Chàm khô đầu ngón tay: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị
Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay gây ra những bất tiện trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng thẩm mỹ của người bệnh. Tuy là căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách điều trị sao cho hiệu quả. Bài viết dưới đây đem đến cho người đọc những thông tin hữu ích về bệnh từ đó lựa chọn hướng chữa trị phù hợp nhất.
Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay (eczema) là tình trạng viêm da với các tổn thương dạng nứt nẻ,bong tróc ở vùng da đầu ngón tay. Khu vực da này thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại dẫn đến tình trạng bệnh có thể chuyển biến nặng và khó điều trị.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm khô ở đầu ngón tay
Nhiều người bệnh thường nhầm lẫn chàm khô đầu ngón tay với các bệnh lý da liễu khác như á sừng hay vảy nến. Tuy vậy một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh có thể kể đến:
- Vùng da đầu ngón tay xuất hiện các mảng đỏ, da trở nên mỏng, phù nề, đóng mài và tiết dịch
- Lớp sừng khô ráp bắt đầu xuất hiện gây thêm cảm giác ngứa ngáy.
- Vùng da đầu ngón tay đặc biệt nhạy cảm. Da dễ bị bong tróc, rỉ máu đặc biệt nặng hơn vào mùa khô hanh.

Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm khô ở đầu ngón tay. Một số nguyên nhân tiêu biểu người bệnh dễ nhận biết nhất như:
Yếu tố nội sinh
Bệnh chàm khô có thể bùng phát từ những tác nhân bên trong cơ thể. Trong đó có thể kể đến:
- Yếu tố di truyền: Cha mẹ có tiền sử mắc các bệnh viêm da cơ địa,vảy nến, hen suyễn… sinh con ra có nguy cơ mắc chàm cao
- Cơ thể mắc sẵn bệnh dị ứng, viêm da… dẫn đến hệ miễn dịch kém dễ mắc các bệnh da liễu khác trong đó có chàm khô đầu ngón tay.
- Lớp màng bảo vệ tự nhiên của da suy giảm. Khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất hay làn da mất nước từ bên trong thì lớp màng bảo vệ của da sẽ bị suy yếu dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.
- Tác dụng phụ của các loại thuốc Tây y cũng là nguyên nhân tác động gây ra bệnh.
Tác nhân bên ngoài
Bên cạnh các yếu tố nội sinh bên trong cơ thể, bệnh chàm khô đầu ngón tay có thể bùng phát khi da gặp các vấn đề như:
- Vệ sinh làn da tay không đúng cách. Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại mà không đeo găng tay hay che chắn. Việc sử dụng nước rửa tay hay xà phòng có tính kiềm cao cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Thời tiết thay đổi đột ngột khiến làn da chưa kịp kích ứng cũng dễ khiến bệnh bùng phát.
- Môi trường ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh cũng ảnh hưởng đến làn da
- Thực phẩm không đảm bảo an toàn, gây kích ứng ngoài da

Chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm không? Có lây không?
Bệnh chàm khô tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Các vết tổn thương do bệnh dễ bị nhiễm trùng nếu không chữa trị kịp thời. Bệnh gây ra khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần và điều trị dứt điểm gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy người bệnh thường có mặc cảm tâm lý cũng như cảm giác mệt mỏi khi chữa bệnh mãi không khỏi.
Chàm khô không được xếp vào nhóm bệnh lây nhiễm do nguyên nhân gây bệnh không do các virus truyền nhiễm. Tuy vậy người bệnh cần cẩn trọng trong việc chăm sóc làn da khi bị bệnh bởi tuy không lây từ người này sang người khác, bệnh vẫn có thể lây lan rộng ra các vùng da xung quanh.
Cách điều trị chàm khô đầu ngón tay
Phát hiện cũng như điều trị bệnh càng sớm, khả năng bệnh được chữa khỏi càng cao. Phương pháp chữa bệnh phổ biến hiện nay có thể kể đến như chữa bằng mẹo dân gian, thuốc Tây hay y học cổ truyền.
Cách chữa chàm khô dân gian
Dân gian lưu truyền nhiều công thức giúp điều trị bệnh chàm từ các nguyên liệu quen thuộc với gia đình. Ưu điểm của phương pháp này là dễ sử dụng, thành phần dễ kiếm và giá thành rẻ. Người bệnh có thể tham khảo:
- Trị chàm khô bằng dầu dừa: Bạn chỉ cần rửa sạch, lau khô vùng da bị chàm khô, sau đó bôi 1 lớp mỏng dầu dừa lên. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút rồi dùng khăn ấm lau lại vùng da bị chàm.
- Chữa chàm khô bằng lá trầu không: dùng 10-20 lá trầu không. Dã nát rồi vắt lấy nước cốt, ngày bôi lên da 2-3 lần. Bã lá còn có thể tận dụng để đắp lên vùng da đầu ngón tay giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh
- Chữa chàm khô bằng tỏi: bóc vỏ 1 củ tỏi, giã nát ra vắt lấy nước cốt để dùng. Mỗi ngày bôi 3-5 lần, lúc bôi thì bôi lan lan ra vùng xung quanh chỗ bị chàm để hạn chế lan rộng.

⚠️ Cách này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tạm thời không thể thay thế các phương pháp y học. Với trường hợp bệnh trở nặng cần đến ngay cơ sở khám bệnh uy tín để kiểm tra.
Thuốc Tây y trị chàm khô hiệu quả
Tây y vốn không xa lạ với người bệnh. Các loại thuốc Tây y đem lại hiệu quả nhanh chóng và dễ mua được ở hiệu thuốc. Với bệnh chàm ở đầu ngón tay, bác sĩ có thể kê cho người bệnh một số loại thuốc như:
- Các loại kem dưỡng ẩm bôi ngoài da
- Thuốc có chứa Hydrocortisone
- Thuốc kháng Histamin
- Nhóm Corticosteroids
- Thuốc kháng sinh tại chỗ
⚠️ Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc bởi các loại thuốc Tây có thể gây ra tác dụng phụ khi dùng sai liều lượng. Những nhóm thuốc chữa bệnh chàm có thể gây ra teo da, rạn da, suy giảm chức năng gan thận, tăng nguy cơ bội nhiễm kháng thuốc… Chính vì thế, bạn luôn phải cẩn trọng trong quá trình điều trị. Trong quá trình điều trị nếu gặp dấu hiệu bất thường nên ngưng dùng thuốc và đến khám tại các cơ sở y tế chất lượng.

Bị chàm khô kiêng gì?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và khả năng tái phát của bệnh. Người mắc bệnh chàm khô đầu ngón tay nên lưu ý tránh các thực phẩm như:
- Hải sản, tôm, cua, ghẹ…
- Các món ăn dễ gây dị ứng như đậu tương, cua đồng…
- Thực phẩm cay nóng, nhiều chất phụ gia
- Rượu bia, chất kích thích
Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm có lợi:
- Rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin giúp da nhanh phục hồi.
- Dầu cá, dầu hạt…chứa nhiều omega 3
- Uống nhiều nước
Lưu ý trong thói quen sinh hoạt dành cho người bệnh chàm khô:
- Vê sinh da tay sạch sẽ bằng nước ấm kèm xà phòng dịu nhẹ.
- Đeo găng tay khi phải tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Dưỡng ẩm da tay và những vùng da lân cận ngăn ngừa sự lan rộng của bệnh.
- Tránh gãi hay bóc vùng da đầu ngón tay bị chàm khô khiến triệu chứng nặng thêm.
Bệnh chàm khô đầu ngón tay ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, dễ gây bội nhiễm, khó điều trị. Tuy nhiên nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách bệnh sẽ không còn là nỗi lo.
ArrayArrayNgày Cập nhật 08/06/2024