Bệnh liệt dương có tự khỏi được không? [Chuyên gia giải đáp]
Bệnh liệt dương có tự khỏi được không là thắc mắc của nhiều nam giới mắc phải căn bệnh nam khoa này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây, chuyên gia của drbacsi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi!
Những điều cần biết về bệnh liệt dương ở nam giới
Tùy thuộc vào các biểu hiện của bệnh ra bên ngoài mà liệt dương được chia thành các mức độ khác nhau:
- Mức độ nhẹ: Nam giới vẫn có ham muốn và nhu cầu tình dục bình thường. Tuy nhiên, thời gian cương cứng không đủ dài để tiến hành giao hợp trọn vẹn.
- Mức độ trung bình: Nam giới bị suy giảm ham muốn tình dục, quá trình cương cứng gặp nhiều khó khăn và phải mất nhiều thời gian, thời gian quan hệ đạt được rất ngắn
- Mức độ nặng: Nam giới bị lãnh cảm và không có nhu cầu tình dục, dương vật mất hoàn toàn khả năng cương cứng và khoái cảm tình dục với bạn tình.
Liệt dương là căn bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, yếu tố tâm lý, lạm dụng chất kích thích, lối sống sinh hoạt thiếu khoa học, mắc các bệnh lý mãn tính, biến chứng sau phẫu thuật tủy sống,…
Bệnh liệt dương có tự khỏi được không?
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, GĐ chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường:
Liệt dương là tình trạng chức năng tình dục của nam giới bị rối loạn, dương vật luôn mềm nhũn trước khi xuất tinh, không có ham muốn tình dục hoặc không đạt khoái cảm khi quan hệ. Tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý, đời sống tình dục và nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Theo chuyên gia, liệt dương là căn bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và không thể tự khỏi nếu không áp dụng bất cứ biện pháp khắc phục nào. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến liệt dương vĩnh viễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh lý và sinh sản của nam giới, gia tăng nguy cơ vô sinh.
Vì vậy, khi phát hiện bản thân có dấu hiệu của bệnh liệt dương, nam giới nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân để được phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bệnh được tiến hành điều trị sớm khi còn ở giai đoạn nhẹ thì tình trạng liệt dương sẽ nhanh chóng được cải thiện và tiết kiệm được chi phí điều trị.
Các cách điều trị bệnh liệt dương ở nam giới
Liệt dương là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến đời sống tình dục của nam giới và ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân. Nam giới cần lưu ý đến tình trạng sức khoẻ của bản thân để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều trị liệt dương bằng liệu pháp tâm lý
Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp liệt dương do căng thẳng khi quan hệ tình dục hoặc gặp các vấn đề về tâm lý gây suy giảm chức năng tình dục.
Người bệnh nên thẳng thắng chia sẽ với bác sĩ điều trị để được tư vấn cách giải tỏa lo âu, học cách thư giãn và tận hưởng thời gian quan hệ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được bác sĩ chia sẽ về các cách quan hệ lý tưởng để có thể đạt cực khoái, kích thích ham muốn tình dục của cơ thể
Điều trị liệt dương bằng thuốc Tây
Trường hợp bị liệt dương do bệnh lý gây ra, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng kết hợp với một số loại thuốc để có thể mang lại hiệu quả điều trị. Các loại thuốc thường được chỉ định để điều trị liệt dương ở nam giới là:
- Thuốc duy trì cương cứng: Thuốc tiêm Alprotadil, Phetolamine,… được sử dụng để tiêm trực tiếp vào dương vật để duy trì khả năng cương cứng từ 30 đến 40 phút.
- Thuốc tăng cường testosterone cho cơ thể: Nam giới có thể dùng một số loại thuốc giúp kích thích cơ thể sản sinh nội tiết testosterone.Tăng cường nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới, khắc phục tình trạng liệt dương và suy giảm ham muốn tình dục.
- Thuốc ức chế men PDE5: Có tác dụng giãn nở các mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng và bơm vào dương vật nhiều hơn, kéo dài thời gian cương cứng dương vật.
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị liệt dương, nam giới phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng dẫn đến quá liều, gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Điều trị liệt dương bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị cho những trường hợp liệt dương ở mức độ nhẹ. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng để điều trị là:
- Sử dụng máy kích sóng âm: Sử dụng sóng điện tác động vào dương vật để kích thích các dây thần kinh, tăng cường lưu thông máu đến dương vật.
- Sử dụng máy bơm, đẩy để hỗ trợ quá trình máu lưu thông đến dương vật, kích thích khả năng quan hệ và duy trì thời gian quan hệ lâu hơn.
Điều trị liệt dương bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp thường được bác sĩ chỉ định điều trị cho những trường hợp liệt dương nặng, liệt dương do gặp phải các dị tật bẩm sinh hoặc sai sót trong quá trinh phẫu thuật các bệnh lý khác. Trước khi tiến hành phẫu thuật bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xét nghiệm và chẩn đoán kỹ càng để đảm bảo sức khỏe sinh lý cho bệnh nhân.
Điều trị liệt dương tại nhà
Bên cạnh việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị liệt dương của bác sĩ, người bệnh cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà bằng các biện pháp sau đây:
- Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học và hợp lý, giữ tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghĩ ngơi.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm các loại thực phẩm tăng cường sinh lý nam giới như hải sản, lươn chạch, rau xanh sẫm, các loại hạt,… Không nên lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kích thích máu lưu thông đến cơ quan sinh dục giúp dương vật cương cứng tốt hơn.
- Nên trao đổi trực tiếp với vợ để được cảm thông và thấu hiểu, giúp quá trình điều trị bệnh sẽ diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Qua bài viết này, bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh liệt dương có tự khỏi được không. Như vậy, liệt dương là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý và sức khoẻ nam giới, bệnh sẽ không thể khỏi nếu người bệnh không áp dụng bất cứ biện pháp điều trị nào. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẽ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân, tránh để bệnh chuyển biến nặng và mất khả năng điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!