Viêm phế quản ở người lớn: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả cao

Viêm phế quản không chỉ phổ biến ở trẻ nhỏ mà còn khởi phát nhiều cả ở người lớn. Viêm phế quản ở người lớn nếu diễn biến tiêu cực có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường thở và khả năng thở của người bệnh. Vì vậy người bệnh cần sớm nhận biết, nắm rõ các biện pháp chữa trị để xử lý khoa học và kịp thời. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin bệnh học và những cách chữa hiệu quả nhất.

Viêm phế quản ở người lớn, nguyên nhân và triệu chứng thường gặp

Viêm phế quản là tình trạng tổn thương niêm mạc tại các ống dẫn khí chính tới phổi, gọi là phế quản. Khi đó, các tế bào niêm mạc của phế quản sưng lên, làm đường dẫn khí hẹp lại. Đồng thời, niêm mạc phế quản tăng tiết dịch nhầy gây cản trở việc dẫn khí với các phế nang.

Viêm phế quản ở người lớn
Viêm phế quản ở người lớn

Viêm phế quản thường xảy ra nhất ở trẻ nhỏ, tuy nhiên một số trường hợp người lớn vẫn có thể mắc bệnh này. Thông thường viêm phế quản ở người lớn có thể tự khỏi sau một vài ngày, bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp bệnh có thể tiến triển thành viêm phế quản cấp tính và mãn tính.

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở người lớn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản ở người lớn. Bệnh thường gặp ở những người suy yếu hệ miễn dịch, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi hoặc hút thuốc lá thường xuyên. 

Khói bụi có thể gây viêm phế quản ở người lớn
Khói bụi có thể gây viêm phế quản ở người lớn

Tác nhân gây bệnh thường là virus. Virus có kích thước siêu nhỏ, khi vượt qua được hàng rào miễn dịch của cơ thể sẽ dễ dàng xâm nhập sâu vào các tế bào niêm mạc phế quản gây viêm. Virus điển hình gây bệnh viêm phế quản là influenza, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…

Bệnh có thể lây lan sang người khác qua không khí hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với dịch hô hấp của người bệnh.

Triệu chứng viêm phế quản ở người lớn

Viêm phế quản ở người lớn thường gây ra một số triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Các triệu chứng viêm phế quản ở người lớn bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Ho nhiều, ho dai dẳng và có đờm
  • Tức ngực khó thở, thở khò khè như bị bóp nghẹt
  • Người hay mệt mỏi, nhất là khi vừa vận động
  • Sưng các hạch bạch huyết lân cận

Một số trường hợp, người bệnh được chữa khỏi các triệu chứng, tuy nhiên virus vẫn tồn tại trong cơ thể, chờ thời cơ tiếp tục gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh có thể tái phát vài lần 1 năm với các triệu chứng nặng hơn, tiến triển thành viêm phế quản cấp tính và mãn tính.

Ở trạng thái bệnh viêm phế quản mãn tính, chất nhầy tích tụ trong phế quản làm hạn chế không khí được đưa vào, khiến việc thở ngày một khó khăn, cần được hỗ trợ y tế. Người bệnh cần đến ngay bệnh viện khi có các biểu hiện sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, dễ bị hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là khi vận động
  • Sốt cao, sốt liên tục
  • Người có cảm giác ớn lạnh
  • Tức ngực, đau buốt ở ngực
  • Nhiều đờm và dịch nhầy mũi và ở họng
  • Đờm và dịch mũi có màu vàng hoặc xanh, có mùi tanh
  • Nghẹt mũi khó thở
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu

Các biến chứng của viêm phế quản với người lớn

Theo các bác sĩ, bệnh viêm phế quản ở thể nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày. Những trường hợp nặng hơn, bệnh chuyển biến nhanh chóng và gây ra các biến chứng khó lường, cụ thể là:

  • COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính): Tình trạng tắc nghẽn thông khí phổi mãn tính, người bệnh ho, khó thở, sinh đờm…. Khi mắc bệnh này, người bệnh bị mắc cả hai tình trạng Viêm phế quản tắc nghẽn và giãn phế quản, khí phế thũng. Trong đó, viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính là tình trạng viêm và sưng mạn tính của phế quản làm hẹp đường thở. Giãn phế quản, khí phế thũng là biến chứng do các tổn thương kéo dài tại phế quản và phổi. Tình trạng này khiến phế quản mất khả năng co giãn và tự làm sạch dịch nhầy, khiến dịch nhầy tích tụ lại và trở thành môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật gây hại.
  • Viêm phổi, áp-xe phổi: là biến chứng nguy hiểm gây tổn thương một phần hoặc toàn bộ cơ quan phổi của người bệnh. Viêm phổi có thể dẫn đến khó thở, tím môi, mạch nhanh, huyết áp hạ có khi dẫn đến tử vong do trụy tim mạch, phù phổi…
  • Hen phế quản: là biến chứng dễ nhầm lẫn của bệnh viêm phế quản, gây sự co thắt tạm thời của phế quản, ngăn không khí vào phổi. Điều trị hen phế quản rất khó và tốn thời gian, vì vậy người bệnh nên chữa dứt điểm bệnh từ đầu.
  • Tràn khí, tràn dịch màng phổi: Tổn thương kéo dài của phế quản dẫn đến tổn thương và làm tràn dịch sinh lý trong khoang màng phổi, dẫn đến tử vong.
  • Bệnh tim: Quá trình viêm nhiễm kéo dài tạo điều kiện cho vi sinh gây hại xâm nhập vào tuần hoàn, làm hỏng hệ thống mạch máu và gây viêm cơ tim, nhiễm trùng tuần hoàn,…

Viêm phế quản có thể dẫn đến bội nhiễm, hoặc viêm nhiễm các cơ quan hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa,… để lại nhiều hậu quả nặng nề.

Các phương pháp chữa viêm phế quản mãn tính ở người lớn

Viêm phế quản gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy khi phát hiện các triệu chứng viêm phế quản, người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế. Các chuyên gia y tế sẽ kiểm tra để xác định chính xác tình trạng bệnh của bạn qua chụp x-quang phổi, phân tích đờm và xét nghiệm chức năng phổi, từ đó đánh giá và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Hiện nay có nhiều cách điều trị viêm phế quản an toàn và hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn. Sau đây là những cách chữa phổ biến nhất:3

Mẹo dân gian chữa viêm phế quản

Đây là phương pháp chữa viêm phế quản không dùng thuốc, thích hợp với đa số trường hợp bệnh mới khởi phát hoặc không quá nghiêm trọng. Đa số bài thuốc đều ứng dụng từ các gia vị, món ăn dân gian có sẵn tại địa phương, tương đối an toàn, dễ sử dụng và ít tác dụng phụ.

  • Gừng tươi: Gừng kết hợp với đường phèn chữa viêm phế quản nhanh chóng, lành tính. Cách thực hiện: Rửa sạch và thái mỏng gừng, hấp cách thủy cùng đường phèn trong 15 phút, để nguội rồi dùng trực tiếp. Mỗi ngày ngậm khoảng 2 – 3 lần, sau 2 – 3 ngày cơn ho sẽ thuyên giảm. 
Gừng chữa viêm phế quản ở người lớn
Gừng chữa viêm phế quản ở người lớn
  • Nghệ: Nghệ rửa sạch, cắt lát mỏng, xếp cùng chanh cắt lát, trộn đều cùng 2 thìa mật ong cùng một chút nước trắng, hấp cách thủy trong 15 phút rồi dùng trực tiếp.
  • Rau diếp cá: Rau diếp cá rửa sạch, ngâm kỹ trong nước muối, xay sống cùng 2-3 thìa mật ong thành sinh tố rau diếp cá. Sử dụng 1 lần mỗi ngày cho đến khi thấy giảm bớt triệu chứng.

