Áp-xe phổi ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và phác đồ điều trị
Áp-xe phổi ở trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng máu, viêm màng naõ, tràn mủ màng phổi nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này? Dấu hiệu nhận biết và phác đồ điều trị ra sao? Mời độc giả tìm hiểu trong bài viết.
Nguyên nhân gây áp-xe phổi ở trẻ em
Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây ra áp-xe phổi ở trẻ em là do virus, vi khuẩn.
Với trẻ sơ sinh, việc cha mẹ chăm sóc con không đúng cách cũng dễ gây nên các vấn đề bệnh lý cho phổi. Ví dụ như trong quá trình cho ăn, trẻ bị sắc sữa vào đường thở và để lâu sẽ gây nên viêm phổi. Hay cha mẹ ủ con quá ấm dẫn đến việc chảy mồ hôi lưng nhưng không được lau kịp thời khiến ngấm ngược vào con, khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
Ngoài ra, môi trường sống không đảm bảo (nguồn nước kém vệ sinh, bầu không khí bị ô nhiễm, hút thuốc thụ động từ những người xung quanh…) cũng khiến phổi của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề. Khi những tổn thương này tích tụ sẽ gây ra tình rạng áp-xe phổi ở trẻ em.
Dấu hiệu áp-xe phổi ở trẻ em
Dấu hiệu áp-xe phổi ở trẻ em trên 3 tuổi được nhận biết thông qua một số biểu hiện sau:
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, ho nhiều, có tiếng rít trong vòm ngực. Nhưng với trẻ mới sinh, dấu hiệu này thường không rõ ràng và dễ bị phụ huynh bỏ qua.
- Nếu trẻ dưới một tuổi bỏ bú, đột ngột sốt cao hoặc hạ thân nhiệt
- Trẻ khó thở hoặc thở gấp
- Trẻ nôn trớ, sốt li bì, tím tái, lồng ngực bị rút lõm khi bệnh đã bước sang giai đoạn dễ bị biến chứng sang viêm não, nhiễm khuẩn đường máu, tràn mủ màng phổi, truỵ tim…
Ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu nêu trên, bố mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Những biến chứng nguy hiểm của áp-xe phổi ở trẻ em
Nếu phát hiện muộn và không có phác đồ điều trị đúng đắn, áp-xe phổi ở trẻ em sẽ có những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Một số biến chứng áp-xe phổi ở trẻ em có thể kể đến như:
- Viêm màng não: Khi khối áp-xe ở phổi bị vỡ mà trẻ chưa đủ sức đề kháng, khi khuẩn sẽ xâm nhập và tấn công các cơ quan khác, nguy hiểm nhất là hệ thần kinh. Thời gian càng lâu, các cơ quan càng bị tổn hại nặng nề: tổn thương não trọn đời, rối loạn chức năng thần kinh, khiếm thính, khiếm thị, bại liệt…
- Nhiễm trùng đường máu: Ngoài việc tấn công não, các vi khuẩn từ khối áp-xe còn dễ dàng tràn ra đường máu, gây nhiễm trùng và sốc phản vệ ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, tính mạng bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Tràn mủ màng phổi: Biến chứng này để lại những di chứng nặng nề ở hệ hô hấp, khiến trẻ khó thở, tím tái, mê sảng.
- Truỵ tim: Khi khối áp-xe vỡ, máu bị nhiễm trùng, tim cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra tình trạng truỵ tim, suy tim. Nếu không xử lý nhanh có thể dẫn đến sốc thuốc, thậm chí là đột tử.
- Nhờn kháng sinh: Vì liệu trình điều trị áp-xe phổi ở trẻ em bắt buộc phải dùng kháng sinh, thậm chí là kháng sinh liều cao trong khoảng thời gian dài, trẻ dễ bị nhờn thuốc, kháng thuốc về sau. Nếu trong tương lai trẻ tái bệnh, việc điều trị trở nên phức tạp, khó khăn. Lúc đó bác sĩ phải lên phác đồ điều trị mới với những loại kháng sinh khác, dược tính mạnh hơn, ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng khả năng lành bệnh lại thấp.
Ngoài ra, áp-xe phổi ở trẻ em còn khiến các bé lười ăn, còi xương, chậm lớn. Hệ miễn dịch bị ảnh hưởng nên sức đề kháng kém hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở những em bé này cũng vì thế mà tăng cao.
Phác đồ điều trị áp-xe phổi trẻ em
Áp-xe phổi có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. Tuy nhiên việc điều trị cần tiến hành thật khẩn trương, tích cực trong môi trường chuyên khoa. Thông thường phác đồ điều trị sẽ bao gồm các bước sau:
- Điều trị kháng sinh: Điều trị kháng sinh là ưu tiên đầu tiên và bắt buộc với trẻ bị áp-xe phổi. Liệu pháp điều trị này sẽ phối hợp nhiều lọai khánh sinh liều cao, dùng đường uống và tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Thời gian điều trị thường kéo dài khoảng 6-8 tuần, trong đó có ít nhất 2 tuần thực hiện tiêm truyền vào tĩnh mạch.
- Dẫn lưu ổ áp-xe bằng cách dẫn lưu tư thế: Tùy theo từng vị trí ổ mủ mà bác sĩ sẽ lựa chọn tư thế vỗ rung lồng ngực của bệnh nhân để mủ dễ ra ngoài. Ngoài ra người bệnh sẽ được chọc dẫn lưu mủ qua thành ngực sau đó hút mủ qua nội soi phế quản ống mềm…
- Những trường hợp ổ áp xe có kích thước lớn trên 8cm, đã trở thành mãn tính, điều trị nội khoa 6 tuần không đem lại hiệu quả sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần phổi chứa áp xe. Ngoài ra, trường hợp ho ra mái tái phát liên tục gây ảnh hưởng tới tính mạng, áp xe phối hợp với giãn phế quản, có biến chứng dò phế quản, khoang màng phổi cũng cần được chỉ định phẫu thuật cắt ổ áp xe này.
- Điều trị bằng dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn uống của bệnh nhân đủ dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải, kiềm toan đồng thời sử dụng các thực phẩm có tác dụng giảm đau, hạ sốt.
Sau khi bé ở viện về, cha mẹ cần chú ý chế độ ăn uống cho con, đảm bảo chất dinh dưỡng để phục hồi sức khoẻ. Trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ và được bú sữa mẹ ít nhất đến 2 tuổi để tạo tiền đề sức khoẻ và tăng cường đề kháng. Ngoài ra việc đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh, không có khói thuốc lá cũng là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa áp-xe phổi ở trẻ em.
Bài viết chắc hẳn đã cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản về bệnh áp-xe phổi ở trẻ em. Các bậc cha mẹ hãy chú ý quan sát và đưa con mình đi khám chữa ngay nếu thấy những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Chúc các bạn và gia đình luôn vui khỏe!
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!