Bệnh chàm kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh chóng khỏi?

Bệnh chàm kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi? Vướng mắc này được nhiều người quan tâm bởi bên cạnh việc điều trị bằng y học, chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần quan trọng vào việc đẩy lùi bệnh. Để xây dựng được một thực đơn dinh dưỡng hợp lý, Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương sẽ đưa đến cho người đọc những thông tin hữu ích trong bài.

Hình ảnh bệnh chàm
Người bệnh chàm nên kiêng ăn thực phẩm gì?

Chàm là bệnh da liễu mãn tính hay tái phát ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh có thể do thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể hoặc do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Bên cạnh đó, một vài tác nhân bên ngoài như không khí ô nhiễm, khói bụi cũng khiến bệnh bùng phát. 

Chế độ ăn uống của người mắc bệnh chàm cần tập trung vào cải thiện sức khỏe làn da cũng như tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó những thực phẩm dễ gây kích ứng, ngứa ngáy bên ngoài da lại cần được người bệnh tuyệt đối tránh.

Dưới đây là những loại thực phẩm nên tránh để phòng ngừa và hạn chế bệnh chàm bùng phát:

Bệnh chàm kiêng ăn gì? Top 8 thực phẩm người bệnh cần tránh

Có nhiều nhóm thực phẩm được cho là món khoái khẩu với nhiều người nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây ra chàm và khiến triệu chứng bệnh chuyển nặng như:

  • Hải sản

Trong các loại hải sản như tôm, cua , sò chứa một lượng histamin có khả năng làm tăng nguy cơ bị dị ứng ngoài da. Các protein trong những loại hải sản gây ra phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch khiến cơ thể sản sinh ra histamin và các hóa chất khác là nguyên nhân của các bệnh da liễu trong đó có chàm. 

  • Tinh bột, chất béo và đường tinh luyện 

Đường hay thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện dễ gây nên bí tắc lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt ăn nhiều đồ ngọt gây mụn trứng cá, ngứa ngáy cho người bệnh chàm.

Chất béo có thể gây ảnh hưởng tới khả thải độc của gan thận, rối loạn tuyến bã nhờn khiến độc tố tích tụ dưới da. Bệnh chàm từ đó có thể bùng phát và chuyển biến nặng hơn. 

Hạn chế đường trong thực đơn giúp giảm triệu chứng bệnh
Hạn chế đường trong thực đơn giúp giảm triệu chứng bệnh
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa

Những thực phẩm giàu protein như sữa thông thường tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với việc chứa hàm lượng lớn protein, canxi, sữa có thể kích thích sự phát triển của bệnh chàm. Do đó nhóm thực phẩm này nên hạn chế để ngừa bệnh. 

  • Rượu bia, chất kích thích

Đồ uống có cồn gây ảnh hưởng chức năng thải độc của nội tạng. Độc tố không được đẩy ra ngoài mà tích tụ dưới da gây nên các hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy đóng vảy của bệnh chàm. Bên cạnh đó các chất kích thích còn làm tê liệt hệ thần kinh khiến cảm giác ngứa do bệnh gây ra trở nên nặng nề hơn. 

  • Mật ong 

Mật ong có chứa lauryl sulphate là chất gây kích thích dị ứng. Bên cạnh đó các thực phẩm chứa mật ong còn gây ra hiện tượng nóng trong dễ khiến làn da bị nổi mụn, triệu chứng viêm da trở nặng.

Mật ong được đưa vào nhóm thực phẩm người bệnh nên kiêng
Mật ong được đưa vào nhóm thực phẩm người bệnh nên hạn chế
  • Thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia

Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của cơ thể. Trong các loại thực phẩm  đóng hộp còn chứa nhiều chất béo có hại cho hệ tim mạch. Người bệnh nên hạn chế sử dụng những đồ ăn này.

  • Đồ muối chua

Việc ăn nhiều đồ muối chua khiến gan tích một lượng độc tố nhất định. Chức năng thải độc của cơ thể bị suy giảm dẫn đến dễ mắc bệnh da liễu như chàm. Bên cạnh đó đồ muối chua chứa lượng muối khá lớn, nếu ăn nhiều cũng gây hại cho thận. 

  • Thịt gà

Thịt gà giàu đạm và có tính nóng nên dễ gây chàm, ngứa ngáy, bong da. Trong da gà còn chứa chất khiến các vết thương ngoài da lâu lành và dễ để lại sẹo lồi. Do đó nên hạn chế ăn thịt gà trong thời gian điều trị bệnh.

Bệnh chàm kiêng ăn gì, nên ăn gì
Trong da gà có chất khiến tình trạng viêm nặng hơn

Bệnh chàm nên ăn gì? Những thực phẩm có lợi cho người bệnh 

Bên cạnh những thực phẩm có hại, có nhiều thực phẩm cung cấp cho người bệnh chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi làn da như: 

  • Hoa quả tươi giàu vitamin A, B1, B12, Vitamin E giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm ngoài da cải thiện sức khỏe làn da

  • Rau xanh chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, thải độc của cơ thể

  • Cá hồi, cá ngừ chứa nhiều omega 3, 6 giúp tái tạo làn da, chống viêm nhiễm,ngứa ngáy

  • Trong ngũ cốc, rau chân vịt, thịt lợn, thịt bò,… là các thực phẩm mang nhiều kẽm mà người bệnh chàm nên ăn. Kẽm sẽ giúp tổng hợp protein để làm lành da, điều hòa quá trình sản sinh tế bào từ đó hỗ trợ điều trị bệnh chàm hiệu quả.

  • Uống nhiều nước, cải thiện độ ẩm cho da

Chế độ sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng bệnh 

Thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cũng là cách giúp người bệnh chàm khỏe mạnh hơn và hỗ trợ việc điều trị hiệu quả. Những chú ý dưới đây bệnh nhân nên ghi nhớ: 

  • Giữ vệ sinh làn da đúng cách. Tắm rửa bằng nước ấm, sử dụng mỹ phẩm dịu  nhẹ

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, môi trường ô nhiễm. Nếu bắt buộc trong công việc thì cần che chắn bằng các đồ bảo hộ. 

  • Tăng cường vận động thể thao tăng sức đề kháng.

  • Không nên lạm dụng thuốc dị ứng, kháng sinh 

  • Dưỡng ẩm cho da 

  • Vệ sinh môi trường sống tránh bụi bẩn

Trên đây là những thông tin tham khảo giúp người bệnh có được thực đơn ăn uống hợp lý để đẩy lùi bệnh. Với trường hợp bệnh chuyển biến bất thường, nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị. Chúc các bạn nhanh khỏi bệnh!

Ngày Cập nhật 12/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *