Vỡ búi trĩ chảy máu và các biện pháp điều trị

Vỡ búi trĩ chảy máu là dấu hiệu của sự tổn thương và sự kích thích xảy ra tại búi trĩ. Dấu hiệu này thường phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra việc búi trĩ vỡ và chảy máu còn khiến người bệnh đối mặt với những rủi ro, biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vỡ búi trĩ chảy máu và các biện pháp điều trị
Tìm hiểu vỡ búi trĩ chảy máu, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và các biện pháp điều trị

Tại sao vỡ búi trĩ chảy máu?

Nguyên nhân chính gây vỡ búi trĩ chảy máu là do những tổn thương, sự ma sát, va chạm mạnh khiến bề mặt thành của búi trĩ bị rách. Khi đó người bệnh sẽ nhận thấy vùng hậu môn của mình xuất hiện máu.

Lượng máu này nhỏ giọt khi bạn đi đại tiện. Đối với trĩ huyết khối (có cục máu đông trong tĩnh mạch), tình trạng chảy máu và vỡ búi trĩ sẽ xuất hiện khi máu trong búi trĩ quá đầy. Khi búi trĩ bị vỡ thường gây nên cảm giác đau đớn vùng hậu môn.

Vỡ búi trĩ chảy máu có nguy hiểm không?

Tình trạng vỡ búi trĩ chảy máu có thể xuất hiện kéo dài từ vài giây đến vài phút. Tuy nhiên thời gian tối đa cho một lần chảy máu búi trĩ không quá 10 phút. Trong một vài trường hợp, búi trĩ của người bệnh có thể liên tục ra máu giữa những lần đi đại tiện.

Bệnh trĩ một khi kéo dài cùng với tình trạng vỡ búi trĩ không được khắc phục sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là khi người bệnh không có biện pháp chăm sóc phù hợp. 

Tình trạng chảy máu xuất hiện do vỡ búi trĩ có thể khiến người bệnh mắc phải một trong những rủi ro, biến chứng nguy hiểm khác, gồm:

  • Hoại tử búi trĩ và gây nên tình trạng nhiễm trùng
  • Thiếu máu
  • Hình thành thêm nhiều búi trĩ
  • Bệnh viêm ruột
  • Ung thư hậu môn.

Chính vì những nguy hiểm có thể gặp phải, ngay từ ban đầu khi mới bị trĩ, người bệnh cần sớm đến bệnh viện. Sau đó tiến hành kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

"<yoastmark

Các phương pháp điều trị vỡ búi trĩ chảy máu

Đối với một búi trĩ ra máu, thường người bệnh không cần phải áp dụng những biện pháp xử lý cũng như điều trị. Tuy nhiên, đối với trường hợp vỡ búi trĩ ra nhiều máu, máu chảy ra dai dẳng và thường xuyên xuất hiện, người bệnh cần có những phương pháp điều trị phù hợp. Điều này không chỉ giúp bạn cầm máu, giảm bớt cảm giác khó chịu mà còn giúp bạn phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời tăng tốc độ phục hồi các tổn thương.

Phương pháp điều trị vỡ búi trĩ chảy máu tại nhà

Tình trạng chảy máu xuất hiện do vỡ búi trĩ có thể được cải thiện bằng một số phương pháp điều trị, chăm sóc tại nhà như sau:

  • Tắm và vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm. Sau đó tiếp tục ngâm búi trĩ trong nước ấm từ 20 – 30 phút. Hoạt động này không chỉ giúp bạn cầm máu mà còn giúp bạn giảm đau. Để tăng hiệu quả cầm máu và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm, người bệnh nên cho vào bồn tắm một ít muối.
  • Sử dụng khăn ướt hoặc sử dụng các loại giấy vệ sinh mềm và mịn nhẹ nhàng lau, vệ sinh búi trĩ. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng những loại giấy thô và cứng để ma sát vào búi trĩ. Đặc biệt là khi bạn mắc bệnh trĩ ngoại. Bởi những loại giấy vệ sinh thô, cứng có thể khiến tình trạng chảy máu của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời tăng tổn thương và tăng cảm giác đau đớn.
  • Để cầm máu, làm giảm cảm giác đau rát, sưng tấy và viêm nhiễm, người bệnh cần tiến hành chườm lạnh lên vùng hậu môn khoảng 20 phút.
  • Trong thời gian đi đại tiện, người bệnh tuyệt đối không được ngồi lâu, không rặn mạnh, không căng thẳng và không vừa đi vệ sinh vừa chơi điện thoại. Bởi đây đều là những thói quen xấu có thể làm gia tăng mức độ chảy máu của búi trĩ do tạo áp lực làm tổn thương hoặc làm vỡ búi trĩ.
  • Người bệnh cần uống nhiều nước, sử dụng nhiều nước ép trái cây, ăn nhiều rau xanh và các loại củ quả chứa nhiều chất xơ để phòng ngừa bệnh táo bón. Bởi bệnh táo bón không chỉ là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh trĩ phát triển mà còn là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng vỡ búi trĩ dẫn đến chảy máu .
  • Người bệnh cần giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng táo bón và tình trạng chảy máu do bệnh trĩ bằng cách thường xuyên vận động và duy trì các hoạt động thể chất mỗi ngày.

