Bệnh thoái hóa khớp: Nhận biết triệu chứng và cách khắc phục kịp thời phòng ngừa biến chứng
Thoái hóa khớp không được phát hiện có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp hay tàn phế, bại liệt… Chính vì vậy hãy trang bị đầy đủ kiến thức về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng dễ nhận biết để từ đó có phương pháp khắc phục kịp thời, phù hợp, phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp tên tiếng anh là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis. Đây là tổn thương tại phần sụn, lớp đệm bao 2 đầu xương đi kèm hiện tượng viêm, giảm dịch bôi trơn tại khớp. Khớp bị thoái hóa thường thay đổi về hình thái, cơ sinh học của tế bào sụn.
Một số thống kê ở nước ta cho thấy trong các bệnh về xương khớp, thoái hóa chiếm khoảng 10,41% và có xu hướng tăng. Đối tượng mắc bệnh phổ biến từ 40 tuổi trở lên, những người trên 65 tuổi có tỉ lệ bị thoái hóa chiếm 60 – 90%.
Các vị trí thoái hóa khớp thường gặp
Theo thống kê, các khớp chịu sức nặng, cử động thường xuyên có nguy cơ cao bị thoái hóa:
- Thoái hóa khớp gối
- Thoái hóa khớp háng
- Thoái hóa khớp vai
- Thoái hóa khớp cổ chân
Ngoài ra, thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay, thoái hóa đa khớp… cũng dễ xảy ra.
Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp
Người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu của bệnh điển hình là:
- Đau nhức, mỏi khớp: Khi đi lại trên quãng đường dài, leo cầu thang hay ngồi xổm… các cơn đau bùng phát khiến người bệnh phải dừng mọi hoạt động. Đặc biệt là người bị thoái hóa khớp gối thường phải có chỗ vịn, nhích từng bước một. Tình trạng thoái hóa càng nặng, mức độ đau nhức càng tăng.
- Cứng khớp: Biểu hiện này phần lớn chỉ xuất hiện vào buổi sáng sớm khi người bệnh mới thức dậy, thời gian co cứng có thể kéo dài đến 30 phút trước khi trở lại bình thường.
- Có tiếng kêu khi co duỗi, di chuyển: Khi leo cầu thang, cử động khớp quá nhiều; để khớp bất động trong thời gian dài, vận động, co duỗi sẽ phát ra tiếng rắc rắc, lạo xạo.
- Hạn chế cử động: Các cơn đau sẽ cản trở mọi cử động tại khớp bị thoái hóa. Chẳng hạn người bệnh thoái hóa gối, háng hay cổ chân đi lại khập khiễng, cà nhắc; người bị thoái hóa khớp tay, vai cần vật không chắc, không thực hiện được các công việc theo ý muốn.
- Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, mất ngủ do những ảnh hưởng của bệnh gây ra.
Nguyên nhân thoái hóa khớp
Các chuyên gia xương khớp chỉ ra có rất nhiều yếu tố dẫn đến thoái hóa xương khớp có thể kể tới như:
- Yếu tố tuổi tác: Theo quy luật tự nhiên thoái hóa được xem là điều khó tránh khỏi. Tuổi càng cao khả năng bị hư hỏng sụn khớp càng tăng.
- Chấn thương: Chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… gây tổn thương tại khớp. Việc giải quyết và chăm sóc không cẩn trọng tạo điều kiện cho khớp bị thoái hóa nhanh hơn bình thường.
- Tính chất công việc: Mang vác nặng, leo cầu thang liên tục nhiều giờ, cử động khớp cổ tay thường xuyên khiến lớp sụn bị cọ xát quá nhiều sẽ dẫn đến bào mòn, hư hỏng. Với công việc ngồi bất động một chỗ, đứng quá lâu khiến cho các khớp, mô cơ bị chèn ép, dinh dưỡng, máu không cung cấp đủ nên dễ bị yếu, tổn thương.
- Thói quen, tư thế sinh hoạt sai: quay, gập người; ngồi nằm sai tư thế; bẻ tay, ngồi xổm, vắt chéo chân…đều là những tư thế, thói quen xấu tăng nguy cơ thoái hóa.
- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thiếu chất đặc biệt là canxi khiến mật độ xương giảm, sụn dễ bị bào mòn, thoái hóa.
- Thừa cân, béo phì: Tăng cân không kiểm soát, trọng lượng cơ thể quá nặng gây ra áp lực lớn cho các khớp đặc biệt là cột sống và khớp gối. Hiện tượng này kéo dài khiến khớp, dây chằng bị tổn thương.
- Các bệnh lý: loãng xương, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, lao khớp…
Thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Phải làm sao khi bị bệnh?
Một nghiên cứu chỉ ra: Khoảng 80% bệnh nhân thoái hóa khớp gặp khó khăn trong một vài cử động, 25% bệnh nhân mất khả năng, không thể thực hiện các sinh hoạt cá nhân. Bên cạnh đó, người bị thoái hóa xương khớp còn có thể gặp nhiều biến chứng khác như:
- Suy nhược: Những cơn đau và các triệu chứng thoái hóa khớp gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, đặc biệt là những cơn đau về đêm. Người bệnh luôn trong trạng thái lo âu, mất tập trung, trầm cảm…
- Biến dạng khớp: Khớp sưng to, biến dạng cong vẹo, mọc gai xương, lệch trục gây khó khăn cho việc đi lại, các vận động thường ngày.
- Teo cơ, tê bì: Hiện tượng teo cơ vùng cạnh khớp, tay, chân bị tê bì, mất khả năng co duỗi, đi đứng, cầm nắm vật không chắc chắn.
- Bại liệt, tàn phế: Nặng nề nhất với người bị thoái hóa đó chính là biến chứng tàn phế, liệt vĩnh viễn kèm theo đó là những tổn thương đến rễ dây thần kinh, tủy vô cùng nguy hiểm.
Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và những dấu hiệu cận lâm sàng sau đây mọi người có thể chẩn đoán chính xác vị trí thoái hóa và mức độ tổn thương tại sụn khớp.
- Xquang: Có thể thấy các khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương.
- Chụp cộng hưởng từ: Giúp phát hiện tổn thương ở sụn khớp mà Xquang không nhìn thấy.
- Nội soi khớp: Cho biết mức độ canxi hóa của sụn khớp, phân tích tổng thể xương dưới sụn.
- Siêu âm khớp: Phát hiện hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, mảnh xương sụn tự do trong ổ khớp…
Ngoài ra, chụp cắt lớp (CT Scanner); chụp xạ hình xương, chụp bơm thuốc cản quang vào ổ khớp hay các xét nghiệm máu và hóa sinh giúp chẩn đoán bệnh chính xác.
Thoái hóa khớp có khắc phục được không? Phương pháp đẩy lùi bệnh an toàn?
Trả lời thắc mắc “Thoái hóa khớp có khắc phục khỏi được không” lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường, nguyên PGĐ chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc cho biết:
“Hiện nay việc khắc phục bệnh thoái hóa xương khớp gặp nhiều khó khăn, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp có thể đẩy lùi bệnh một đi không trở lại. Để ngăn chặn tiến triển của bệnh và các biến chứng, đòi hỏi bệnh nhân cần phát hiện sớm các triệu chứng và chủ động tìm cách khắc phục theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở uy tín.
Trường hợp xử lý bệnh sớm, tỉ lệ khỏi có thể lên đến tám, chín mươi phần trăm. Trong đó phương pháp đông y chữa các bệnh mãn tính như thoái hóa khớp được cả người bệnh và chuyên gia đánh giá là cách an toàn, hiệu quả, không phản ứng phụ, quan trọng phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân”
Cơ chế giải quyết bệnh thoái hóa khớp của đông y
Theo đông y, thoái hóa khớp thuộc phạm vi chứng Tý hình thành do yếu tố ngoại nhân (tà khí phong, hàn, thấp tà xâm nhập) và nội thương (tạng phủ suy yếu, sức đề kháng cơ thể giảm) khiến sự vận hành của khí huyết tắc nghẽn gây đau, sưng, cản trở vận động của khớp. Vì vậy để loại bỏ bệnh, đông y tập trung trên nguyên tắc: Trừ tà – phục hồi sụn khớp – tăng cường chức năng tạng phủ – cải thiện sức đề kháng.
Bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh được nghiên cứu và bào chế bởi nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, dòng họ 5 đời chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Bài thuốc được bào chế dựa theo nguyên tắc trên, bên cạnh đó có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với cơ địa người bệnh ngày nay.
Thoái hóa xương khớp nên ăn gì, cách phòng bệnh
Muốn phục hồi sụn khớp, tăng hiệu quả đẩy lùi bệnh, bên cạnh sử dụng thuốc mọi người cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng. Sau đây là danh sách thực phẩm nên bổ sung và cần tránh xa.
- Bổ sung các món ăn từ xương hầm, sụn bò, sườn… giúp bổ sung dịch khớp
- Nên ăn các loại cá biển, hạt lanh, ngũ cốc… chứa hàm lượng lớn omega-3
- Tăng cường thực phẩm giàu canxi trong trứng, sữa, đậu nành…
- Ăn nhiều rau xanh, củ quả giàu vitamin C, K, magie…
- Tránh xa đồ chiên xào, xúc xích, gà rán… chứa nhiều chất béo bão hòa.
- Hạn chế ăn bánh mì, khoai tây, bắp… giàu tinh bột.
- Giảm ăn các loại thực phẩm giàu axit oxalic củ cải, mận, bột mì, măng…
- Hạn chế ăn nội tạng động vật, đồ quá mặn, quá ngọt.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê…
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý các biện pháp phòng ngừa. Cụ thể:
- Không mang vác nặng, làm việc quá sức.
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, giảm cân khi quá béo.
- Giữ tư thế thẳng khi đi đứng, ngồi làm việc.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, khởi động trước và tập luyện đúng tư thế.
Thoái hóa khớp có thể đe dọa bất cứ ai, bất cứ ngành nghề nào bởi vậy việc bổ sung kiến thức về bệnh là thông tin vô cùng quan trọng. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu thoái hóa hay nghi ngờ bị bệnh hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán, xử lý đúng lúc.