Bà Bầu Bị Viêm Gan B Có Sao Không? Có Ảnh Hưởng Thai Nhi Không?
Bệnh viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do sự xâm nhập của virus vào gan dẫn đến viêm gan cấp và viêm gan mãn tính. Bệnh có thể phát triển mạnh, gây bệnh xơ gan và ung thư gan. Theo kết quả khảo sát có khoảng 240 triệu người trên thế giới đang bị nhiễm virus viêm gan B (HBV), trên 686.000 ngàn người chết/năm. Đặc biệt người bị viêm gan trong thời kỳ mang thai sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy cụ thể bà bầu bị viêm gan B có sao không? Có ảnh hưởng thai nhi không?
Bà bầu bị viêm gan B có sao không?
Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc trước khi mang thai có thể bị nhiễm siêu vi B. Tuy nhiên phần lớn phụ nữ bị nhiễm siêu vi B trước khi mang thai.
Siêu vi B không tác động và không làm ảnh hưởng xấu đến bào thai cũng như tiến trình mang thai. Trong trường hợp này, thai vẫn có thể phát triển tốt và hầu như không có nguy cơ bị dị dạng. Tuy nhiên quan trọng là nguy cơ truyền bệnh viêm gan B cho thai nhi.
Trong trường hợp trẻ nhỏ không được áp dụng các biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh thì có khoảng 50% số trẻ em này nhiễm virus và mắc bệnh viêm gan B mạn tính. Hơn thế những trẻ này sẽ có nguy cơ bị xơ gan khi bước vào độ tuổi trưởng thành.
Theo thống kê có khoảng 5 – 7% trẻ em sau khi sinh ra bị viêm gan cấp mà không có bất kỳ biểu hiện, triệu chứng rõ rệt nào.
Đối với phụ nữ mang thai đang mắc bệnh viêm gan B hay viêm gan C nếu được chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh lý sẽ được cảnh báo về mức độ nguy hiểm và thận trọng khi mang thai. Bên cạnh đó những trường hợp này cần khám định kỳ chức năng gan, được điều trị sớm sẽ tốt hơn.
Bà bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng thai nhi không?
Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng khi người mẹ bị viêm gan B. Cụ thể như:
Thai nhi bị lây nhiễm viêm gan B từ người mẹ
Trường hợp phụ nữ mang thai cũng nằm trong danh sách những con đường lây nhiễm của virus viêm gan B. Chính vì thế, thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm virus và căn bệnh viêm gan B từ người mẹ.
Theo kết quả thống kê có khoảng 90% phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nhiễm virus và mắc bệnh viêm gan B cấp tính. Có khoảng 10% đến 20% phụ nữ mang thai bị nhiễm virus và mắc bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính sẽ lây truyền virus gây viêm gan cho con.
Tuy nhiên tỉ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con còn phụ thuộc vào từng trường hợp:
- Ở trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan B trong quá trình mang thai thì khả năng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con sẽ phụ thuộc vào thời điểm người mẹ mắc bệnh.
- Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B trong giai đoạn 3 tháng đầu thì khả năng lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con đạt mức 1%.
- Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B trong giai đoạn 3 tháng giữa thì khả năng lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con đạt mức 10%.
- Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B trong giai đoạn 3 tháng cuối thì khả năng lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con đạt mức 60 – 70%.
- Trong trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm gan B mà không được chẩn đoán, không hay biết và không áp dụng biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh, thì trẻ nhỏ sau khi sinh ra sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao đến 90%. Trong số trẻ em mắc bệnh có khoảng 50% trẻ sinh ra bị viêm gan mạn tính. Ở những trẻ này, bệnh có thể phát triển thành xơ gan, suy gan và ung thư gan khi trẻ phát triển và ở độ tuổi trưởng thành.
- Trong trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan B từ trước nhưng đã được kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh ở mức ổn định, virus viêm gan B dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi cũng như trẻ sau khi sinh ra hầu như không bị lây nhiễm virus từ mẹ.
- Trong trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan B từ trước quá trình mang thai mà điều trị không dứt điểm hoặc chưa điều trị sẽ khiến tình trạng sức khỏe suy yếu, bệnh tình trở nặng vào cuối thai kỳ. Khi virus viêm gan B hoạt động mạnh thì thai nhi sẽ có nguy cơ cao nhiễm virus và nhiễm bệnh từ người mẹ.
Sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng
Virus gây bệnh viêm gan B hầu hết sinh sống và phát triển trong dịch sinh dục và trong máu của phụ nữ mang thai. Virus không truyền được qua nhau thai. Chính vì thế, quá trình phát triển của thai nhi không bị ảnh hưởng nhiều bởi virus viêm gan B như các loại virus khác. Cụ thể virus cúm, rubella…
Thai nhi vẫn phát triển, tăng trưởng bình thường khi người mẹ mắc bệnh và mang virus viêm gan B. Hơn thế, thai nhi cũng không bị dị tật.
Chỉ những phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh viêm gan B giai đoạn nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có tỉ lệ sinh non cao. Do đó nếu mắc phải bệnh lý này, điều quan trọng nhất người mẹ cần làm là áp dụng các biện pháp phòng ngừa tối đa khả năng lây nhiễm virus HBV cho thai nhi.
Việc bị nhiễm virus và phát bệnh viêm gan B ở trẻ sơ sinh có thể rất nghiêm trọng. Thậm chí căn bệnh này có thể đe dọa đến tính của mạng trẻ nhỏ. Những trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B có tỉ lệ cao (khoảng 90%) trở thành người mang mầm bệnh. Ở trường hợp này, trẻ có thể lây truyền virus HBV cho người xung quanh thông qua đường máu.
Khi bước sang độ tuổi trưởng thành, có khoảng 25% trẻ sẽ chết vì bệnh ung thư gan hoặc xơ gan. Ngoài ra, nhiễm viêm gan B cấp tính xuất hiện sớm trong thời kỳ mang thai có liên quan đến nguy cơ lây truyền chu sinh 10%. Nguy cơ lây truyền sẽ tăng lên đáng kể nếu hiện tượng nhiễm trùng cấp tính xảy ra lúc gần sinh hoặc vào lúc sinh. Tỉ lệ được báo cáo ở trường hợp này lên đến 60%.
Phụ nữ mang thai nếu đang trong quá trình điều trị kháng virus cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được trao đổi thông tin về những lợi ích và yếu tố rủi ro của việc tiếp tục điều trị.
Việc tiếp tục áp dụng các phương pháp chữa bệnh có thể tăng nguy cơ cho thai nhi. Trong khi đó việc ngưng sử dụng các phương pháp chữa bệnh có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh viêm gan cho người mẹ. Bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét về quyết định ngưng điều trị viêm gan ở những người phụ nữ không bị xơ gan.
Những lưu ý áp dụng cho bà bầu bị viêm gan B
Dù là nhiễm virus HBV trong hay trước thời kỳ mang thai, người mẹ cũng cần liên hệ và thông báo tình trạng sức khỏe cùng với bác sĩ chuyên khoa. Việc thông báo bệnh lý cùng với bác sĩ cần có đầy đủ thông tin. Bao gồm: Đã được điều trị chưa, thời gian uống thuốc, quá trình chữa bệnh như thế nào, thời gian mắc bệnh…
Việc thông báo đầy đủ thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe của người mẹ. Đồng thời xem xét, đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời.
Trong suốt thời gian mang thai, người mẹ cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Điều này sẽ giúp cơ thể của bạn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Virus và bệnh viêm gan B sẽ khiến cho phụ nữ mang thai thường xuyên có cảm giác mệt mỏi. Chính vì thế, bạn cần nghỉ ngơi nhiều, tránh lao động, làm những công việc gây áp lực, căng thẳng.
Đối với những trẻ nhỏ được sinh ra từ phụ nữ nhiễm virus viêm gan B, trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi sinh, trẻ sẽ được bác sĩ chuyên khoa tiêm liều vắc xin viêm gan B đầu tiên. Đồng thời tiêm thêm một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBlg).
Hai lần tiêm tiếp theo của vắc xin viêm gan B sẽ được bác sĩ chuyên khoa tiêm cho trẻ trong vòng 6 tháng tiếp theo kể từ liều tiêm đầu tiên. Sau khi hoàn thành tất cả các chủng ngừa nói trên, trẻ nhỏ sẽ được tiến hành lấy máu để kiểm tra sự có mặt của virus viêm gan B trong cơ thể.
Để thai kỳ luôn khỏe mạnh và quá trình sinh con được diễn ra an toàn, trước khi mang thai người mẹ cần được khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng bước vào quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày.
Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Bà bầu bị viêm gan B có sao không? Có ảnh hưởng thai nhi không?”. Thông qua những thông tin này, hy vọng bạn có thể hiểu và nắm rõ hơn về các ảnh hưởng của bệnh lý đối với sức khỏe của người mẹ, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời có những biện pháp xử lý phù hợp khi mắc bệnh trong thời kỳ mang thai.
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!