Các mẹo dân gian chữa viêm phế quản giúp làm giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh. Đồng thời, những mẹo này tiến hành rất đơn giản, không gây tác dụng phụ khi thực hiện. Tuy nhiên các cách chữa dân gian chỉ có tác dụng khi áp dụng để phòng bệnh hoặc điều trị viêm phế quản nhẹ, biểu hiện không nghiêm trọng. Với các trường hợp viêm phế quản cấp và mãn tính, các mẹo dân gian chỉ hỗ trợ, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Thực hiện không đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh có thể khiến viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.

Chữa viêm phế quản ở người lớn bằng Tây y

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến tại nhiều trung tâm y tế, bệnh viện lớn. Các loại thuốc được sử dụng cho người bệnh viêm phế quản bao gồm thuốc giãn phế quản, thuốc kháng sinh, thuốc ho và một số loại thuốc chống viêm khác. Tùy từng tình trạng và đối tượng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.

Các loại thuốc Tây y có khả năng điều trị nhanh chóng, tuy nhiên gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng, ví dụ như tình trạng giãn phế quản do lạm dụng thuốc, nhờn thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác.

Để điều trị bằng phương pháp này, người bệnh không tự ý mua thuốc về uống mà cần đi khám để được kê đúng thuốc, đúng bệnh, tránh tình trạng sử dụng thuốc sai chỉ định hoặc sử dụng sai liều dẫn đến các tác dụng không mong muốn.

Chữa viêm phế quản mãn tính ở người lớn bằng thuốc Đông y

Đây là giải pháp được đánh giá cao trong điều trị viêm phế quản mãn tính. Bởi vì phương pháp này có nhiều ưu điểm như: an toàn cho người dùng, điều trị tận gốc, ngăn ngừa tái phát và không gây tác dụng phụ dù sử dụng thời gian dài.

Theo Đông y, viêm phế quản do nhiễm tà khí bên ngoài như ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khiến phế khí bị ngưng trệ, tổn thương tân dịch của phế. Viêm phế quản cũng là do tổn thương chức năng của phế, tỳ, thận, vì vậy khi chữa bệnh cần chú ý bồi bổ, giúp cân bằng âm dương, chính khí ổn định, khi đó cơ thể có đủ nội lực để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đông y chữa viêm phế quản ở người lớn hiệu quả
Đông y chữa viêm phế quản ở người lớn hiệu quả

Lưu ý khi điều trị viêm phế quản người lớn

Viêm phế quản có khả năng biến chứng nếu người bệnh chủ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường thở nên cần được xử lý sớm. Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần có lối sống tích cực, sử dụng thực phẩm có lợi giúp bệnh nhanh chóng biến mất mà không gây ra các biến chứng nguy hiểm

Dưới đây là tổng hợp một số lưu ý khi chữa viêm phế quản ở người lớn từ các chuyên gia:

  • Áp dụng bất kì phương pháp nào điều trị nào cũng cần sự kiên trì. Người bệnh không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc nếu không có yêu cầu từ bác sĩ, chuyên gia y tế.
  • Thường xuyên làm sạch mũi và miệng để tránh các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập thêm vào cơ thể.
  • Tham khảo một số loại thực phẩm có lợi cho người bệnh viêm phế quản để sử dụng trong những ngày bị bệnh. Đôi khi những trường hợp bệnh nhẹ nhanh chóng biến mất chỉ nhờ ăn uống, tập luyện hợp lý.
  • Để tránh bệnh nặng hơn hoặc lân lan cho người khác, người bệnh nên tránh các môi trường ô nhiễm, bụi bẩn hoặc vùng dịch bệnh, nên tự bảo vệ mình bằng khẩu trang, máy lọc khí.

Bệnh viêm phế quản ở người lớn có thể được điều trị nhanh chóng bằng các biện pháp đơn giản, tuy nhiên không nên chủ quan tránh bệnh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản ở người lớn, để biết được đâu là phương pháp chữa bệnh an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các y bác sĩ trước khi áp dụng.

Bài được quan tâm nhất:

Array

Ngày Cập nhật 03/06/2024