Trong trường hợp tình trạng vỡ búi trĩ chảy máu không có dấu hiệu thuyên giảm sau 7 ngày mặc dù đã áp dụng những cách điều trị, chăm sóc búi trĩ tại nhà, người bệnh cần đến bệnh viện. Đồng thời liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tìm ra những biện pháp xử lý phù hợp.

"Phương

Sử dụng thuốc Tây điều trị vỡ búi trĩ chảy máu

Trong trường hợp tình trạng vỡ búi trĩ chảy máu xuất hiện với lượng máu lớn và gây khó khăn cho người bệnh, các bác sĩ có thể kê cho bạn một đơn thuốc. Trong đó có chứa miếng lót, thuốc đạn, các loại kem, thuốc mỡ để giảm ngứa ngáy, giảm đau và giảm chảy máu tạm thời. Cụ thể như thuốc rectostop, thuốc proctolog…

Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể kê cho bạn những loại thuốc chống táo bón, làm mềm phân. Những loại thuốc này sẽ giúp bạn giảm đau, giảm chảy máu và giảm gây ra những tổn thương khi đi đại tiện. Cụ thể như thuốc Polyethylen Glycol. 

Tuy nhiên tất cả những loại thuốc nêu trên đều có khả năng mang đến một hoặc nhiều tác dụng phụ. Những tác dụng phụ mà bạn có thể mắc phải trong thời gian điều trị bằng thuốc Tây gồm: Nổi mẩn ngứa, kích ứng tại chỗ, đau đầu, buồn nôn và nôn ói, chóng mặt… Chính vì thế, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép, hướng dẫn và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý, những loại thuốc Tây chỉ phù hợp với tình trạng vỡ búi trĩ dẫn đến chảy máu ở giai đoạn nhẹ, máu chưa chảy ra nhiều.

Điều trị vỡ búi trĩ chảy máu bằng liệu pháp y tế

Trong trường hợp tình trạng vỡ búi trĩ chảy máu xuất hiện đồng thời với những biến chứng khác như: Nhiễm trùng, tắc nghẹt búi trĩ, áp xe hâu môn… người bệnh cần nghe theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về việc tiến hành một số thủ thuật điều trị bệnh. Những thủ thuật điều trị bệnh gồm:

  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là phương pháp điều trị bệnh trĩ được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội độ 1, độ 2 và độ 3. Không phù hợp với những bệnh nhân có búi trĩ độ 4, bị nhiễm trùng hậu môn hoặc mắc bệnh trĩ ngoại. Khi áp dụng phương pháp sử dụng vòng cao su thắt búi trĩ, lượng máu lưu thông đến búi trĩ sẽ được hạn chế. Sau khoảng 2 – 3 tuần, búi trĩ sẽ teo lại, hoại tử và rụng đi.
  • Thắt động mạch trĩ: Khi thực hiện thủ thuật thắt động mạch trĩ, các bác sĩ sẽ sử dụng một máy siêu âm để quan sát và kiểm tra nguồn máu nuôi dưỡng búi trĩ. Đồng thời kiểm tra lưu lượng máu đến búi trĩ. Sau khi xác định, bác sĩ sẽ tiến hành thắt động mạch máu để ngăn chặn lượng máu lưu thông và nuôi dưỡng búi trĩ. Khi không còn được nuôi dưỡng, búi trĩ sẽ nhanh chóng co lại và rụng đi. Tuy nhiên bệnh vẫn có nguy cơ tái phát cao sau khi sử dụng thủ thuật này.
  • Liệu pháp xơ cứng: Để cầm máu bằng liệu pháp xơ cứng, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một lượng vừa đủ dịch hóa học vào búi trĩ. Thủ thuật này không chỉ giúp người bệnh cầm máu mà còn thu nhỏ mô trĩ.
  • Điều trị bằng tia hồng ngoại hoặc laser: Việc sử dụng tia hồng ngoại hoặc tia laser sẽ tác động và làm cho búi trĩ mất dần lượng máu lưu thông để được nuôi dưỡng. Sau một thời gian, búi trĩ sẽ tự động co lại và rơi ra ngoài.
  • Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ: Trong số những liệu pháp y khoa, phẫu thật cắt bỏ búi trĩ là phương pháp điều trị bệnh cần phải đặc biệt thận trọng. Bác sĩ và cả bệnh nhân cần phải cân nhắc giữa lợi ích, hiệu quả và những rủi ro có thể xảy ra trước khi tiến hành phẫu thuật.

