Bệnh mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân và giải pháp điều trị toàn diện nhất
Bệnh mất ngủ xuất hiện ở hơn 20% dân số hiện đại. Triệu chứng xuất hiện thường xuyên khiến sức khỏe và tinh thần người bệnh chuyển biến xấu kèm nhiều nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thần kinh,.. Bài viết dưới đây đem đến cho người đọc những thông tin hữu ích về cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ hay tình trạng rối loạn giấc ngủ có tên khoa học là insomnia, xuất hiện ở khoảng 33% dân số thế giới . Ở người bình thường thời gian dành cho giấc ngủ dao động từ 4-11 giờ với đảm bảo các yêu cầu như giấc ngủ đủ sâu và cảm thấy khỏe khoắn, tỉnh táo khi thức giấc.
Nếu các yếu tố cần thiết đảm bảo chất lượng giấc ngủ không được đáp ứng như: Ngủ khó, dễ tỉnh giấc, mệt mỏi khi thức giấc…, khi này con người đang đối mặt với chứng mất ngủ. Tình trạng kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tìm hiểu kỹ các triệu chứng, nguyên nhân gây ra hiện tượng này giúp bạn đọc sớm có cách điều trị hiệu quả tránh những chuyển biến nguy hiểm do mất ngủ gây ra.
Nhận biết triệu chứng mất ngủ
Tình trạng này biểu hiện khác nhau ở nhiều đối tượng. Bạn đọc có thể nhận biết qua một số dấu hiệu đặc biệt như:
- Mất ngủ đau đầu: Hiện tượng đau đầu thường đi kèm với các dấu hiệu của mất ngủ. Các cơn đau do thiếu máu não, căng dây thần kinh xuất hiện nhiều vào ban đêm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu chóng mặt sau khi thức giấc
- Chán ăn mất ngủ: Người bệnh thường mệt mỏi, uể oải. Cảm giác chán ăn khiến cơ thể thiếu năng lượng, kiệt sức rã rời.
- Mất ngủ về đêm: Ban đêm là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, tuy vậy với người mắc chứng mất ngủ, ban đêm thường cảm thấy mệt mỏi, thần kinh căng thẳng do cơ thể và hệ thần kinh không được nghỉ ngơi đúng cách. Khó ngủ vào ban đêm, kéo dài thường xuyên, người bệnh thường thức giấc vào đêm và khó ngủ lại hoặc thức dậy quá sớm
- Mất ngủ trưa: Với người bình thường, nên có một giấc ngủ trưa ngắn khoảng 15-60 phút. Với những người có triệu chứng mất ngủ ban ngày thường uể oải, khó chịu, căng thẳng. Khó khăn để chợp mắt vài phút ban ngày.
- Mất tập trung,suy giảm trí nhớ là biểu hiện thường thấy ở người mắc chứng mất ngủ.
Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ
Nắm rõ nguyên nhân gây ra mất ngủ giúp việc điều trị được thuận lợi và chính xác hơn. Căn nguyên của bệnh đến từ nhiều yếu tố như tinh thần, thể thực cũng như các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Những đối tượng dưới đây có khả năng cao xuất hiện triệu chứng:
- Người thường xuyên căng thẳng, stress: nhịp sống và làm việc căng thẳng là nguyên nhân gi tăng tình trạng mất ngủ ở người hiện đại. Lo âu hay quá suy nghĩ về những vấn đề trong cuộc sống khiến việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn.
- Lạm dụng chất kích thích hay caffein: Những đồ uống này thường gây kích thích hệ thần kinh, rối loạn giấc ngủ.
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm,thuốc chứa corticoid, thuốc huyết áp hoặc một số loại thuốc đặc trị có thể đem đến các tác dụng phụ gây mất ngủ.
- Thời gian làm việc, sinh hoạt bị đảo lộn, thay đổi múi giờ tác động lên nhiều người bệnh và gây ra tình trạng khó ngủ, ngủ sai giấc,mệt mỏi…
- Người sống trong môi trường ô nhiễm về không khí, tiếng ồn, ánh sáng cũng dễ mắc triệu chứng mất ngủ.
- Mất ngủ do một số bệnh lý trong cơ thể cao huyết áp, đau dạ dày, tiểu đường….
