Bạch Tật Lê Có Tác Dụng Gì? Đặc Điểm & Cách Dùng Vị Thuốc
Bạch tật lê là phần quả chín của một loại cây có cùng tên. Trong dân gian, dược liệu Bạch tật lê còn được biết đến với tên gọi là Gai ma vương, bởi chúng có hình dạng giống ma quỷ lại có gai nhọn. Loại dược liệu này được ví như thần dược Viagra cho nam giới với công dụng cải thiện chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý. Bên cạnh đó, dược liệu Bạch tật lê còn mang lại nhiều công dụng khác như chữa bệnh đau mắt, trị kinh nguyệt không đều, trị các bệnh ngoài da,…
Tên gọi – Phân nhóm
- Tên gọi khác: Tật lê, Thích tật lê, Gai sầu, Gai trống, Gai yết hầu, Gai ma vương,…
- Tên khoa học: Tribulus terrestris
- Tên dược: Fructus Tribuli
- Họ: Thuộc họ Tật lê (Zygophyllaceae)
Đặc điểm sinh thái của Bạch tật lê
Mô tả dược liệu: Cây Bạch tật lê là loại cây bò sát mặt đất, phân thành nhiều nhánh dài khoảng 2 – 3cm, toàn thân có nhiều sợi lông tơ trắng. Lá kép lông chim lẻ, 5 – 6 đôi lá chét đều. Hoa màu vàng với mỗi hoa có 5 cánh, hoa mọc riêng ở kẽ lá, cuống chắn. Ngoài ra, hoa có 10 nhị và 5 bầu ô. Hoa Bạch tật lê thường nở vào mùa hè. Quả khô nhỏ, có 5 vỏ cứng trên có gai hình 3 cạnh, lớp dưới vỏ dày là hạt có phôi.
Phân bố dược liệu: Cây Bạch tật lê là loại cây mọc hoang ở những vùng đất khô cằn, bãi đất hoang, đất cát dọc ven biển. Loại cây này thường xuất hiện nhiều ở các khu vực ven biển miền Trung nước ta như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,… Bên cạnh đó, cây Bạch tật lê thường mọc ở các nước á nhiệt đới.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản
Bộ phận dùng: Dùng quả của cây Bạch tật lê để bào chế thành thuốc chữa bệnh.
Thu hái: Thời điểm thích hợp để thu hái cây Bạch tật lê là vào tháng Mười hằng năm. Thường nhổ cả cây rồi tách lấy quả.
Chế biến: Tách lấy quả, đem rửa sạch rồi phơi khô.
Cách bảo quản: Bảo quản dược liệu nơi thoáng mát, tránh để dược liệu nơi ẩm mốc. Thi thoảng cần đem ra phơi nắng để tránh mốc meo.
Thành phần hóa học của Bạch tật lê
Trong quả Bạch tật lê có chứa các thành phần hóa học sau:
- Ancaloit
- Chất béo
- Tinh dầu
- Natri
- Phylloerythrin
- Tanin
- Flavonozit
- Saponin
- Diosgenin
Tính vị và quy kinh của dược liệu Bạch tật lê
Tính vị: Trong Đông y, Bạch tật lê có vị đắng, cay, tính ôn (sao tính ấm và tính bình khi để sống).
Quy kinh: Dược liệu Bạch tật lê được quy vào kinh Phế và Can.
Tác dụng dược lý của dược liệu Bạch tật lê
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Hỗ trợ điều trị chứng suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi trung niên
- Điều trị chứng đau mắt như: đau mắt đỏ, hay chảy nước mắt,…
- Có tác dụng lợi tiểu, chống kết sỏi ở thành bể thận
- Có tác dụng bảo vệ tế bào gan
- Có tác dụng đến hệ dưới đồi của tuyến yên, tăng hàm lượng nội tiết tố nam giới một cách tự nhiên
- Hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý, bệnh liệt dương.
Theo sự ghi nhận của nền Y học hiện đại
- Công dụng: Bình can tiềm dương, khu phong giảm ngứa, giúp làm sáng mắt, hành khí trong can và giải uất.
- Chủ trị: Trị sưng đỏ mắt, ngứa toàn thân, hông sườn đầy trướng. Trị chứng nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, uất khí truệ. Trị lở loét, ngứa ngáy ngoài da. Trị kinh nguyệt không đều, hay bị đau bụng khi đau bụng kinh.
Cách dùng và liều lượng sử dụng dược liệu Bạch tật lê
Cách dùng: Dùng độc vị dược liệu Bạch tật lê hoặc kết hợp cùng với một số vị thuốc khác. Dược liệu Bạch tật lê chủ yếu sử dụng ở dạng thuốc sắc.
Liều dùng: Dùng 12 – 14 gram/ ngày hoặc có thể nhiều hơn tùy vào từng bệnh lý.
