Mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa giúp ngủ ngon, sâu giấc
Mất ngủ kinh niên (mất ngủ mãn tính) là bệnh lý ngày càng nhiều đối tượng mắc phải. Đây cũng là một trong những căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Vì vậy hiểu về nguyên nhân gây bệnh và tìm cách khắc phục kịp thời là biện pháp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Bệnh mất ngủ kinh niên là gì?
Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Trung bình, người trưởng thành cần ngủ từ 7-9h/ngày. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phòng tránh được một số bệnh tật nguy hiểm; giúp bộ não được nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động mệt mỏi, từ đó duy trì sự tỉnh táo, minh mẫn; giảm stress,…
Tuy nhiên vì một số lý do mà có thể khiến cho nhiều đối tượng không ngủ đủ giấc, cụ thể là rất khó đi vào giấc ngủ, bị thức giấc vào ban đêm, sau đó rất khó để ngủ lại hoặc thức dậy quá sớm. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục và thường xuyên ít hơn một tháng thì được gọi là mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ cấp), nếu kéo dài hơn 1 tháng thì được gọi là mất ngủ kinh niên (còn gọi là mất ngủ mãn tính).
Đối tượng nào thường mắc phải mất ngủ kinh niên?
Ngày nay, cuộc sống hiện đại có nhiều nguyên nhân làm cho đối tượng bị hội chứng mất ngủ mãn tính ngày càng gia tăng và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Dưới đây là những đối tượng dễ bị mắc bệnh mất ngủ kinh niên:
- Người già (trên 60 tuổi)
- Người bị trầm cảm
- Phụ nữ tiền mãn kinh
- Những người làm công việc áp lực, căng thẳng, lo âu
- Người mắc một số bệnh lý như xương khớp, tim mạch,…
- Đối tượng thường xuyên sử dụng rượu, bia, cà phê,…
Triệu chứng mất ngủ kinh niên
Tùy vào mức độ của bệnh mà mỗi người có một hoặc nhiều dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện của việc mất ngủ kéo dài mà chúng ta có thể nhận thấy đó là:
- Thường khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, ngủ chập chờn khoảng 30 phút lại tỉnh giấc và rất khó ngủ ngủ lại sau đó.
- Thường xuyên thức dậy rất sớm do không ngủ được
- Đau nhức cơ thể, tinh thần uể oải, mệt mỏi
- Mắc phải một số trạng thái tiêu cực như dễ cáu gắt, rối loạn hành vi, trầm cảm,…
- Xuất hiện các cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể và thần kinh
- Khó có quyết định sáng suốt, dễ mắc phải sai lầm
- Nếu là phụ nữ tiền mãn kinh sẽ có một số dấu hiệu như khó thở, nằm không yên, khó chịu khi ngủ
Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên
Tình trạng mất ngủ kéo dài bao gồm một số nguyên nhân dưới đây:
Mất ngủ kinh niên do tuổi tác
Mất ngủ thường gặp ở người già khi bước sang tuổi 60 trở đi. Những người lớn tuổi sẽ có sự thay đổi về chu kỳ thức – ngủ. Điều này có nghĩa là càng cao niên càng có thời gian ngủ ít hơn khiến họ thường trằn trọc mãi không ngủ được hoặc thức dậy rất sớm.
Trầm cảm, phiền muộn
Theo một số liệu thống kê, có đến 90% trường hợp đối tượng trầm cảm bị mất ngủ kéo dài do não bị mất cân bằng hóa học, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Suy nghĩ tiêu cực, luôn có cảm giác sợ hãi hoặc gặp chuyện phiền muộn, rối loạn tâm trạng là những nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm.
Lo lắng và căng thẳng
Một số áp lực từ công việc, học hành, chuyện gia đình,… có thể khiến cho bạn phải suy nghĩ nhiều. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Ngoài ra, nếu gặp phải cú sốc tâm lý gây chấn động tinh thần như sự ra đi của người thân, ly hôn,… cũng khiến cho bạn căng thẳng và mất ngủ kéo dài.
Giới tính
Nữ giới thường bị mất ngủ kinh niên nhiều hơn nam giới. Trong đó, phụ nữ tiền mãn kinh là một trong những đối tượng có xu hướng mắc phải chứng mất ngủ mãn tính. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố, thiếu lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ chuyển từ chu kỳ kinh nguyệt sang thời kỳ mãn kinh (mất ngủ sẽ diễn ra ở giai đoạn sắp mãn kinh).
Do một số bệnh lý
Nếu bạn mắc một số bệnh như viêm xoang, dạ dày, tim mạch, xương khớp,… cũng khiến cho cơ thể khó có một giấc ngủ đầy đủ và sâu giấc
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, uống cà phê,… cũng có nguy cơ bị mất ngủ mãn tính.
Mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Mất ngủ kinh niên là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều mối đe dọa đối với sức khỏe. Người thường xuyên ngủ không đủ giấc kéo dài từ hàng tháng đến hàng năm không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có nguy cơ mắc một số bệnh, thậm chí tử vong. Cụ thể như:
Tăng khả năng gây ung thư: Tình trạng ngủ ít, giấc ngủ bị gián đoạn thường xuyên xảy ra là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ bị ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.
Nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch: Giấc ngủ có liên quan mật thiết với các vấn đề về tim mạch. Nguyên nhân là do khi ngủ ít sẽ khiến cho nhịp tim, huyết áp cùng nồng độ protein phản ứng C có chỉ số cao hơn mức bình thường.
Dễ mắc phải đái tháo đường tuýp 2: Ngủ không đủ giấc khiến cho cơ thể bị rối loạn cơ chế thức – ngủ, về lâu dài sẽ dẫn đến kháng chất insulin và bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Nguy cơ tử vong: Những đối tượng ngủ ít hơn 5 giờ/đêm sẽ làm tăng nguy cơ mất mạng lên đến 15%, cao gấp đôi so với người khác bởi mất ngủ làm cơ thể giảm sức đề kháng, dễ mắc một số bệnh tim mạch nguy hiểm.
Gây tổn thương não: Nếu bị rối loạn giấc ngủ mãn tính mà không có biện pháp điều trị sớm sẽ khiến tổn thương tế bào thần kinh, thoái hóa não, giảm đến 20% khối lượng não bộ. Đây là nguyên nhân gây đãng trí, rối loạn vận động hoặc rối loạn ngôn ngữ,…
Béo phì: Người mất ngủ dễ bị béo phì vì khi thức giấc sẽ khiến cơ thể thèm ăn, mất cân bằng hormone, ngoài ra họ khó kiểm soát hành vi và có thể tự làm hại sức khỏe.
Khả năng giao tiếp xã hội kém: Nếu bị mất ngủ mãn tính kéo dài mà không được khắc phục, người bệnh có xu hướng sống khép kín, xa lánh mọi người, có cảm giác cô đơn, giao tiếp xã hội kém.
Thị lực giảm: Thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh mắc hội chứng tầm nhìn hạn chế, song thị, mờ mắt, lâu dài sẽ mắc tật khúc xạ và ảo giác xuất hiện.
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Mất ngủ mãn tính còn gây ra một số phiền toái, chất lượng trong cuộc sống hàng ngày như trí nhớ giảm sút, khả năng tập trung kém, dễ nổi nóng, phản ứng chậm, giảm ham muốn tình dục hoặc lão hóa nhanh,…
Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng mất ngủ kinh niên là một căn bệnh khá nguy hiểm nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Vậy hiện nay, bệnh mất ngủ có chữa được không? Câu trả lời là “có” vì người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp trị mất ngủ kết hợp với thói quen, lối sống khoa học, lành mạnh thì chứng mất ngủ sẽ dần được cải thiện và có thể khỏi hẳn.
Tuy nhiên, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt, chữa càng sớm hiệu quả càng cao, không nên để bệnh kéo dài vừa gây khó khăn cho quá trình điều trị cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe ngày một nặng nề.
Cách chữa mất ngủ kinh niên
Để trị mất ngủ kinh niên giúp cơ thể ngủ ngon và sâu giấc, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây:
Sử dụng thuốc Tây
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc trị mất ngủ kinh niên hiệu quả. Người bệnh cần gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân gây mất ngủ, từ đó phải sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Đây là phương pháp có thể điều trị khỏi căn bệnh mất ngủ hoàn toàn, tuy nhiên khi sử dụng thuốc Tây cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng quy định và hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị mất ngủ kinh niên bằng Đông y
Một số sản phẩm từ Y học cổ truyền có công dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Thuốc Đông y thường được làm từ các thảo dược tự nhiên, giúp hoạt huyết, dưỡng não, thông mạch, từ đó dần cải thiện chứng mất ngủ, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và không bị thức giấc nhiều về đêm.
Bệnh nhân nên tìm hiểu các nhà thuốc Đông y uy tín, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng trước khi mua để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng.
Bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên
Ngoài những phương pháo kể trên, người bị mất ngủ mãn tính có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa mất ngủ hiệu quả được nhiều người áp dụng dưới đây:
Bài thuốc trị mất ngủ từ tim sen: Người bệnh chỉ cần dùng khoảng 4 – 10 gram tim sẽ khô để hãm trà uống thay nước lọc mỗi ngày sẽ giúp ngủ ngon, bổ huyết, bổ tỳ, dưỡng âm và có lợi cho sức khỏe nói chung.
Bài thuốc chữa mất ngủ từ cây trinh nữ (cây cỏ thẹn, cây xấu hổ): Lấy 20 gram cây trinh nữ khô đem sắc với 200ml nước cho đến khi cạn còn khoảng 100ml, uống trước khi đi ngủ và trong ngày.
Cách trị mất ngủ kinh niên nhờ trà hoa cúc: Để cải thiện bệnh mất ngủ mãn tính, bệnh nhân hãy nhâm nhi một tách trà hoa cúc ấm sau bữa ăn tối. Tuy nhiên không nên uống quá gần trước khi đi ngủ để tránh tiểu đêm, gây thức giấc.
Cách chữa mất ngủ bằng trà tam thất: Bạn chỉ cần lấy khoảng 3-5 bông hoa trà tam thất hãm với nước nóng để uống hàng ngày để điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống vào ban ngày, không nên uống trước khi đi ngủ.
Ngoài các loại trà trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại trà khác để thay thế như trà lạc tiên, trà gừng, trà hoa nhài, trà lá vông,,…
Mẹo chữa mất ngủ bằng cách ngâm chân: Kết hợp sử dụng bài thuốc chữa mất ngủ với việc ngâm chân trước khi đi ngủ bằng nước ấm hoặc nước muối gừng, mật ong,…cũng là một trong những cách điều trị bệnh mất ngủ kinh niên bằng mẹo dân gian được nhiều người áp dụng hiệu quả.
Nên làm gì để ngăn ngừa chứng mất ngủ mãn tính?
Khi có dấu hiệu mất ngủ nhẹ hoặc mất ngủ kéo dài, người bệnh cần kết hợp sử dụng các phương pháp điều trị mất ngủ và thay đổi một số thói quen sinh hoạt, tập thể dục để tăng cường hiệu quả điều trị hoặc hạn chế, ngăn ngừa tình trạng mất ngủ xảy ra.
Ngay cả người khỏe mạnh hay những đối tượng có nguy cơ mất ngủ như người già, phụ nữ tiền mãn kinh, người thường xuyên mắc phải áp lực, lo âu,… nên áp dụng một số biện pháp phòng tránh mất ngủ dưới đây:
- Rèn luyện thói quen ngủ – thức đúng giờ
- Không sử dụng các chất kích thích đến hệ thần kinh trung ương như rượu, bia, thuốc lá, cà phê
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho bộ não mỗi ngày như đọc sách, xem tivi, nghe đài,…
- Không ăn no trước khi đi ngủ
- Ngâm chân bằng nước ấm hoặc massage chân trước khi ngủ
- Thường xuyên tập thể dục sôi nổi vào buổi sáng và thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền,…
- Hít thở sâu, cố gắng không suy nghĩ nhiều
- Bổ sung một số thực phẩm có thể điều trị mất ngủ như ăn thịt gà, bột yến mạch, uống mật ong ấm hay trà hoa cúc,…trước khi ngủ có khả năng khắc phục chứng mất ngủ mãn tính.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh mất ngủ kinh niên. Đây là một căn bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng ngay lập tức nhưng nếu không có phương pháp điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vì vậy, việc hiểu rõ về bệnh, có biện pháp điều trị kịp thời và biết cách phòng ngừa chính là cách bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.