"Điều

Lời khuyên khi điều trị vỡ búi trĩ chảy máu

Để hỗ trợ quá trình điều trị chảy máu do tình trạng vỡ búi trĩ. Đồng thời phòng ngừa sự xuất hiện của những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần lưu lại và áp dụng một số lời khuyên sau:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng bằng các loại rau xanh, củ, hoa quả tươi như táo, mận, lê… Những loại rau củ quả này có thể giúp bạn kiểm soát lượng máu chảy ở búi trĩ bằng cách trữ nước. Ngoài ra mỗi ngày bạn cần bổ sung thêm những dưỡng chất có trong các loại đậu và các loại hạt để cung cấp nhiều chất xơ. Đồng thời thúc đẩy quá trình đi đại tiện.
  • Bệnh nhân bị vỡ búi trĩ chảy máu cần hạn chế sử dụng muối, phô mai, sữa và những sản phẩm được làm từ sữa, thức ăn đông lạnh, thịt đỏ.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Tốt nhất bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Trong đó bao gồm cả nước lọc, nước canh, nước hầm xương, nước ép rau củ quả, nước ép trái cây.
  • Luôn giữ tinh thần và cơ thể ở mức ổn định. Người bệnh cần tránh tạo nên những căng thẳng và áp lực từ công việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Khi có cảm giác đau bụng, bạn cần đi vệ sinh ngay. Người bệnh tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện. Bởi hoạt động này có thể khiến bệnh trĩ phát triển do táo bón, phân khô, mất nhu động ruột.
  • Người bệnh tuyệt đối không được đứng quá lâu một chỗ, ngồi quá lâu. Đặc biệt là ngồi lâu khi đi vệ sinh. Bởi điều này có thể khiến các tĩnh mạch tại hậu môn của bạn chịu nhiều áp lực. Tình trạng chảy máu của búi trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh nhân bị vỡ búi trĩ chảy máu cần thường xuyên vận động, luyện tập các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày. Việc luyện tập sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng chảy máu, ngăn ngừa táo bón. Đồng thời giúp búi trĩ co lại nhờ giảm áp lực lên các tĩnh mạch.

"Lời

Tình trạng chảy máu do vỡ búi trĩ có thể là một trong những biểu hiện chứng tỏ búi trĩ bị tổn thương hoặc kích thích. Trong hầu hết những trường hợp, tình trạng chảy máu búi trĩ có thể dễ dàng được bệnh nhân cầm máu và khắc phục tại nhà.

Tuy nhiên, đối với trường hợp búi trĩ có máu chảy với lượng lớn, chảy liên tục hoặc thường xuyên tái phát mà những liệu pháp tại nhà không thể khắc phục sau 1 tuần, người bệnh cần đến bệnh viện. Đồng thời thông báo ngay tình trạng sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa. Khi được thông báo, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và tìm ra những phương pháp điều trị thích hợp cho bạn.

Thông tin về vấn đề “Vỡ búi trĩ chảy máu và các biện pháp điều trị” trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp cụ thể. Chúng tôi không chẩn đoán, không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị và những thông tin thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Thông tin liên quan:

Ngày Cập nhật 07/06/2024

Bình luận (19)

  1. Hoàng Trọng trang says: Trả lời

    E bị trĩ độ 4 e dùng thuốc đã đớ dk 60%rui mà vẫn bị nứt búi trĩ và chảy máu nhẹ ạ

  2. Nguyễn Văn Sự says: Trả lời

    Tôi bị một hạt trĩ bằng đốt tay út, 2 ngày nay bị cháy máu nhiều ớ đó, mua thuốc uống, bôi ở nhà thuốc Đức (Hàng Mã -Cổng Đục) uống không đỡ ,tư vấn giúp tôi nhé

  3. lechuc3004 says: Trả lời

    Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là thuốc của người H’Mông hả mn? Trước thấy bố mình chữa mỡ máu bằng thuốc đông y gì cũng của người dân tộc thấy hiệu quả, không biết cái thuốc chữa trĩ này như thế nào vì mình cũng thử qua nhiều loại rồi không ăn thua.