Nguyên nhân mất ngủ ở từng độ tuổi
Xuất hiện ở nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già, mất ngủ gây ra không ít phiền toái cũng như gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Với mỗi độ tuổi khác nhau, các nguyên nhân gây ra hiện tượng mất ngủ cũng đa dạng:
- Mất ngủ ở người già:
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người cao tuổi và hầu hết những nguyên nhân này có thể điều trị được. Một số nguyên nhân chính có thể gây ra bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là: do cơ thể bị lão hóa, do bệnh tật, do môi trường sống hoặc chế độ ăn uống
- Mất ngủ ở người trẻ:
Người trẻ chịu nhiều tác động nội và ngoại sinh gây mất ngủ như áp lực học tập, công việc, các mối quan hệ bạn bè, tình cảm, chế độ dinh dưỡng mất cân đối, thức khuya, sử dụng các thiết bị điện tử bất kỳ thời gian rảnh nào trong ngày kể cả khi chuẩn bị ngủ, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, môi trường sống ô nhiễm..
- Mất ngủ ở trẻ em:
Cha mẹ trẻ gặp khó khăn trong việc định giờ ngủ cho trẻ, trẻ dùng thuốc kích thích và uống thức uống có cồn khiến trẻ bị mất ngủ. Hay trẻ thức khuya chơi trò chơi điện tử, sử dụng máy tính, và trò chuyện với bạn bè bằng điện thoại di động. Chứng tăng động quá mức hoặc bị rối loạn giảm chú ý cũng khiến trẻ gặp tình trạng khó ngủ. Một số trẻ chỉ đơn giản là hiếu động và không thích đi ngủ khi được người lớn yêu cầu.
- Mất ngủ sau sinh:
Phụ nữ sau sinh chưa kịp thích nghi với nhịp sinh hoạt mới lại luôn cần thức giấc theo chu trình cho em bé bú khiến giấc ngủ bị đảo lộn. Thường xuyên ngủ không đủ giấc, mệt mỏi kiệt sức là biểu hiện của bệnh.
- Bà bầu mất ngủ:
Khi mang thai, cơ thể bà bầu có nhiều sự thay đổi về thể chất, đặc biệt là tim và cơ quan tuần hoàn máu phải tăng cường làm việc để đáp ứng nhu cầu tuần hoàn máu cho cả mẹ và con. Ốm nghén và rối loạn thể chất khiến mẹ bầu mệt mỏi dẫn đến khó ngủ. Ở giai đoạn sau của thai kỳ, thai nhi ngày càng lớn và phát triển nhanh khiến bà bầu ngủ không thoải mái cũng gây ra tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ.
Mất ngủ là dấu hiệu bệnh gì?
Các triệu chứng thông thường kéo dài 1 vài ngày nếu nguyên nhân do lo âu căng thẳng. Tuy nhiên nếu biểu hiện kinh niên và thường xuyên xuất hiện, khi này mất ngủ trở thành dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Người thường xuyên khó ngủ có thể đã mắc các bệnh như mắc người còn là biểu hiện của một số bệnh nghiêm trọng như:
- Mất ngủ là triệu chứng của suy nhược thần kinh
Hệ thần kinh căng thẳng, mệt mỏi khiến giấc ngủ bị rối loạn. Bệnh còn gây ra những tổn thương về não bộ gây suy giảm trí nhớ,thiếu tập trung. Ngủ không đủ giấc, lo âu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể ở người bệnh.
- Trầm cảm hay các bệnh tâm lý liên quan đến mất ngủ
Chứng mất ngủ đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các bệnh tâm lý như trầm cảm, mất cân bằng cảm xúc. Những tác động tâm lý ảnh hưởng xấu đến khả năng đi vào giấc ngủ của người bệnh từ đó khiến sức khỏe trở nên xấu đi trầm trọng.
- Đau dạ dày, trào ngược cũng khiến người bệnh gặp vấn đề về giấc ngủ
Bệnh dạ dày xuất hiện phần lớn ở người trưởng thành, việc lo âu, căng thẳng cũng như mất ngủ thường xuyên cũng dẫn đến các bệnh về dạ dày. Các cơn đau gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
- Mất ngủ là dấu hiệu của các bệnh tim mạch
Giấc ngủ bị ảnh hưởng kéo dài làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch. Tỷ lệ người bị đột quỵ, tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim cao hơn ở các đối tượng thường xuyên mất ngủ. Điều này vô cùng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.
- Người mắc tiểu đường dễ bị mất ngủ
Có thể nói mất ngủ là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Người bệnh thường có thói quen đi tiểu đêm nhiều lần. Giấc ngủ từ đó mà bị ảnh hưởng.
