Viêm họng ở trẻ em: Triệu chứng điển hình và cách điều trị an toàn cha mẹ cần biết
Viêm họng ở trẻ em là bệnh thường khởi phát đột ngột, khiến trẻ bị ho, sốt, chán ăn, quấy khóc khiến nhiều bố mẹ trở tay không kịp. Nguyên nhân gây bệnh thường do trẻ bị cảm lạnh do thời tiết thay đổi hoặc do lây nhiễm từ cha mẹ, từ trẻ khác,… Bệnh không được điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, thậm chí nhiễm khuẩn huyết.
Viêm họng ở trẻ em là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ, viêm họng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc hầu họng của trẻ bị virus, vi khuẩn,… tấn công gây viêm nhiễm, tổn thương. Viêm họng khiến trẻ đau rát cổ họng, gặp khó khăn khi nuốt, nói chuyện, cơ thể mệt mỏi.

Viêm họng ở trẻ em phổ biến hơn ở người lớn do sức đề kháng còn yếu, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh chưa cao. Căn cứ vào mức độ bệnh, viêm họng ở trẻ được chia thành:
Viêm họng cấp ở trẻ em: Là tình trạng bệnh khởi phát đột ngột và được cải thiện, thuyên giảm rõ rệt sau 7 – 10 ngày.
Viêm họng mãn tính ở trẻ em: Là tình trạng bệnh kéo dài không khỏi, có xu hướng tái phát nhiều lần. Bệnh được chia thành viêm họng hạt và viêm họng mủ.
- Viêm họng mủ ở trẻ em: Là một dạng biến thể nặng của viêm họng với đặc trưng bởi sự tụ mủ khu trú tại vòm họng. Trẻ mắc viêm họng mủ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe cổ họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản cấp, thậm chí là viêm phổi…
- Viêm họng hạt ở trẻ em: Là tình trạng viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần ở niêm mạc họng khiến các mô lympho ở thành sau họng phình lên, tạo thành các ổ trùng.
Lưu ý, mỗi dạng viêm họng lại có những biểu hiện khác nhau do vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, bố mẹ cần “nằm lòng” kiến thức về bệnh. Ngoài ra, cần quan sát trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh sớm.
Nói về vấn đề “Viêm họng ở trẻ em có nguy hiểm không?”, bác sĩ cho biết bệnh nếu được phát hiện từ sớm không nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm trong 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, viêm họng chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, áp xe họng sau, viêm phế quản, viêm phổi hay nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển sau này.
Triệu chứng viêm họng ở trẻ em cha mẹ cần chú ý
Các triệu chứng viêm họng ở trẻ em rất dễ nhận biết, ngay khi bệnh bắt đầu “tấn công” trẻ sẽ xuất hiện ngay những dấu hiệu này:
- Ngứa rát cổ họng
- Ho khan, tần suất ho theo thời gian dai dẳng hơn
- Đau đầu, choáng váng
- Thân nhiệt cao trên 38 độ C
- Hạch cổ họng sưng, có thể cảm nhận khi sờ, nắn
Ngoài ra, trẻ bị viêm họng cũng có thể gặp các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, mất tiếng, suy nhược cơ thể. Trong trường hợp viêm họng ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần quan sát nhưng biểu hiện bất thường của bé như quấy khóc, sốt cao, kém bú, chán ăn, cổ họng ửng đỏ, nổi hạch,… Bởi trẻ sơ sinh không thể nói bé bị đau ở đâu. Bằng việc quan sát cẩn thận, các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra bệnh ở bé từ đó giúp chăm sóc bé dễ dàng hơn.
Lưu ý, bố mẹ cũng cần đưa bé đi khám ngay nếu gặp các trường hợp:

- Sốt viêm họng ở trẻ dưới 3 tháng tuổi kèm với các triệu chứng khó chịu, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều, bé từ 3 – 6 tháng tuổi sốt trên 38 độ C, bé trên 6 tháng tuổi sốt ở 39 độ C.
- Bé đau cả khoang miệng, cổ họng có dấu hiệu sưng đỏ, không thể mở to miệng vì đau, thở khó khăn, kém ăn, quấy khóc liên tục.
- Trường hợp bé bị nhiễm khuẩn cổ họng tới mức không thể ăn, uống được bất cứ thứ gì, sốt cao, khó thở, chảy dãi liên tục.
Nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ, bố mẹ cần đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để lâu bệnh phát triển phức tạp, khó điều trị.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng
80% các trường hợp trẻ bị viêm họng đều do virus (thường xảy ra khi cảm cúm, cảm lạnh) hoặc do vi khuẩn (như nhiễm khuẩn liên cầu).
Nếu trẻ bị viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A, đây được coi là tình trạng nguy hiểm bởi vỏ của loại liên cầu này có cấu tạo tương tự màng thận, màng tim, màng khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, các vi khuẩn này có thể tấn công cả vào thận, tim và khớp gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim,…
Ngoài ra, viêm họng ở trẻ cũng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
- Dị ứng phấn hoa, chất kích thích, gia vị,…
- Hít phải không khí ô nhiễm
- Căng cơ cổ họng khi nói nhiều, hét to
- Trẻ bị trào ngược dạ dày, hay nôn, trớ,…
- Nhiễm trùng cổ họng
- Thay đổi thời tiết
- Hệ miễn dịch kém
Bệnh cũng thường xảy ra nếu trẻ tắm ở những nơi có gió lùa, tắm nước lạnh hoặc mặc quần áo ngay sau tắm mà không lau người. Những trẻ thường xuyên ngồi trong phòng máy lạnh lâu hoặc đang ở trong nóng chuyển sang ngồi phòng máy lạnh đột ngột.
Cách điều trị viêm họng ở trẻ em an toàn, hiệu quả
Do trẻ em có thể trạng yếu, các chức năng của tạng phủ chưa hoàn thiện nên khi điều trị viêm họng cho bé, bố mẹ cần hết sức thận trọng. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa viêm họng cho bé như dùng thuốc Tây y, Đông y, dùng mẹo dân gian. Tuy nhiên, thay vì tự tìm hiểu các phương pháp, cha mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở uy tín và nghe bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp.
Chữa viêm họng cho bé bằng Tây y
Chữa viêm họng bằng Tây y thường sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin,…
- Thuốc kháng sinh như Penicillin V, Amoxicillin, Erythromycin, Cephalexin…
- Các dạng siro ho, thường được khuyên dùng với trẻ dưới 2 tuổi bởi chúng vừa an toàn vừa hiệu quả.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể được kê đơn một số thuốc kháng acid nhằm trung hòa axit dạ dày nhằm giúp giảm bớt triệu chứng viêm họng.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y cần được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc bởi thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng sai cách. Hơn nữa, cơ thể trẻ còn yếu, các chức năng chưa hoàn thiện, nếu dùng thuốc Tây nhiều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Chữa viêm họng cho trẻ bằng mẹo dân gian
So với việc sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng cho trẻ với nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, nhiều phụ huynh có xu hướng tìm tới các phương pháp chữa bệnh bằng mẹo dân gian.
Các mẹo này sử dụng nguyên liệu tự nhiên có sẵn nên an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân, nhất là với trẻ em. Một số mẹo dân gian chữa viêm họng được áp dụng nhiều nhất phải kể tới:
- Chữa viêm họng cho trẻ bằng quất hấp đường phèn: Bố mẹ có thể cắt đôi quả quất, thêm chút đường phèn rồi chưng cách thủy trong 30 phút. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống từ 2 – 3 muỗng/ lần, thực hiện đều 3 lần/ ngày để có hiệu quả tốt nhất.
- Chữa viêm họng cho trẻ bằng lá húng: Bố mẹ chỉ cần lấy khoảng 1 nắm lá húng chanh tươi rửa sạch, thêm 20g đường phèn đem chưng cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống thường xuyên sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
- Chữa viêm họng cho bé bằng cam nướng: Chỉ cần dùng một quả cam nướng trong lò hoặc trực tiếp trên lửa nhỏ trong 10 phút. Sau đó cho bé ăn từ 2 – 3 múi sẽ giúp long đờm, giảm ho hiệu quả.
Ngoài những nguyên liệu này, các bậc phụ huynh có thể sử dụng mật ong, gừng, tỏi chữa viêm họng cho bé. Những mẹo dân gian tuy an toàn, lành tính với trẻ em tuy nhiên hiệu quả phương pháp chậm, chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bé viêm họng ở mức độ nặng, nếu chỉ áp dụng các phương pháp này có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Lưu ý cho bố mẹ khi chữa viêm họng ở trẻ em
Theo bác sĩ Lê Phương, để điều trị viêm họng ở trẻ em hiệu quả, bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bố mẹ cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống sinh hoạt của bé. Những yếu tố này cũng có tác động lớn tới quá trình điều trị.
Trẻ bị viêm họng nên ăn gì? Kiêng gì?
Bố mẹ nên bổ sung cho bé một số thực phẩm sau:

- Các món ăn giàu vitamin C, kẽm giúp cải thiện sức đề kháng
- Các loại rau củ, hoa quả như như cam, chanh, bưởi, ổi, xoài, chuối, củ cải trắng, rau chân vịt, đậu hà lan…
- Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt
Nên tránh một số thực phẩm:
- Đồ chiên, nướng nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn cay, nóng
- Nước lạnh, đồ uống có gas
Phòng ngừa bệnh viêm họng xảy ra ở trẻ
Để phòng ngừa viêm họng ở trẻ quay lại, bố mẹ cũng cần chú ý một số điểm sau:
- Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên
- Bổ sung nước, hoa quả nhằm giải nhiệt, kháng viêm
- Không để nhiệt độ phòng quá thấp hoặc quá cao, nên duy trì ở 25 – 27 độ C.
- Khi trẻ đổ nhiều mồ hôi, không nên tắm ngay
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
Hy vọng những thông tin trên giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về viêm họng ở trẻ em. Trường hợp thấy con yêu xuất hiện những dấu hiệu viêm họng bất thường, quấy khóc do đau họng, cha mẹ đừng vội can thiệp bằng bất kỳ phương pháp nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
ArrayNgày Cập nhật 04/06/2024