    1. BS Anh says: Trả lời

      Cũng không hẳn bạn ạ. Trước mình đi khám bên trung tâm thuốc dân tộc (là đơn vị nghiên cứu bài thuốc này) thì bác sĩ bảo là từ khi trung tâm kế thừa bài thuốc này thì cũng đã gia giảm lại liều lượng từng thành phần rồi. với cả khi khám trực tiếp thì tùy vào vấn đề riêng của từng bệnh nhân thì bác sĩ sẻ thêm hoặc bớt một số vị nào đấy cho phù hợp, để thuốc có thể phát huy tác dụng tối đa với mọi trường hợp. như mình là bị bệnh nặng, đau rát quá thì bác sĩ tăng liều lượng vị giảm đau lên. nói chung vẫn là bắt nguồn từ bài thuốc của người H’Mông nhưng được cải tiến hơn ấy.

      1. lechuc3004 says:

        Bạn dùng rồi à? Hiệu quả như nào vậy?

      2. BS Anh says:

        oke lắm bạn. mình trĩ độ 4 phải dùng liệu trình 3 tháng nhưng sau hơn 1 tháng là đã gần như không còn vấn đề gì rồi ấy. nhưng phải kết hợp vs chế độ ăn uống cả tập luyện nữa, bạn cứ đi khám bsi sẽ hướng dẫn hết đấy.

      3. lechuc3004 says:

        bạn cho mình xin địa chỉ trung tâm thuốc dân tộc được không? khám ở đấy cũng là khám đông y à bạn? trước mình đi khám phải nội soi thấy phát sợ…

      4. BS Anh says:

        ừ bên đó là chuyên về y học cổ truyền mà. nếu bạn có kết quả xét nghiệp trước rồi thì mang đến thì càng tốt ấy. trước mình đọc được trên báo nên đến, bên này có 3 cơ sở cơ bạn xem ở trên web thuocdantoc.org ấy.

  4. Tâm Lê says: Trả lời

    Mình đã thử làm theo mấy cách xử lý tại nhà, rồi cả bôi thuốc nữa nhưng chả thấy đỡ hơn. Lần đại tiện sau vẫn bị vỡ búi trĩ tiếp xog lại chảy nhiều máu. Có cách nào để dứt hẳn không?? Sợ phải đi làm mấy cái thủ thuật ngoại khoa lắm.

    1. Trang Trần says: Trả lời

      Muốn hết hẳn thì phải loại bỏ búi trĩ cơ. Chắc vẫn phải đi phẫu thuật thôi chứ dùng thuốc không thì chỉ tạm thời thôi chứ búi trĩ vẫn ở đấy.

    2. Hân says: Trả lời

      Không bác ơi, dùng thuốc vẫn chữa được mà. Em đang dùng cái thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đây, được hơn tháng rồi búi trĩ co lại hẳn ấy. Em đang dùng nốt liệu trình để xem xong búi trĩ có mấy đi hoàn toàn không.

      1. Loan says:

        bác dùng thấy hiệu quả hả? tôi cũng vừa đọc được bài thuốc này trên báo xong, đang đi tham khảo ý kiến. https://vtc.vn/bai-thuoc-chua-benh-tri-cua-trung-tam-thuoc-dan-toc-tinh-tuy-tu-cong-thuc-bi-truyen-nguoi-hmong-d496118.html

      2. says:

        mình xem trên vtc2 có hẳn 1 số trong ctrinh góc nhìn người tiêu dùng nói về bài thuốc này ấy. xem thấy ng bệnh cũng review tốt nên cũng định qua đây chữa

      3. Hoàng Trọng trang says:

        E bị trĩ độ 4 e dùng thuốc đã đớ dk 60%rui mà vẫn bị nứt búi trĩ và chảy máu nhẹ ạ

  5. Đức Thắng says: Trả lời

    Mình bị vỡ búi trĩ nthe mà chỉ sợ chỗ đấy cứ tiếp xúc với phân nhiều xong bẩn thì có ngày nhiễm trùng như chơi… kb phải làm sao nữa.

    1. Linh says: Trả lời

      Vệ sinh hậu môn thật sạch thôi bạn, mình toàn phải rửa qua lại bằng nước muối sau mỗi lần đi nặng.

    2. Đoàn says: Trả lời

      Dùng cái thuốc Đông y Thăng trĩ Dưỡng huyết thang kia ấy bạn, cái thuốc ngâm chính là để sát trùng, kháng viêm đấy.

  6. Thanh says: Trả lời

    Mỗi lần đi đại tiện đều cảm giác chỗ hậu môn nứt ta xong chảy bao nhiêu máu luôn, đấy là do vỡ búi trĩ à? :((

    1. Trần Thị Linh says: Trả lời

      Đại tiện ra máu thì còn có thể do nhiều vấn đề lắm bạn ơi, khả năng cao là trĩ đấy nhưng cái này vẫn phải đi khám để chắc chắn nhất nhé.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *