Bệnh viêm họng cấp tính có thực sự lành tính không? Điều trị như thế nào?
Môi trường ngày càng ô nhiễm gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó viêm họng cấp là tình trạng rất phổ biến. Nhiều bệnh nhân cho rằng viêm họng là bệnh lành tính, không đáng lo ngại nên không cần điều trị. Thực chất căn bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường khi bỏ qua điều trị hoặc chữa không phù hợp. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm họng và cách chữa trị để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng cấp là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Viêm họng cấp là bệnh đường hô hấp xảy ra khi niêm mạc họng bị viêm nhiễm. Các triệu chứng bệnh thường khởi phát đột ngột trong thời gian ngắn. Bệnh thường xảy ra vào đầu xuân hoặc mùa đông.
Viêm họng cấp có thể xuất hiện ở trẻ em và cả người lớn. Bệnh khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm họng cấp
Những nguyên nhân viêm họng cấp thường gặp nhất bao gồm:

- Nhiễm virus: Nhiều loại virus có thể làm khởi phát một đợt viêm họng cấp như: Virus cúm, Adenovirus, Herpes simplex, Epstein-Barr, virus hợp bào…
- Nhiễm khuẩn: Các tác nhân gây bệnh thuộc nhóm này có thể kể đến là Liên cầu khuẩn nhóm A Streptococcus, bạch cầu, lậu cầu, Chlamydia…
- Nguyên nhân khác: Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, môi trường nhiều khói bụi, mắc bệnh trào ngược dạ dày, dị ứng, viêm amidan, viêm VA…
Triệu chứng viêm họng cấp cần chú ý
Khi bị viêm họng cấp, bệnh nhân thường có những biểu hiện sau đây:
- Họng khô nóng, đau rát tăng dần nhất là khi nói, nuốt hoặc ho.
- Bệnh nhân đau tai, đau nhói khi nuốt, sốt cao 39 – 40 độ.
- Chảy nước mũi, tắc mũi, nói khàn.
- Amidan sưng, hạch cổ nổi lên, họng xuất hiện giả mạc trắng…
Những triệu chứng này khiến người bệnh khó chịu. Nếu viêm nhiễm do virus, các triệu chứng có thể tự biến mất sau khoảng 4 – 5 ngày. Nhưng nếu viêm nhiễm do các nguyên nhân còn lại, triệu chứng có thể trầm trọng hơn và diễn ra trong thời gian dài.
Viêm họng cấp có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng, đây là tình trạng bệnh lành tính, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh không phải do virus thông thường mà là do nhiễm khuẩn thì có thể dễ biến chứng, nhất là những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em. Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan khi bị viêm họng.

Những biến chứng người bệnh có thể gặp phải là:
- Biến chứng Tai – mũi – họng: Viêm họng cấp ở trẻ em, người cao tuổi hoặc những bệnh nhân có sức đề kháng yếu sẽ dễ biến chứng tại các cơ quan tai mũi họng. Người bệnh có thể bị viêm mũi, viêm tai, viêm phế quản, viêm họng mãn tính…
- Biến chứng xa: Viêm khớp cấp, thấp tim tiến triển, viêm cầu thận, gây bệnh van tim…
- Tắc nghẽn đường thở: Viêm họng cấp ở trẻ em do bạch cầu có thể tạo các giả mạc trắng, làm tắc nghẽn đường hô hấp khiến trẻ bị suy hô hấp.
Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh đã diễn tiến lâu dài hơn 1 tuần, kèm theo các triệu chứng nặng nề thì người bệnh nên đi khám và chữa trị sớm.
Các phương pháp điều trị viêm họng hiệu quả hiện nay
Không phải mọi bệnh nhân ở tình trạng cấp tính đều cần điều trị ngay. Những trường hợp viêm cấp tính do nhiễm khuẩn hoặc có các triệu chứng nặng nề, dễ biến chứng thì bắt buộc phải chữa trị. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa viêm họng cấp người bệnh có thể tham khảo:
Chữa viêm họng cấp bằng mẹo dân gian tại nhà
Trị viêm họng tại nhà là biện pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Phương pháp này thường sử dụng các nguyên liệu dễ tìm kiếm, gần gũi với tự nhiên. Một số mẹo thường được áp dụng là:

- Chữa viêm họng cấp bằng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm tốt. Người bệnh có thể pha mật ong với nước ấm để uống, trộn mật ong với hành tây hoặc dùng mật ong ngâm với quất hoặc chanh để chữa viêm họng.
- Chữa viêm họng bằng lá tía tô: Dùng lá tía tô ăn sống, nấu cháo hoặc ép lấy nước uống có thể tiêu diệt vi khuẩn và kháng viêm cho vùng hầu họng tốt hơn.
- Trị viêm họng cấp bằng gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm, bổ phế và diệt khuẩn. Người bệnh có thể dùng trà gừng hoặc kết hợp gừng với muối để súc họng, gừng nấu với các nguyên liệu khác như muối, chanh, nghệ, mật ong để chữa bệnh.
- Chữa viêm họng bằng tỏi: Tỏi được xem là chất kháng sinh tự nhiên vì có nhiều allicin. Dân gian thường dùng tỏi và mật ong hấp cách thủy hoặc tỏi ngâm mật ong để chữa viêm họng.
Các biện pháp dân gian chữa viêm họng cấp kể trên giúp kháng khuẩn, giảm viêm, thông họng, long đờm hiệu quả. Tuy nhiên những biện pháp này chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh, phù hợp hơn với viêm họng nhẹ do nhiễm virus. Trường hợp bệnh tiến triển nặng không nên áp dụng.
Điều trị viêm họng cấp bằng thuốc Tây y
Chữa viêm họng cấp bằng thuốc tây cần dựa theo nguyên nhân gây bệnh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, aspirin, ibuprofen… được sử dụng để giảm đau, giảm sốt, sử dụng chữa viêm họng cấp ở giai đoạn đầu hoặc viêm do nhiễm virus.
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Erythromycin, cephalexin,… được chỉ định trong những trường hợp viêm cấp tính nhẹ, nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc kháng viêm giúp giảm viêm nhiễm tại chỗ.
Thuốc tây y giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này không ngăn ngừa bệnh tái phát. Người bệnh có thể bị nhờn thuốc hoặc gặp những tác dụng phụ như suy thận, tăng men gan, tăng huyết áp, đau – viêm dạ dày… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa rủi ro trong điều trị.
Chữa viêm họng cấp bằng Đông y
Theo Đông y, viêm họng xuất hiện do phong nhiệt bên ngoài xâm nhập. Cùng với đó, bên trong cơ thể phong nhiệt uất tích tại họng, các cơ quan nội tạng như can – phế – thận suy nhược, mất cân bằng.
Để điều trị căn bệnh này, Đông y chú trọng sử dụng các bài thuốc thảo dược nhằm khu tà, thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng cơ quan nội tạng. Nhờ vậy âm dương cân bằng, tà khí bị đầy lùi, vệ khí tăng lên. Bệnh được chữa trị triệt để, hạn chế tái phát.
Các bài thuốc Đông y chữa viêm họng cấp mang lại hiệu quả cao, giúp điều trị bệnh từ sâu bên trong, mang lại hiệu quả lâu dài. Đồng thời thuốc Đông y an toàn cho người bệnh, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên thuốc thường tốn công đun sắc và phải mang lại hiệu quả từ từ. Người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Cần làm gì để ngăn ngừa bệnh viêm họng?
Để phòng ngừa căn bệnh này, người bệnh cần chú ý:
- Vệ sinh răng miệng và mũi họng hằng ngày.
- Giữ ấm cho cơ thể, không để vùng hầu họng và mũi bị nhiễm lạnh.
- Khi họng có vấn đề nên đi khám để xác định chính xác vấn đề và điều trị.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời, nhất là những nơi nhiều khói bụi.
- Có chế độ ăn uống khoa học, tập luyện cơ thể thường xuyên nhằm nâng cao sức đề kháng.
Viêm họng cấp tính có thể gây nguy hiểm khôn lường. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh này những mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Để biết chính xác nên áp dụng cách chữa nào, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhất.
Bài được quan tâm nhiều:
ArrayChữa viêm họng bằng Đông y có an toàn và hiệu quả thật không?
Viêm họng uống thuốc gì? Top 5 thuốc được nhiều bệnh nhân tin dùng
Ngày Cập nhật 05/06/2024