Viêm thanh quản kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh mau khỏi?
Viêm thanh quản kiêng ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi có những thực phẩm gây hại cho dây thanh quản và nếu sử dụng trong thời gian dài có thể khiến bệnh tình diễn biến phức tạp hơn. Dưới đây là danh sách những thực phẩm người bị viêm thanh quản nên kiêng và nên sử dụng, hãy cùng tham khảo nhé!
Viêm thanh quản kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh viêm thanh quản. Một số loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ diễn tiến của bệnh lý. Do đó, để bệnh nhanh khỏi, sớm tiến triển tốt người bệnh cần tránh xa một số nhóm thực phẩm dưới đây:
1. Thực phẩm lạnh
Đây là một trong những loại thực phẩm hàng đầu mà người bị viêm thanh quản nên tránh xa. Lớp niêm mạc thanh quản sẽ bị sưng đau và tổn thương nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với các thực phẩm lạnh. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn.
2. Thực phẩm có tính axit
Trào ngược thực quản là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản. Khi axit từ dịch vị dạ dày chảy ngược vào thực quản có thể gây nóng và tổn thương đến dây thanh quản. Do đó, người bị viêm thanh quản cần tránh xa những thực phẩm có tính chua, nhiều axit như chanh, dứa, cam, cà chua…
3. Thức ăn cay nóng
Tất cả thức ăn cay nóng đều không tốt cho các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp nói chung cũng như viêm dây thanh quản nói riêng. Bởi thực phẩm cay nóng sẽ gây kích ứng mạnh cho cổ họng và làm các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn. Bạn sẽ cảm thấy cổ họng bị khô rát, khó chịu, ho khan, khàn tiếng nếu như ăn các thực phẩm cay nóng trong thời kỳ bị bệnh.
4. Các thực phẩm có chứa chất kích thích
Rượu, bia, cafe, thuốc lá…là những thực phẩm có chứa các chất kích thích như cồn, caffein, nicotin, không hề tốt cho dây thanh quản. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm thanh quản ở người trưởng thành.
5. Thực phẩm khô cứng
Người bị viêm dây thanh quản có cổ họng bị tổn thương nên rất khó để nhai nuốt thức ăn. Do đó, thực phẩm khô cứng như các loại hạt khô, bánh mỳ, ngũ cốc…không chỉ khiến người bệnh khó tiêu thụ mà còn khiến lớp niêm mạc thanh quản dễ bị tổn thương hơn.
Viêm thanh quản nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Bên cạnh việc hạn chế các thực phẩm gây hại cho dây thanh quản, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, sử dụng các thực phẩm có tính hỗ trợ điều trị.
1. Thức ăn dạng mềm
Thức ăn dạng mềm hạn chế tổn thương lớp niêm mạc thanh quản và cung cấp chất dinh dưỡng cho người bệnh dễ dàng hơn. Để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể trong thời kỳ bị bệnh, bệnh nhân nên thường xuyên sử dụng các loại súp, cháo, thịt kho mềm, giảm ma sát đến dây thanh quản.
2. Mật ong
Có rất nhiều bài thuốc dân gian sử dụng mật ong để chữa các bệnh gây ho, đau họng, khàn tiếng…Người bị viêm thanh quản có thể sử dụng chanh ngâm mật ong, lá hẹ hấp mật ong, trà mật ong…để hỗ trợ chữa bệnh, rút ngắn thời gian, quá trình điều trị bệnh.
3. Giá đỗ
Trong giá đỗ có chứa rất nhiều vitamin C, B, K, A, dưỡng chất và chất chống oxy hóa flavonoid có lợi cho cơ thể. Những dưỡng chất này có thể kích thích tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn nhằm chống lại các tác nhân gây hại đồng thời làm chậm quá trình viêm, nhiễm trùng. Bệnh nhân nên dùng canh giá đỗ thường xuyên trong quá trình điều trị bệnh.
4. Gừng
Tương tự như mật ong, gừng cũng có tính kháng viêm, chống khuẩn, đặc biệt được coi là “kháng sinh tự nhiên” khi có chứa các thành phần có hoạt tính tương tự như kháng sinh histamin. Người bệnh có thể dùng trà gừng, gừng ngâm mật ong như một biện pháp hỗ trợ chữa viêm thanh quản.
5. Cam thảo
Cam thảo đặc trị các bệnh về họng như viêm thanh quản, viêm họng do có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, giảm đau họng, chữa khàn tiếng…Chỉ cần ngậm 1-2 lát cam thảo hoặc uống trà rễ cam thảo mỗi ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm thanh quản nhanh chóng thuyên giảm.
Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh đã biết được khi bị viêm thanh quản thì cần kiêng gì và nên sử dụng những thực phẩm nào. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, giúp bài thuốc đạt được hiệu quả tối ưu đồng thời bệnh tình chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để bệnh nhanh khỏi, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng người bệnh nên chủ động khám và điều trị sớm ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường.
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!