Bạch tật lê và những bài thuốc hay từ dược liệu theo kinh nghiệm của dân gian
Với công dụng đã được liệt kê trên cho thấy dược liệu Bạch tật lê mang lại khá nhiều công dụng đối với sức khỏe người bệnh ít người biết. Và dưới đây là những bài thuốc cụ thể hơn theo kinh nghiệm của dân gian, bạn đọc có thể tham khảo:
1. Bài thuốc sử dụng Bạch tật lê trị lở ngứa ngoài da
- Chuẩn bị: 9 gram Bạch tật lê; Kinh giới và Thổ phục linh mỗi vị 6 gram cùng với Thương nhĩ tử và Ý dĩ mỗi vị 3 gram.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 6 chén nước trên ngọn lửa nhỏ. Sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 2 chén thuốc. Chắt lọc lấy phần nước cốt và chia thành 2 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày. Người bệnh nên sử dụng thuốc khi thuốc còn ấm.
2. Bài thuốc từ Bạch tật lê trị đau mắt
- Chuẩn bị: Bạch tật lê.
- Cách thực hiện: Cho một lượng Bạch tật lê vừa đủ vào trong nồi rồi đem đun sôi. Khi nước bốc hơi, người bệnh sử dụng để xông mắt. Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi trưa và chiều tối.
3. Bài thuốc từ Bạch tật lê trị đau mắt, mắt mờ, ngứa mắt hay chảy nước mắt
- Chuẩn bị: 12 gram Bạch tật lê và 9 gram Bạch cúc hoa.
- Cách thực hiện: Mang toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị cho vào nồi cùng với 3 chén nước lọc. Tiến hành sắc cô đặc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 2 chén. Chắt lọc lấy phần nước cốt và chia thành 2 phần nhỏ để sử dụng cho buổi sáng và buổi tối.
4. Bài thuốc sử dụng Bạch tật lê chữa chứng đau bụng khi có kinh nguyệt hoặc chữa kinh nguyệt không ổn định
- Chuẩn bị: Bạch tật lê và Đương quy mỗi vị 12 gram.
- Cách thực hiện: Mang hai nguyên liệu đã được chuẩn bị sắc cùng với 400 ml nước và tiến hành sắc còn khoảng 200 ml. Chia thành 2 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
5. Bài thuốc sử dụng Bạch tật lê chữa chứng ngứa ngoài da mãn tính
- Chuẩn bị: Bạch tật lê, rễ Phòng phòng và Ve sầu với liều lượng bằng nhau.
- Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng. Người bệnh kiên trì sử dụng thuốc cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
6. Bài thuốc sử dụng Bạch tật lê giúp cải thiện chức năng sinh lực cho nam giới
- Chuẩn bị: 1000 gram Bạch tật lê, 300 gram Dâm dương hoắc; Viễn chí và Kỷ tử mỗi vị 200 gram cùng với 10 lít rượu trắng ngon.
- Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu ngâm cùng với rượu trắng ngon. Sau 30 ngày đêm ngâm là có thể sử dụng. Mỗi lần sử dụng 1 ly nhỏ tương ứng với 30 ml để uống, có thể sử dụng rượu thuốc trong hoặc sau bữa ăn.
7. Bài thuốc sử dụng Bạch tật lê chữa tình trạng đau đầu, chóng mặt do dương can thăng
- Chuẩn bị: Bạch tật lê, Ngưu tất và Cẩu đằng với liều lượng bằng nhau.
- Cách thực hiện: Đem sắc để lấy nước dùng. Người bệnh sử dụng mỗi ngày một thang và sử dụng thuốc khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội, nên hâm lại trước khi sử dụng.
8. Bài thuốc từ Bạch tật lê chữa hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
- Chuẩn bị: Bạch tật lê, Câu đằng, Cúc hoa và Bạch thược.
- Cách thực hiện: Đem toàn bộ các vị thuốc trên sắc cùng với 600 ml nước lọc. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 200 ml. Chia phần nước sắc được thành 2 phần nhỏ để uống trong ngày vào mỗi buổi sáng và tối.
9. Bài thuốc từ Bạch tật lê trị bứt rứt vùng ngực, vùng thượng vị, cương vú và tắc sữa
- Chuẩn bị: Bạch tật lê, Hương phụ, Sài hồ và Thanh bì mỗi vị bằng nhau.
- Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc cùng với 700 ml nước. Sắc cô đặc còn lại khoảng 200 ml nước. Chia phần nước sắc được thành 2 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày. Dùng thuốc khi thuốc còn ấm.
Trên đây là những thông tin liên quan đến dược liệu Bạch tật lê và một số bài thuốc hay từ dược liệu này. Tuy nhiên, các đối tượng quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu hoặc các đối tượng huyết hư khí yếu tuyệt đối không nên sử dụng bài thuốc từ dược liệu Bạch tật lê. Đồng thời, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc lương y để biết thêm những công dụng khác từ dược liệu này.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế các chỉ định hay lời khuyên từ giới chuyên môn.
Có thể bạn đọc quan tâm:
Ngày Cập nhật 06/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!