Thoái hóa khớp gối: Thông tin từ A-Z về bệnh và cách khắc phục không thể bỏ qua

Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, bại liệt ở nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên số người hiểu về căn bệnh này còn bó hẹp khiến việc nhận biết triệu chứng, khắc phục gặp nhiều khó khăn.

Thoái hóa khớp gối và những con số thống kê

Thoái hóa khớp gối là gì? Đây là hậu quả của quá trình biến đổi tại 2 lớp sụn gây mất cân bằng dẫn đến hư hỏng. Tổn thương tại khớp gối bắt đầu từ sụn tiếp đến xương dưới sụn sau đó là dây chằng, màng hoạt dịch và các cơ cạnh khớp. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự biến đổi của toàn bộ ổ khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Khớp gối bị thoái hóa thường diễn ra âm ỉ khó nhận biết
Khớp gối bị thoái hóa thường diễn ra âm ỉ khó nhận biết

Theo thống kê tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho thấy:

  • Có tới 88,5% bệnh nhân trên 70 tuổi bị thoái hóa khớp gối.
  • Tỷ lệ thoái hóa cao gấp 3 lần so với nam giới (chiếm 70%).
  • Khoảng 23% người trên 40 tuổi mắc bệnh.
  • Nhiều ca bệnh trong độ tuổi 20 – 30 và tỷ lệ ngày càng tăng.

Các chuyên gia cảnh báo, thoái hóa khớp gối thường diễn ra âm thầm ở giai đoạn khởi phát và trở nên phức tạp khi chuyển nặng. Điều đáng buồn là phần lớn bệnh nhân đều thờ ơ hoặc chỉ tìm cách giảm đau nhức tạm thời. Đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, việc xử trí khó khăn mới tìm đến bác sĩ.

Nguyên nhân, triệu chứng thoái hóa khớp gối cần lưu ý

Sớm nhận biết biểu hiện của bệnh, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh được xem là “chìa khóa” giúp đẩy lùi bệnh thoái hóa xương khớp dễ dàng, đúng cách.

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối dễ nhận biết

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, người bị thoái hóa ở khớp gối thường gặp những triệu chứng sau:

  • Đau khi đi trên một quãng đường dài, khi vận động nặng, khi thời tiết trở trời.
  • Ngồi xổm, leo cầu thang bị đau đứng dậy cần có điểm tựa.
  • Tiếng kêu lạo xạo phát ra từ khớp khi co duỗi.
  • Cơn đau dữ dội hơn khi tăng cân.
  • Bị cứng khớp gối vào buổi sáng thường kéo dài từ 15 – 30 phút sau đó mới có thể cử động bình thường.
  • Khớp gối bị sưng to, viêm đỏ, chạm và thấy nóng.
  • Ngoài ra, hình ảnh x quang thoái hóa khớp gối cho thấy mọc gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn…

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối phổ biến nhất

Những nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối phổ biến nhất được chia ra gồm:

Thoái hóa nguyên phát (Là các yếu tố phát sinh từ bên trong cơ thể), bao gồm:

Tuổi cao, quá trình lão hóa diễn ra nhanh là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa tại khớp gối
Tuổi cao, quá trình lão hóa diễn ra nhanh là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa tại khớp gối
  • Do quá trình lão hóa: Tuổi càng cao, mật độ xương càng giảm, các tế bào sụn cũng mất dần chức năng tổng hợp kéo theo khả năng chịu lực và tính đàn hồi giảm, không còn khả năng sản sinh và tái tạo sụn khớp.
  • Di truyền: Khả năng tổng hợp proteoglycan và hàm lượng collagen trong sụn có tính di truyền, một số nguyên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa quá trình thoái hóa xương khớp sớm ở những người trong gia đình.
  • Quá trình chuyển hóa và yếu tố nội tiết: Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể đặc biệt là phụ nữ mãn kinh, người bị đái tháo đường, loãng xương… cũng làm tăng nguy cơ bị thoái hóa sớm tại khớp gối

Nguyên nhân thoái hóa khớp thứ phát (Là những nguyên nhân tác động từ bên ngoài môi trường sống)

  • Do chấn thương: Va chạm khiến khớp gối bị viêm gân bánh chè viêm bao hoạt dịch, rách dây chằng, nứt, gãy xương… khi không được xử lý cẩn thận dẫn đến thoái hóa khớp gối sớm.
  • Tăng cân, béo phì: Người bị béo phì có nguy cơ bị thoái hóa cao gấp 6 lần so với những người có cân nặng trung bình. Bởi trọng lượng lớn khiến áp lực lên khớp gối tăng, lâu ngày gây tổn thương cho khớp.
  • Yếu tố dinh dưỡng: Ăn uống không khoa học, thiếu chất đặc biệt là canxi, vitamin D chính là nguyên nhân khiến xương khớp yếu, dễ thoái hóa.
  • Các bệnh xương khớp khác: Tổn thương tại khớp gối do một số bệnh lý như gout, viêm khớp dạng thấp cũng được xác định làm tăng nguy cơ làm hư hỏng sụn khớp.

Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Do có mối liên hệ với nhiều xương khớp khác nên khi bị thoái hóa ở khớp gối bệnh nhân sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ bệnh. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống bệnh còn gây ra các biến chứng:

  • Biến dạng khớp gối bị cong vào trong hay ra ngoài gây khó khăn khi đi, đứng.
  • Mất cảm giác, tê yếu: Mọi cử động tại khớp gối đều bị hạn chế khi bệnh nặng không được xử lý, việc đi đứng không vững, dễ vấp ngã, rơi dép không thể co duỗi theo ý muốn, có trường hợp mất cảm giác ở chân.
  • Teo cơ, liệt xảy ra khi xương khớp, các mô cơ quanh gối bị tổn thương, dinh dưỡng và máu không bơm đến khiến cơ bị teo rút để lâu dẫn đến bại liệt, tàn phế.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Các bài tập hỗ trợ

Giải đáp vấn đề này, BS Đỗ Minh Tuấn cho biết khi bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, những người bệnh cần đi bộ đúng cách tránh gia tăng áp lực cho khớp gối. Vậy nên đi bộ như thế nào:

Người bị thoái hóa khớp gối hoàn toàn có thể đi bộ chỉ cần đi đúng cách
Người bị thoái hóa khớp gối có thể đi bộ chỉ cần đi đúng cách
  • Khởi động kỹ trước khi đi bộ.
  • Bước ngắn, chậm với khoảng cách khoảng 1 – 2 bước chân.
  • Thời gian đi bộ tối đa 10 – 10 phút mỗi lần. Một ngày có thể đi 30 – 60 phút.
  • Nghỉ ngơi nếu thấy khớp gối bị đau hơn khi di chuyển.

Bên cạnh đi bộ, nhiều môn thể thao, bài tập khác cũng được các chuyên gia xương khớp khuyến khích.

  • Các bài tập yoga cho người bị thoái hóa khớp gối: Rất nhiều động tác, tư thế tốt cho người bệnh được các chuyên gia khuyến khích. Chúng giúp đầu gối linh hoạt hơn, giảm đau nhức viêm sưng.
  • Bơi lội: Đây là môn thể thao không cần dùng nhiều lực ở khớp gối lại có tác dụng giúp cải thiện khả năng vận động của khớp do đó mọi người hãy tập luyện để hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Đạp xe: Môn thể thao giúp khớp gối dẻo dai, vận động linh hoạt rất tốt cho khớp gối không thể bỏ qua đó là đạp xe đạp. Hãy chắc chắn rằng bạn đạp xe với tốc độ chậm trên quãng đường ngắn mỗi ngày. Việc lựa chọn đoạn đường bằng phẳng, không bị xóc, dốc cũng rất quan trọng khi tập luyện.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Làm gì?

Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sụn khớp bị tổn thương, giảm đau, kháng viêm… Sau đây là những loại thực phẩm bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của mình:

  • Thực phẩm giàu omega-3 gồm các loại cá ngừ, cá trích, cá thu… giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, chống viêm.
  • Thực phẩm chứa hàm lượng lớn glucosamine, chondroitin: Nước hầm từ xương ống, sườn sụn bò, bê giúp tái tạo sụn, bảo vệ và ngăn ngừa sự phá hủy của sụn khớp.
  • Thực phẩm giàu canxi trong tôm, cua, đậu phụ, ngũ cốc… giúp xương chắc khỏe, tốt cho hệ xương, mô cơ.
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, kali, chất chống oxy hóa trong rau xanh, củ quả: chuối, bơ, bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, dâu tây, bí ngô… ngăn ngừa đau, viêm, sưng khớp.

Bên cạnh đó người bệnh thoái hóa không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn, quá ngọt; nội tạng động vật đặc biệt là tránh xa chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…

Về câu hỏi “thoái hóa khớp gối nên làm gì” lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết bệnh nhân nên tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tiến hành chẩn đoán và xử lý tại cơ sở uy tín để khắc phục. Việc tự ý mua thuốc tại các quầy thuốc, mua thuốc trên mạng không rõ nguồn gốc chất lượng để sử dụng vô cùng nguy hiểm, mọi người cần lưu ý.

Các phương pháp để chẩn đoán bệnh được tiến hành tại các bệnh viện hiện nay gồm: chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm khớp gối, nội soi khớp gối…  giúp xác định mức độ tổn thương từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp với từng bệnh nhân.

Thăm khám, chụp chiếu để xác định nguyên nhân thoái hóa ở khớp gối và cách chữa
Thăm khám, chụp chiếu để xác định nguyên nhân thoái hóa ở khớp gối và cách xử lý

Phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp ở người già khó có thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu tiến hành phòng ngừa từ sớm sẽ giúp làm chậm lại quá trình hư hỏng sụn khớp. Sau đây là lời khuyên từ chuyên gia:

  • Duy trì cân nặng hợp lý khi còn trẻ, tiến hành giảm cân nếu trọng lượng cơ thể quá lớn.
  • Tránh các tư thế không phù hợp trong sinh hoạt, làm việc.
  • Hạn chế ngồi xổm, vang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên khi còn trẻ giúp xương khớp khỏe mạnh.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp bổ sung chất cần thiết cho xương khớp.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, tìm gặp ngay bác sĩ nếu thấy bất thường ở khớp.

Các cách xử lý thoái hóa khớp gối

Để ngăn ngừa bệnh tiến triển và các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân có thể áp dụng một trong những cách sau đây:

Hỗ trợ chữa bằng mẹo dân gian

Phương pháp đơn giản, an toàn được thực hiện tại nhà mà nhiều bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng hiện nay đó chính là  áp dụng mẹo dân gian.

  • Bài thuốc uống: Lá lốt, mật ong và bột quế, đinh lăng…
  • Đắp chườm: ngải cứu rang muối, cám gạo và giấm…
  • Rượu ngâm giảm đau: rượu tỏi, rượu hạt mè, rượu gừng…

Ưu điểm: Các mẹo dân gian kể trên đều giúp cải thiện các triệu chứng đau, viêm, cứng khớp ở mức độ nhẹ; nguyên liệu dễ kiếm, thực hiện nhanh chóng đặc biệt các cách này có độ lành tính cao với nhiều đối tượng nếu dùng đúng cách.

Hạn chế: Bài thuốc đều chưa có cơ sở khoa học kiểm chứng, bên cạnh đó tác dụng chậm, không hiệu quả phải thực hiện liên tục trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến

Bị thoái hóa khớp gối uống thuốc gì?

Qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng bệnh bác sĩ sẽ nhận định mức độ thoái hóa tại khớp gối và kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Một số thuốc cơ bản dùng trong loại bỏ bệnh thoái hóa khớp gối là:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc giãn cơ
  • Các loại vitamin B, glucosamine…

Ưu điểm: Cải thiện mọi triệu chứng đau, viêm nhanh chóng, dễ dàng sử dụng và mang theo.

Hạn chế: Có thể gây nghiện, nhờn thuốc, dẫn đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe khi lạm dụng, dùng sai cách.

Thuốc tân dược là con dao 2 lưỡi với người bệnh
Thuốc tân dược là con dao 2 lưỡi với người bệnh

Đẩy lùi thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Tiêm tế bào gốc cũng là phương pháp được áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa ở khớp gối. Bằng cách lấy mô mỡ, máu hay tủy xương từ chính cơ thể người bệnh đưa vào khớp gối qua ống tiêm. Các tế bào này sẽ tự thay mới, biệt hóa thành tế bào sụn quanh khớp.

  • Ưu điểm: Giảm đau, chống phù nề hỗ trợ phục hồi tình trạng khớp bị thoái hóa tốt. Trong quá trình thực hiện không gây đau và không để lại sẹo.
  • Hạn chế: Chi phí cao, hiệu quả phụ thuộc vào số lượng và chất lượng tế bào gốc ở mỗi người, tuổi càng cao chất lượng tế bào gốc càng giảm.

Phẫu thuật

Phẫu thuật ở nước ta ngày càng phát triển với nhiều kỹ thuật tân tiến nâng cao tỷ lệ thành công cho các ca mổ. Tại nhiều bệnh viện lớn hiện nay có áp dụng: phẫu thuật nội soi khớp gối, ghép mảnh sụn vào chỗ bào mòn, cát gai khớp, thay thế khớp nhân tạo… Tuy nhiên chỉ những trường hợp bắt buộc, được sự đồng ý của bác sĩ bệnh nhân thoái hóa khớp gối mới được tiến hành phẫu thuật.

  • Ưu điểm: Chấm dứt các triệu chứng bệnh, tỷ lệ thành công cao
  • Hạn chế: Chi phí cao, có nguy cơ tái phát bệnh và xảy ra biến chứng sau mổ.