Đau vùng thắt lưng và các bệnh lý cột sống có thể gặp
Đau vùng thắt lưng là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay, các cơn đau buốt dữ dội thường xuất hiện ở phần cuối cùng của cột sống gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau vùng thắt lưng và các bệnh lý về cột sống có thể gặp.
Nguyên nhân gây đau thắt lưng thường gặp
Đau vùng thắt lưng là bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh làm suy giảm chất lượng đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nắm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thắt lưng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm ra phương pháp cải thiện tình trạng bệnh một cách triệt để. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thắt lưng thường gặp bạn có thể tham khảo:
- Do ngồi quá lâu: Ngồi làm việc trong thời gian dài nhưng ít thay đổi tư thế, ngồi khom người khiến hệ thống dây chằng và đĩa đệm bên trong cột sống bị chèn ép quá mức, quá trình lưu thông bên trong máu cũng bị ảnh hưởng từ đó hình thành nên các cơn đau vùng thắt lưng.
- Chấn thương: Chấn thương do tai nạn hoặc luyện tập thể dục thể thao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vùng thắt lưng thường gặp. Nếu thời tiết có sự thay đổi thất thường hoặc là chuyển lạnh đột ngột thì cơn đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Làm việc quá sức và sai tư thế: Việc khuân vác vật nặng trong thời gian dài và sai tư thế sẽ khiến vùng cột sống lưng phải chịu áp lực rất lớn. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cột sống bị suy yếu dẫn đến tình trạng thoái hóa và hình thành nên các cơn đau vùng thắt lưng.
- Thừa cân béo phì: Nếu trọng lượng cơ thể vượt quá mức chịu đựng sẽ khiến hệ thống xương khớp chịu áp lực rất lớn. Chúng phải thường xuyên gồng lên để nâng đỡ cơ thể, làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về xương khớp và đau vùng thắt lưng.
- Thói quen xấu: Chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vùng thắt lưng thường gặp. Việc ăn uống không đủ chất, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe, rối loạn giấc ngủ,… sẽ khiến cho xương khớp bị ảnh hưởng và xuất hiện cơn đau.
Đau vùng thắt lưng là triệu chứng của bệnh gì?
Ngoài những các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vùng thắt lưng được kể ở trên thì đây cũng có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa,…
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng cũng là một trong những bệnh lý gây ra tình trạng đau vùng thắt lưng thường gặp. Đây là tình trạng đĩa đệm bên trong đốt sống bị tổn thương, phình to và thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Lúc này, đĩa đệm sẽ gây chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và gây ra các triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện các cơn đau nhẹ ở thắt lưng và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn ngồi xuống
- Ở trường hợp nặng sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở thắt lưng gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Bệnh thường xảy ra do quá trình lão hóa theo tuổi tác, gặp phải chấn thương do tai nạn, cơ thể bị thiếu hụt canxi,….
Thoái hóa cột sống lưng
Thoái hoá cột sống lưng là tình trạng cột sống lưng bị thoái hoá, hình thành nên các gai xương gây chèn ép lên các lỗ liên hợp khiến người bệnh cảm thấy đau đớn dữ dội. Khi bị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống lưng người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng dưới đây:
- Xuất hiện cơn đau buốt ở vùng thắt lưng và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn vận động.
- Rối loạn thần kinh thực vật, đôi khi bị mất cảm giác và mất thăng bằng cơ thể.
Bệnh thường xảy ra do người bệnh có thói quen sinh hoạt và vận động không đúng, chế độ dinh dưỡng không bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, do quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác,…
Đau dây thần kinh tọa
Dây thần kinh toạ là dây thần kinh dài nhất cơ thể, chúng kéo dài từ thắt lưng cho đến các ngón chân với chức năng chính là cảm giác và điều khiển các vận động ở chân. Khi dây thần kinh này bị viêm nhiễm hoặc chèn ép quá mức sẽ hình thành nên các cơn đau từ thắt lưng lan rộng xuống mông khiến người bệnh cảm thấy vận động rất khó khăn. Một số trường hợp sẽ có cảm giác bị tê hoặc là ngứa ran ở chân và bàn chân.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa thường gặp là do thoát vị đĩa đệm, chấn thương do tai nạn giao thông hoặc lao động, bị cơ hoặc là các khối u chèn ép,…
Phình động mạch chủ
Phình động mạch chủ là bệnh lý xảy ra do thoái hóa, động mạch bị yếu dần theo thời gian dẫn đến tình trạng giãn rộng và phình to quá mức so với bình thường. Đây là bệnh lý rất khó để nhận biết thông quá các triệu chứng thông thường, đến khi phát hiện thì bệnh đã chuyển biến nặng, nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đau vùng thắt lưng thường xảy ra khi người bệnh bị phình động mạch chủ ở ổ bụng. Lúc này cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng bụng và lan rộng ra vùng thắt lưng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội. Phình động mạch chủ là bệnh lý rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến vỡ động mạch gây chảy máu nội tạng và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Mắc các bệnh lý mãn tính
Đau vùng thắt lưng cũng có thể xảy ra khi bạn mắc phải một số căn bệnh mãn tính khác như:
- Đau cơ xơ hóa
- Viêm đốt sống
- Đau dây chằng
- Hẹp ống sống
- ….
Các phương pháp điều trị đau vùng thắt lưng
Để việc điều trị đau vùng thắt lưng mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ bệnh trạng để có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Điều trị y tế
Khi đau thắt lưng diễn ra kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám, tìm ra chính xác nguyên nhân để được phác đồ điều trị phù hợp. Dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc điều trị cụ thể với từng trương hợp nhằm loại bỏ các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra và hỗ trợ điều trị.
Điều trị bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây để điều trị tình trạng đau vùng thắt lưng là phương pháp được bác sĩ chỉ định áp dụng cho rất nhiều bệnh nhân. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn đau một các nhanh chóng và rất hiệu quả. Một số loại thuốc thương được kê đơn điều trị đau vung thắt lưng là:
- Thuốc chống viêm không chứa steroid như Ibuprofen
- Thuốc giảm đau như Paracetamol
- Thuốc giãn cơ Decontractyl
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tránh tình trạng dùng quá liều hoặc không đúng thuốc ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ va khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
Vật lý trị liệu
Khi bị đau vùng thắt lưng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để đẩy lùi cơn đau một cách nhanh chóng như siêu âm, áp dụng nhiệt ạnh hoặc là kích thích điện vào vùng đau nhức.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh luyện tập một số bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường độ mềm dẻo, linh hoạt của xương khớp và tăng cường sức mạnh của cơ lưng, cơ bụng. Tốt nhất người bệnh nên kiên trì tập luyện thường xuyên trong thời gian dài sẽ có tác dụng cải thiện và ngăn ngừa cơn đau tái phát một cách hiệu quả.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị sau cùng khi mà tình trạng đau vùng thắt lưng chuyển biến nặng và không đáp ứng điều trị nội khoa. Đây là phương pháp rất ít khi được áp dụng điều trị cho bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng, thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp đau thắt lưng do bị thoát vị đĩa đệm dẫn đến đau đớn kéo dài, làm suy yếu các cơ và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên làm việc quá sức hoặc bưng bê sai tư thế gây tổn thương đến hệ xương khớp. Đối với những người làm việc trong môi trường phải đứng hoặc ngồi nhiều như nhân viên văn phòng thì không nên ngồi một chỗ quá lâu, hãy thường xuyên di chuyển giúp quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn và cơ xương được hoạt động.
Điều trị tại nhà
Để có thể cải thiện tình trạng đau thắt lưng một cách hiệu quả nhất, bên cạnh việc kết hợp điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng nên có các biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tại nhà như nghĩ ngơi nhiều, áp dụng các bài tập hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tại nhà,…
Chườm nóng, chườm lạnh
Khi cơn đau ở vùng thắt lưng xuất hiện, người bệnh có thể thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn đau một cách nhanh chóng và chống viêm hiệu quả. Ở phương pháp chườm nóng, nhiệt lượng từ túi chườm sẽ làm giãn nở hệ thống mạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể và giảm đau hiệu quả. Nếu người bệnh thực hiện chườm lạnh, nhiệt độ lạnh từ túi chườm sẽ làm co mạch, gây tê các dây thần kinh cảm giác ở nơi đây từ đó cơn đau cũng được đẩy lùi.
Cách thực hiện:
- Cho nước nóng hoặc là vào viên đá lạnh vào túi chườm.
- Sử dụng để chườm nhẹ lên vùng thắt lưng bị đau nhức.
- Kiên trì thực hiện trong khoảng 30 phút cơn đau sẽ thuyên giảm một cách đáng kể.
Dành nhiều thời gian nằm nghỉ ngơi
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi sẽ giúp cho vùng cột sống được thư giãn và có thời gian hồi phục. Nằm nghĩ là một trong những biện pháp có tác dụng cải thiện tình trạng đau thắt lưng rất hiệu quả. Tốt nhất người bệnh nên nằm trên gường cứng với tư thế nằm ngửa giúp cuộc sống được duỗi thẳng và thả lỏng.
Tuy nhiên, người bệnh cũng nên thực hiện các vận động nhẹ nhàng như đi lại hoặc các bài tập yoga đơn giản. Điều này sẽ hạn chế tình trạng các khớp xương bị cứng, thiếu linh hoạt khiến cơ bắp bị yếu dần đi.
Sử dụng các bài thuốc Nam
Sử dụng các bài thuốc Nam có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để điều trị đau vùng thắt lưng là phương pháp rất an toàn, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện tại nhà:
– Bài thuốc từ cây ngải cứu
- Lấy một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch rồi giã nát.
- Cho lá ngải cứu vào nồi cùng với một ít giấm, bắc lên bếp đun cho nóng.
- Đỗ hỗn hợp ra một tấm vải mỏng và sạch để chườm quanh vùng thắt lưng bị đau nhức.
– Bài thuốc từ lá lốt
- Lá lốt đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi cho vào cối giã nát.
- Đổ phần lá lốt giã nát vào nồi trộn với một ít muối và cho nước vào.
- Bắc nồi lên bếp đun đến khi sôi lên thì tắt bếp.
- Đổ hỗn hợp vào tấm vải mỏng, bọc chặt lại rồi dùng để chườm lên thắt lưng.
– Bài thuốc từ đậu đen
- Lấy 300 gram đậu đen rang vàng, 300 gram đậu đen ninh nhừ và 300 gram đậu đen hấp trộn đều với nhau.
- Đổ vào hỗn hợp trên khoảng 2 lít rượu rồi đem đi hấp cách thủy khoảng 30 phút.
- Lấy hỗn hợp ra để yên như vậy trong khoảng 1 tuần cho đến khi lên men.
- Mỗi ngày lấy khoảng 100ml rượu đậu đen lên men để uống sau bữa ăn.
Các bài tập hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh
Tập luyện là phương pháp có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất tốt. Các bài tập này sẽ có tác dụng tăng cường sức mạnh vùng cơ để bảo vệ cột sống, giúp đẩy lùi và phòng ngừa cơn đau vùng thắt lưng hiệu quả.
– Bài tập 1:
- Nằm ngửa trên sàn, co hai đầu gối lại sao cho bàn chân song song với sàn nhà.
- Căng bụng và dồn lực vào hai chân từ từ nhấc cơ thể lên khỏi sàn nhà.
- Giữ yên tư thế này trong khoảng 5 giây sau đó hạ xuống trở về trạng thái ban đầu.
- Lặp lại động tác này khoảng 10 lần cho mỗi hiệp tập.
– Bài tập 2:
- Nằm sấp xuống sàn nhà, hai tay duỗi thẳng qua đầu để song song với nhau và sát với sàn nhà.
- Từ từ nâng tay trái và chân phải lên, đồng thời duỗi thẳng cơ thể.
- Giữ yên như vậy trong khoảng 5 giây rồi trở về trạng thái ban đầu.
- Thực hiện tương tự với tay phải và chân trái, lặp lại động tác này mỗi bên khoảng 10 lần.
– Bài tập 3:
- Ngồi bắt chéo hai chân ở trên sàn và thẳng lưng, đặt tay ở bên cạnh hông.
- Thực hiện hít thở sâu đồng thời vặn người ra đằng sau về phía bên trái hết mức có thể.
- Giữ yên như vậy trong khoảng 1 phút rồi trở về trạng thái ban đầu, thực hiện tương tự với bên còn lại.
Các biện pháp phòng ngừa tình trạng đau thắt lưng
Để phòng tránh tình trạng đau vùng thắt lưng tái phát gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hàng ngày, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến tư thế sinh hoạt, lao động và chế độ ăn uống hàng ngày của bản thân.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
Việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ, giúp tăng cường sức mạnh hệ thông xương khớp, hỗ trợ và ngăn ngừa tình trạng đau vùng thắt lưng rất hiệu quả. Tốt nhất người bệnh nên lựa chọn các bài tập giúp tăng cường sức mạnh phần cơ bụng cơ lưng và bài tập tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của cột sống, phần hông.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học cũng là một trong những phương pháp có tác dụng hỗ trợ cải thiện và phòng tránh tình trạng đau vùng thắt lưng rất hiệu quả. Tốt nhất người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng tốt đến xương khớp như:
- Thực phẩm giàu canxi: Tôm, cua, ốc, trứng, sữa,…
- Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, cá trích, các loại hạt,…
- Thực phẩm giàu vitamin: Trong các loại rau củ và trái cây tươi
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt sẽ ảnh hưởng đến nồng độ canxi bên trong cơ thể, nguy cơ thừa cân béo phì gây áp lực lên vùng cột sống lưng. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
Làm việc và nghĩ ngơi đúng tư thế
Khi làm việc hoặc là nghỉ ngơi bạn cần phải thực hiện đúng tư thế để tránh gây áp lực lên vùng cột sống khiến chúng bị tổn thương, hình thành nên các cơn đau thắt lưng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt ngày. Bạn nên ngủ đúng giờ, đủ giấc với tư thế ngửa giúp cột sống được duỗi thẳng, thả lỏng và ngăn ngừa cơn đau thắt lưng xuất hiện.
Bạn không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, nên thực hiện đúng tư thế để tránh gây áp lực lên vùng cột sống và hình thành cơn đau:
- Khi ngồi làm việc bạn nên hạn chế khom lưng, hãy giữ cho đầu gối và hông luôn luôn vuông góc với nhau.
- Khi đứng hoặc đi bạn cũng nên giữ cho lưng thẳng đứng, đầu luôn hướng về phía trước
Tốt nhất, bạn nên thường xuyên vận động cơ thể để xương khớp được hoạt động linh hoạt và giảm áp lực lên vùng cột sống. Khi phải mang vác vật nặng bạn nên thực hiện đúng kỹ thuật, không sử dụng lực ở lưng để nâng đồ vật lên mà thay vào đó là dùng lực ở chân.
Trên đây là thông tin về tình trạng đau thắt lưng và một số bệnh lý cột sống thường gặp bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Khi gặp phải tình trạng này tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân để được hướng dẫn điều trị tích cực.
Có thể bạn quan tâm: