhiễm chuyển sang thể mãn tính

Viêm niệu đạo mãn tính là bệnh nguy hiểm, có diễn tiến phức tạp, dễ lây lan, dễ gây biến chứng và khó điều trị, đặc biệt là khi viêm nhiễm xảy ra do vi khuẩn lậu. Chính vì thế bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu bị viêm mãn tính, người bệnh cần tránh chủ quan trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh. Luôn tuân thủ phác đồ chữa bệnh của bác sĩ chuyên khoa để trị dứt điểm bệnh lý và ngăn ngừa tái nhiễm.

Bài viết liên quan:

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *