Viêm thận bể thận cấp: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị giai đoạn này
Viêm thận bể thận cấp là một trong những giai đoạn đầu tiên của bệnh viêm thận. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải một số dấu hiệu khó chịu ban đầu. Vậy cụ thể đó là triệu chứng gì, cách nhận biết và chữa trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Viêm bể thận cấp tính là gì?
Viêm thận bể thận cấp là tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu trên. Bệnh lý này bao gồm tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính các đài thận, bể thận, nhu mô thận và đài quản.
Thông thường, bệnh viêm thận bể thận cấp được chia làm 2 cấp độ: mức độ không phức tạp và mức độ phức tạp. Tình trạng viêm thận cấp khi mang thai 3 tháng đầu hoặc ở bệnh nhân tiểu đường thường khá phức tạp.
Phụ nữ là nhóm đối tượng dễ bị nhiễm trùng thận và khả năng mắc viêm thận bể thận cấp cao hơn so với nam giới. Bởi niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn, khoảng cách giữa niệu đạo và hậu môn gần hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
Khi bị viêm thận bể thận cấp, bệnh nhân thường có một số biểu hiện sau:
- Sốt cao đột ngột, rét run. thể trạng cơ thể suy nhược nhanh chóng, lưỡi bẩn, môi khô…
- Xuất hiện hiện tượng đau âm ỉ ở 1 bên vùng sườn lưng hoặc cả 2 bên. Thỉnh thoảng có những cơn đau dữ dội lan xuống khu vực bàng quang và bộ phận sinh dục ngoài.
- Đi tiểu ra máu, đau, buốt. Một số trường hợp đái rắt ( đái mót, phải rặn liên tục)
- Ăn không ngon miệng, cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, thường xuyên buồn nôn, trướng bụng, chán ăn…
- Bệnh nhân đau hông lưng, thường đau một bên.
Biện pháp chẩn đoán viêm thận bể thận cấp
Có khá nhiều biện pháp chẩn đoán bệnh, tuy nhiên, cần dựa vào thể chất người bệnh, các triệu chứng bệnh và nhu cầu của người bệnh để bác sĩ chỉ định biện pháp chẩn đoán bệnh phù hợp.
- Xét nghiệm qua nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là một biện pháp phổ biến. Biện pháp này giúp kiểm tra được nồng độ máu, mủ và vi khuẩn có trong nước tiểu người bệnh.
- Xét nghiệm hình ảnh để chuẩn đoán bệnh
Biện pháp xét nghiệm bằng hình ảnh được sử dụng để tìm kiếm các vật cản, khối u, hoặc sỏi có bên trong đường tiết niệu. Trong một số trường hợp,bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chụp cắt lớp vi tính (CT) để phát hiện các khối u nang hoặc vật cản trong đường tiết niệu.
- Xét nghiệm hình ảnh qua phóng xạ để chuẩn đoán bệnh
Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có thể viêm thận bể thận do sẹo hoặc các di chứng trong đường tiết niệu, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm Axit Dimercaptosuccinic (DMSA). Phương pháp xét nghiệm này giúp theo dõi hình ảnh bằng việc tiêm chất phóng xạ vào tĩnh mạch người bệnh. Chất phóng xạ có thể được tiêm ở tĩnh mạch cách tay, sau đó, chất phóng xạ di chuyển đến thận giúp bác sĩ có thể quan sát được hình ảnh ở trong thận.
Điều trị viêm thận bể thận cấp như thế nào?
Bệnh viêm thận bể thận cấp có thể được điều trị ngoại trú hoặc nội trú tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số biện pháp điều trị bệnh phổ biến là:
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm thận bể thận cấp như Ciprofloxacin, Co – Trimoxazole, Ampicillin, Levofloxacin. Dùng kháng sinh trong điều trị bệnh cần phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.
Thông thường, kháng sinh có thể chấm dứt các vấn đề nhiễm trùng một cách nhanh chóng trong vòng 2 – 3 ngày, tuy nhiên, người bệnh vẫn phải dùng trong khoảng từ 10 -14 ngày để ngăn chặn hiện tượng tái nhiễm và kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Điều trị viêm thận bể thận cấp bằng phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nhập viện để điều trị nội trú. Phương pháp điều trị chủ yếu là tiêm Hydrat và dùng thuốc kháng sinh trong 24 – 48 giờ. Nếu tình trạng người bệnh ổn định và không có dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh tiếp trong 10 – 14 ngày tiếp theo sau đó xuất viện.
Tuy nhiên, nếu viêm thận bể thận cấp tái phát nhiều lần dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ các vật cản hoặc sỏi trong đường tiết niệu. Phương pháp này giúp khôi phục cấu trúc bình thường của thận và hạn chế các vấn đề áp xe.
Đối với trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn thận thận để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Phương pháp điều trị viêm thận bể thận cấp ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị viêm thận bể thận cấp bởi những thay đổi nội tiết tố và sinh lý đường tiết niệu trong thai kỳ. Bệnh ảnh hưởng nguy hiểm đến cả mẹ và bé, làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi và sinh non nên thai phụ cần nhập viện để điều trị.
Phụ nữ mang thai thường được điều trị bằng kháng sinh Beta – Lactam ít nhất 24 giờ để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh cho phụ nữ mang thai cần được sử chỉ định và theo dõi sát sao từ bác sĩ. Để ngăn ngừa bệnh xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, bác sĩ sẽ cấy nước tiểu từ tuần thứ 12 đến 16 của thai kỳ.
Điều trị bệnh viêm thận bể thận cấp đối với trẻ em
Trong độ tuổi dưới 1 tuổi, bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bé gái, đặc biệt với những bé trai chưa cắt bao quy đầu. Trên một tuổi, tỷ lệ này chuyển dịch nhiều hơn về bé gái. Hầu hết, khi trẻ nhỏ bị viêm thận bể thận cấp thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh tại nhà.
Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh này ở trẻ nhỏ như: Amoxicillin, Nitrofurantoin, Cephalosporin, Doxycycline…
Bệnh nhân bị viêm thận bể thận cấp nên ăn gì? Kiêng gì?
Ngoài việc điều trị bằng thuốc và thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh từ bác sĩ, việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp hiệu quả điều trị tốt hơn, tăng sức đề kháng, duy trì sức khỏe ổn định. Bệnh nhân viêm thận bể thận cấp nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học sau đây:
Nên ăn:
- Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin để cung cấp chất dinh dưỡng chống lại sự nhiễm trùng. Một số loại trái cây, rau quả giàu vitamin như đu đủ, cam, dưa hấu, dưa chuột, rau cần tây,…đặc biệt măng tây là một loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị viêm thận bể thận cấp.
- Một số sản phẩm sữa lên men: Sữa chua, phô mai, bơ…Đây là những thực phẩm chứa nhiều kháng khuẩn lành mạnh, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các loại protein có trong những thực phẩm này sẽ giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp các mô cơ thể phục hồi nhanh chóng.
- Bổ sung hàm lượng axit béo omega -3 bằng cách ăn nhiều cá, đặc biệt các loại cá béo như cá thu, cá mòi, cá bơn, cá hồi, cá ngừ albacore…Những chất béo có trong cá sẽ giúp hệ tim mạch khỏe mạnh, hỗ trợ giảm viêm trong cơ thể.
- Ăn nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều axit béo omega-3 như hạt lanh, hạt óc chó…Đây là những loại hạt rất tốt cho bệnh nhân điều trị viêm thận bể thận cấp.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyên bệnh nhân viêm thận nên uống nhiều nước để đi tiểu thường xuyên. Điều này sẽ giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi bàng quang. Nước ép của cây nam việt quất rất tốt trong việc ngăn chặn các loại vi khuẩn bám vào thành bàng quang. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể giảm thiểu các hiện tượng đau lưng, đau bụng khi dùng khăn ấm, nước nóng chườm ở phần bụng, phần lưng. Người bệnh nên chú ý đi tiểu ngay sau khi mót tiểu và vệ sinh vùng kín sau khi giao hợp để tránh hiện tượng viêm nhiễm.
Nên tránh:
- Bệnh nhân bị bệnh nên tránh các loại thức ăn chứa nhiều protein (bổ sung lượng nhất định theo chỉ dẫn của bác sĩ), các loại thức ăn chứa nhiều kali vì có thẻ gây hại đến thận.
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ ăn sẵn vì các loại thực phẩm này thường chứa nhiều đường, dẫu mỡ và hàm lượng muối cao như xúc xích, thịt xông, sô cô la…
- Tránh các loại thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối,…
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường
- Tránh ăn thực phẩm nhiều muối, món ăn mặn, ăn càng nhạt càng tốt.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại nước có gas, caffein, chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá….
Viêm thận bể thận cấp nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ đẩy lùi được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực để hiệu quả điều trị được tốt hơn.
XEM THÊM:
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!