Bệnh mất ngủ có chữa được không?
Mất ngủ được chưa thành 2 trạng: mãn tính và cấp tính. Với trường hợp cấp tính kéo dài trong vài ngày đến khoảng vài tuần triệu chứng có thể được chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ. Kết hợp song song với đó là phác đồ điều trị tận gốc nguyên nhân gây mất ngủ. Tuy vậy một số trường hợp, bệnh dễ quay lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe do những sai lầm trong điều trị bệnh.
Với trường hợp mãn tính (kéo dài nhiều tháng), thường khó xác định nguyên nhân, điều trị cần đúng phác đồ và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ nhằm đạt được hiệu quả cao.
Nhiều người có thói quen lạm dụng thuốc ngủ hay thuốc an thần để đưa cơ thể chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn tuy nhiên điều này lại gây ra những tác dụng phụ xấu. Khi này người bệnh có thể dễ ngủ hơn nhưng lại cảm thấy mệt mỏi sau khi tỉnh giấc. Đồng thời tình trạng nhờn thuốc dễ xuất hiện và hệ thần kinh bị ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc.
Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc
Điều trị mất ngủ có nhiều phương pháp. Người bệnh thường tìm đến các mẹo dân gian hoặc sử dụng thuốc Tây theo đơn bác sĩ. Mỗi cách điều trị đều có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là kiến thức cần thiết để người bệnh lựa chọn được cho mình cách đẩy lùi bệnh phù hợp.
Các cách trị mất ngủ bằng dân gian
Ở giai đoạn đầu của bệnh mất ngủ, người bệnh có thể chưa cần sử dụng đến các loại thuốc y học. Một số mẹo dân gian lưu truyền có tác dụng an thần, bồi bổ cơ thể, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Chữa bệnh mất ngủ bằng chuối xanh
Chuẩn bị 1 quả chuối, 1 thìa cà phê bột quế và 600 ml nước sôi
Thực hiện: Rửa sạch chuối, sau đó cắt bỏ 2 đầu của quả chuối và thái khúc nhỏ. Cho vào khoảng 600ml nước sôi, đun trong 10 phút, vớt ra. Hãy đổ phần nước luộc chuối ra cốc, sau đó bạn hãy cho thêm 1 thìa cà phê bột quế vào. Dùng thìa khuấy đến tan hết rồi uống.
- Chữa mất ngủ bằng mật ong
Có thể sử dụng mật ong theo cách:
Chuẩn bị 2 thìa mật ong nguyên chất và 1 ly nước ấm. Cho mật ong vào nước ấm và khuấy đều cho tan. Uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ giúp tinh thần thoải mái, dễ ngủ.
- Cây lạc tiên chữa mất ngủ
Lựa chọn phần ngọn lạc tiên. Rửa sạch rồi đem phơi khô. Phần cây đã phơi dùng pha lấy nước uống như nước chè trước khi ngủ khoảng vài tiếng.
- Hạt sen chữa mất ngủ
Hạt sen có thể dùng để nấu chè với đường phèn hoặc có thể hầm với cháo bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Nhiều món ăn lấy hạt sen làm nguyên liệu chính hỗ trợ cho người bệnh mất ngủ.
- Hoa tam thất chữa mất ngủ
Hoa tam thất chữa bệnh mất ngủ thường được dùng ở dạng hơi khô tán bột, hãm nước uống như uống trà. Nên dùng khoảng 3 -5 gam mỗi ngày, có thể hãm nước lần 2 tới khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Uống buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
Yoga, thiền chữa mất ngủ
Yoga và thiền là những hoạt động giúp cơ thể thư giãn, giảm thiểu căng thẳng. Có thể bỏ ra mỗi tối 10 phút để tập Yoga sẽ giúp máu lưu thông, tinh thần sảng khoái, từ đó đem đến giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Yoga và thiền chữa mất ngủ thường chú trọng khá nhiều vào việc điều chỉnh nhịp thở để người tập đạt được hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, sau một thời gian luyện tập, người bệnh có thể rèn luyện được thói quen hít thở sâu, đều làm tăng cường hoạt động của phổi, điều tiết cảm xúc, tạo sự thư thái, giảm căng thẳng từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Một số động tác yoga chữa mất ngủ:
- Thư giãn: Nằm ngửa vị trí cách tường khoảng 15cm, giơ 2 chân thẳng lên cao và dựa sát vào bên tường. Đồng thời đặt 2 tay song song với dọc cơ thể, lòng bàn tay ngửa ra khi đó hít thở phải đều đặn nhẹ nhàng. Tập đúng khi bạn cảm nhận cơ, bắp thịt ở phía sau cẳng chân bạn căng ra, và mỏi là được. Thời gian có thể thực hiện ở tư thế này là khoảng 2 phút.
