Các loại thuốc chữa viêm họng cho trẻ em hiệu quả, được bác sĩ khuyên dùng
Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chữa viêm họng bằng thuốc là cách được áp dụng phổ biến hiện nay. Bố mẹ hãy tham khảo những nội dung sau để biết bé bị viêm họng uống thuốc gì và sử dụng như thế nào cho an toàn và hiệu quả.
Bé bị viêm họng uống thuốc gì?
Viêm họng là bệnh gây ra do các vi sinh vật có hại, nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A Streptococcus, phổ biến ở mọi độ tuổi, đặc biệt từ 5-15 tuổi, khi hệ miễn dịch còn đang phát triển. Viêm họng gây ra các triệu chứng khó chịu như sốt, ho khan hoặc ho có đờm, chảy mũi, nghẹt mũi, gây khó chịu cho sinh hoạt, học tập của trẻ. Nếu chủ quan không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ biến chứng nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, áp xe họng…
Việc điều trị viêm họng không phải quá phức tạp, nhất là khi bệnh mới khởi phát hoặc đang trong giai đoạn cấp tính. Để điều trị căn bệnh viêm họng cho trẻ em, bố mẹ có thể sử dụng các loại thuốc bao gồm Tây y, Đông y hoặc thuốc dân gian. Tìm hiểu kỹ về các loại thuốc này sẽ giúp bảo vệ con khỏi những rủi ro hoặc tác dụng không mong muốn từ thuốc.
Thuốc điều trị viêm họng cho trẻ bằng Tây y
Sử dụng thuốc tây là cách chữa viêm họng được áp dụng phổ biến hiện nay. Các loại thuốc được chỉ định thường là:
- Thuốc kháng sinh: Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thuốc kháng sinh được chỉ định thường ở dạng bột pha hoặc dung dịch. Một số loại kháng sinh phổ biến chữa viêm họng được sử dụng là nhóm thuốc beta-lactamin (amoxicillin kết hợp với axit clavulanic, cephalexin, ceftriaxone,…) và nhóm thuốc macrolid (các đầu thuốc erythromycin, clarithromycin, azithromycin,…)

- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nếu chưa biết bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì thì bạn cần biết tới nhóm thuốc này. Đối với trẻ em thuốc giảm đau hạ sốt an toàn nhất là paracetamol. Thuốc giúp làm thuyên giảm triệu chứng sốt, đau họng cho trẻ.
- Thuốc khác: Trẻ bị viêm họng còn có thể được chỉ định thuốc kháng viêm NSAID hoặc corticosteroid giảm sưng và viêm, một số loại thuốc ngậm gây tê họng giúp giảm đau và giảm ho…
Thuốc Tây có ưu điểm là dược tính cao, nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn, làm tiêu viêm, giảm ho, giảm sốt, đem lại cảm giác dễ chịu hơn cho trẻ. Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ, dễ làm ảnh hưởng đến cơ địa và sức đề kháng của trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng bệnh hoặc lạm dụng một loại thuốc trong thời gian kéo dài có thể gây nhờn thuốc, hoặc phát sinh một số bệnh ngoài mong muốn. Những rủi ro sẽ được kiểm soát khi người bệnh dùng thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Vì vậy bố mẹ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ và tuân thủ chỉ định dùng thuốc của chuyên gia.
Bé bị viêm họng uống thuốc gì? Thuốc dân gian
Trong dân gian có nhiều bài thuốc giúp chữa viêm họng hiệu quả và khá đơn giản. Nguyên liệu sử dụng trong các bài thuốc đều là dược liệu tự nhiên. Những bài thuốc chữa viêm họng dân gian mang lại hiệu quả vẫn được áp dụng đến ngày nay có thể kể tới là:

- Bài thuốc chữa viêm họng từ mật ong: Mật ong rất dễ kết hợp cùng các dược liệu khác. Ngậm 2 thìa mật ong và nước cốt chanh giúp trẻ giảm ho. Không sử dụng cách này đối với trẻ em dưới 2 tuổi vì có thể gây ngộ độc.
- Bài thuốc chữa viêm họng từ gừng: Ngậm gừng và muối 2 lần 1 ngày giúp bé giảm bớt các cơn ho, đau rát cổ họng.
- Bài thuốc chữa viêm họng từ bạc hà: Tinh dầu thơm từ bạc hà có tác dụng đẩy lùi cơn đau họng, mùi bạc hà thơm giúp trẻ dễ chịu hơn nhiều.
- Lá xương sông chữa viêm họng cho trẻ em: Rửa sạch, thái nhuyễn hấp cách thủy với mật ong giúp tiêu đờm, giảm ho, giảm cảm giác nôn trớ do kích ứng họng.
Ưu điểm của các bài thuốc dân gian là dễ dàng sử dụng, an toàn và ít khi gây có tác dụng phụ do dược liệu có nguồn gốc tự nhiên. Đa phần các bài thuốc có mùi thơm, vị dễ chịu, dễ dàng cho trẻ em sử dụng. Thuốc dân gian giúp loại bỏ cảm giác khó chịu ở họng cho trẻ em ngay khi sử dụng.
Tuy nhiên các mẹo dân gian chữa viêm họng có dược tính không cao nên chỉ phù hợp với viêm họng nhẹ, viêm họng cấp. Dùng thuốc không đúng bài, không đúng tình trạng bệnh hoặc không đảm bảo vệ sinh có thể khiến viêm nhiễm trầm trọng và dai dẳng hơn. Vì vậy cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo bài thuốc từ các nguồn đáng tin cậy, đồng thời lựa chọn nguyên liệu thuốc sạch và đảm bảo trước khi sử dụng chữa viêm họng cho trẻ.
Trẻ bị viêm họng uống thuốc gì? Thuốc Đông y
Đông y là phương pháp chữa bệnh lâu đời, nghiên cứu chữa bệnh thuận theo cơ thể con người. Theo Đông y, nguyên nhân cốt yếu của bệnh viêm họng ở trẻ là do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể, chính khí của trẻ nhỏ còn yếu, khó chống chọi lại với các tà khí bên ngoài.
Đông y cho rằng, muốn điều trị bệnh triệt để cần giải quyết căn nguyên, giúp bổ phế, dưỡng âm, thanh nhiệt, hóa đàm, trừ thấp, tiêu độc. Với trẻ nhỏ, Đông y chú trọng bảo vệ và cải thiện sức đề kháng bởi vì sức đề kháng suy yếu là nguyên nhân chính gây viêm họng ở trẻ em. Khi sức đề kháng tăng lên, cơ thể sẽ tự đào thải ngoại tà, tự chữa lành các thương tổn ở họng. Nhờ đó viêm họng được giải quyết tận gốc mang lại hiệu quả lâu dài và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đặc biệt thuốc Đông y được đánh giá cao trong điều trị viêm họng cho trẻ em, nhất là viêm mãn tính bởi vì sử dụng thảo dược tự nhiên, an toàn hơn so với hoạt chất tân dược. Hoạt chất trong thảo dược từ từ đi vào các tạng phụ, chữa lành các tổn thương tự nhiên nhất, không gây sốc thuốc, không tạo ra tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan.
Hiện nay có một số bài thuốc chữa viêm họng cho trẻ áp dụng nguyên lý trên, có độ an toàn cao, mang lại hiệu quả điều trị bệnh tích cực và được nhiều phụ huynh tin tưởng là:
- Bài thuốc Nam gia truyền của dòng họ Đỗ Minh Đường
Bài thuốc sử dụng các dược liệu tự nhiên như bồ công anh, ké đầu ngựa, kim ngân cành, xạ can, thổ phục linh, cát cánh, ké đầu ngựa, cát căn, cát cánh, lá chanh, bách hộ, ngải cứu,…
Thuốc có công dụng bổ phế, tiêu đàm, mát gan, giải độc, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng.
- Bài thuốc Thanh hầu bổ phế Thang
Bài thuốc Thanh hầu Bổ phế thang chữa viêm họng bao gồm một số loại thảo dược như: Kha tử, cương tàm, tân chỉ, phật thủ, nghệ, quất hồng bì, sơn trà cùng một số dược liệu khác… Bài thuốc thích hợp cho nhiều đối tượng người sử dụng, đặc biệt là tình trạng bệnh cấp tính và mãn tính, với các công dụng:
- Bổ phế, long đờm
- Thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu mủ.
- Làm lành các tổn thương ở tạng phủ, bồi bổ các cơ quan như can, thận, tỳ, phế…
- Tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Kết quả kiểm nghiệm năm 2014 cho thấy, bài thuốc giúp hơn 80% bệnh nhân khỏi viêm họng sau 2 – 4 tháng sử dụng.
Tùy tình trạng viêm họng của trẻ em, bác sĩ và thầy thuốc sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Điều quan trọng là bố mẹ cần theo dõi, nhận biết bệnh sớm và đưa trẻ đi khám sớm.
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm họng cho bé
Do cấu tạo hệ hô hấp chưa hoàn thiện, còn non nớt, cha mẹ nên thận trọng khi điều trị viêm họng cho con. Phụ huynh cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Chỉ sử dụng kháng sinh cho viêm họng do nhiễm khuẩn, ngoài ra không tùy tiện cho con sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Không sử dụng thuốc aspirin cho trẻ em vì có thể gây ra hội chứng Reye, rất nguy hiểm cho não và gan.
- Tuân thủ đúng yêu cầu sử dụng thuốc của bác sĩ kê đơn, không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa hết liệu trình; không kéo dài liều thuốc hoăc tự ý kết hợp các thuốc với nhau nếu không có yêu cầu từ y bác sĩ.
- Cha mẹ cẩn thận khi cho con uống các loại thuốc viên lớn, thuốc ngậm, nếu không cẩn thận rất dễ bị hóc, lọt vào đường thở.
- Cho con ăn bổ sung các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua, rau xanh,… và uống nhiều nước, khi chữa bệnh giúp hỗ trợ lưu thông dịch huyết, đặc biệt giúp tránh làm hại dạ dày và thận khi sử dụng thuốc kháng sinh.
- Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ và chống chỉ định rõ ràng, cha mẹ nên nắm bắt được các thông tin này trước khi cho con sử dụng, đồng thời thông báo với bác sĩ ngay khi con mình có dấu hiệu dị ứng thuốc.
Như vậy có nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng để chữa viêm họng cho trẻ em. Để biết chính xác bé bị viêm họng nên uống thuốc gì, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể. Trong quá trình điều trị cần giữ liên hệ với bác sĩ để tìm kiếm sự trợ giúp khi có vấn đề phát sinh.
ArrayNgày Cập nhật 07/09/2022