- Tư thế nằm ngửa căng cơ: nằm ngửa ở trên giường, 2 bàn chân chụm lại, 2 đầu gối khuỳnh rộng. Hít thở sâu trong khoảng 2-5 phút giúp điều hòa cơ thể.
- Tư thế vặn người: Nằm ngửa, thả lỏng người trên mặt sàn. Từ từ co hai gập hai chân và đưa sang phía bên trái. Thả lòng phần lưng, vai và hai cánh tay duỗi thẳng sang hai bên. Hít thở đều, đưa tay trái giữ đầu gối, tay phải vẫn để yên trạng thái cũ, xoay đầu về tay phải. Giữ yên tư thế này trong vòng từ 5 đến 15 nhịp thở. Quay lại trạng thái ban đầu và đổi bên.
- Đứa bé: Ngồi trong tư thế thoải mái nhất, sau đó quỳ xuống nhẹ nhàng. Phần mông và đùi của bạn tiếp xúc với 2 cẳng chân. Cúi và gập thân về phía trước, 2 tay duỗi thẳng, trán bạn chạm với mặt nệm đồng thời hạ thấp ngực sát chạm với đầu gối. Thời gian kéo dài khoảng 2 phút.
Lưu ý khi điều trị bệnh bằng phương pháp này: Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng hạn chế triệu chứng tạm thời. Khi bệnh trở nặng hoặc chuyển sang giai đoạn mãn tính người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị theo phác đồ y học.
Mất ngủ nên uống thuốc gì?
Đối mặt với chứng mất ngủ, nhiều bệnh nhân tìm đến sự hỗ trợ của thuốc và các phương pháp y học. Thuốc Tây y hay Đông y đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ chính xác nhất.
Thuốc Tây điều trị mất ngủ
Tìm đến các loại thuốc Tây như thuốc ngủ và an thần là thói quen chữa bệnh của nhiều người. Đối với Tây y, chữa mất ngủ có thể sử dụng các nhóm thuốc:
- Thuốc an thần kinh mới: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride… là nhóm thuốc có tác dụng mạnh giúp gây buồn ngủ. Thuốc được chỉ định cho trường hợp mất ngủ vì lo âu, trầm cảm. Sử dụng thuốc cần tuân thẻ đơn của bác sĩ. Dùng lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng cân bất thường, huyết áp cao…
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng: Gồm có các thuốc như Clomipramine, Mirtazapine… Giúp làm giảm lo âu,căng thẳng, có tác dụng an thần. Thuốc chống chỉ định với người có tiền sử bệnh tim mạch, người trong giai đoạn hồi phục sau nhồi máu cơ tim…
- Thực phẩm chức năng, thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có thể sử dụng theo liều lượng có tác dụng bổ trợ cơ thể, giúp người bệnh cảm thấy khỏe mạnh và dễ ngủ hơn.
Với thuốc Tây, người bệnh nên cẩn trọng, không được sử dụng bừa bãi mà cần tuân thủ theo toa do bác sĩ chuyên môn kê đơn. Dùng cần đúng liều tránh gây hiện tượng nhờn thuốc…
Chữa mất ngủ bằng Đông y
Theo quan niệm của Đông y, hiện tượng này có nguyên nhân là do tâm tỳ hư, can khí uất. Với phương pháp dùng thuốc dân tộc, các bài thuốc tác động vào an thần, điều hòa khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh.
Đây là lựa chọn điều trị phù hợp và an toàn cho nhiều người bệnh bởi các bài thuốc trong Đông y đều có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, không có tác dụng phụ gây hại sức khỏe.
Những bài thuốc chữa bệnh bằng Đông y phổ biến:
- Bài thuốc Tâm tỳ hư
Mỗi vị 12g gồm thục địa, táo nhân, mạch môn, long nhãn, phục thần, hoàng kỳ và đẵng sâm, 16g mỗi loại gồm hạt sen và bạch truột kết hợp với 4g mỗi loại cam thảo và mộc hương.
Bài thuốc đặc trị các chứng như mất ngủ, ngủ hay mê man, ngủ không sâu giấc, kém ăn uống và tụt huyết áp, cùng với đó kèm theo gồm đẵng trí, tim đập nhanh, chân tay mỏi mệt,…
- Bài thuốc chữa chủ trị can khí uất
12g mỗi vị thuốc gôm: Sài hồ, sinh địa, mạch môn và bán hạ, 8g gồm bạch truột, hàng cầm và hạc hà, 6g gồm cam thảo và trần bì kết hợp với 1g gừng nướng chín. Bài thuốc trị các chứng cáu gắt, mệt mỏi căng thẳng, chữa mất ngủ, ngủ không sâu, kèm theo cùng là các chứng đau đầu chóng mặt.
- Bài thuốc chữa thận âm hư gây khó ngủ
12g mỗi vị thuốc gồm ngưu tất, phục thần, hòa sơn, mạch môn và trạch tả, 10g đan bì kết hợp với 20g thục địa. Sau đó cũng sắc với 5 bát nước xuống còn 3 bát và uống hết trong ngày.Bài thuốc có tác dụng khắc phục mất ngủ, buồn bực, táo bón, lo lắng, hồi hộp, đau mỏi lưng, chóng mặt…. Qua đó tạo cảm giác dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
- Châm cứu chữa mất ngủ
Châm cứu là biện pháp tác động vào các huyệt đạo, giúp tăng cường lưu thông máu, đả thông kinh mạch, kiện tỳ, dưỡng thận, có tác dụng điều trị toàn diện chứng khó ngủ.
Châm cứu giúp giải phóng cách chất thúc đẩy giấc ngủ, sản sinh các loại hormone có ích như serotonin có tác dụng an thần, hormone endorphin nội sinh có tác dụng giảm đau, giảm căng thẳng, giúp người bệnh thả lỏng cơ thể và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Những huyệt đạo chính cần tác động khi điều trị chứng mất ngủ bao gồm:
- Huyệt Tam âm giao: Nằm ở phía trên mắt cá chân, có tác động trực tiếp đến các tạng gan, thận.
- Huyệt Chương môn: Nằm ở đầu xương sườn tự do thứ 11.
- Huyệt Thái xung: Nằm ở dưới khe giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ, có tác dụng thải độc gan.
- Huyệt Thái khê: Là nơi tập trung kinh khí mạnh nhất, nằm ở chỗ lõm của mắt cá chân.
- Huyệt Bách hội: Nằm ở chính giữa đỉnh đầu.
- Huyệt Thượng tinh: Nằm ở đường dọc giữa đầu.
- Huyệt nội quan: Nằm ở khe mạch của tay.
- Huyệt thần môn: Là nơi kinh khí tại tâm mạnh nhất, nằm ở vị trí lằn chỉ của cổ tay.
- Huyệt An miên: Từ đỉnh mắt cá chân kéo lên 4,5 thốn là vị trí của huyệt đạo này.
Bên cạnh đó, tùy vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể trị liệu bổ sung thêm một số huyệt đạo khác.
Mất ngủ ăn gì, uống gì để nhanh khỏi?
Với người mắc chứng khó ngủ, chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng để đẩy lùi bệnh. Nhóm thực phẩm có lợi cho người bệnh có thể kể đến:
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin, protein, như rau xanh, ra củ hay cá biển.
- Nhóm thực phẩm giúp an thần như hat sen,long nhãn, đậu xanh… tốt cho người bệnh.
- Người bệnh nên sử dụng các loại trà thảo dược tốt cho thần kinh như trà hoa cúc, trà tâm sen, trà gừng…
Những thực phẩm cần tránh để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn là:
- Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
- Đồ uống có cồn, chất kích thích hay caffein
- Vitamin C gây kích thích tạo cảm giác khó ngủ…
Bên cạnh đó một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày giúp người bệnh khỏe mạnh và hạn chế các triệu chứng bệnh như:
- Tập thể dục bằng các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga…
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu căng thẳng.
- Tạo thói quen ngủ đúng giờ và hạn chế thức khuya.
- Massage nhẹ nhàng cho vùng thái dương, lòng bàn tay, chân, vai gáy trước khi đi ngủ để cơ thể được thoải mái.
Trên đây là những thông tin bạn đọc nên biết về mất ngủ. Hy vọng sau bài viết, mỗi người đã có cho mình cách phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.