Trễ kinh (chậm kinh): Nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và cách điều trị
Trễ kinh (chậm kinh) là vấn đề thường gặp ở hầu hết phụ nữ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Viêm buồng trứng, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung…Vậy, nguyên nhân nào gây ra tình trạng trễ kinh, đâu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và làm sao để điều trị?
Trễ kinh (chậm kinh) là gì?
Chậm kinh (hay trễ kinh) là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ. Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì gọi là chậm kinh.
Nếu như tình trạng chậm kinh không xuất hiện nhiều lần thì nữ giới không cần lo lắng. Nhưng nếu như tình trạng này kéo dài thì bạn không được chủ quan, vì nó có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa hoặc rối loạn nội tiết tố.

Nguyên nhân gây trễ kinh điển hình
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam, nguyên Trưởng khoa Phụ bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh ở nữ giới. Nó có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng, mắc bệnh… Cụ thể:
- Chậm kinh do mang thai: Có tới khoảng 60% các trường hợp chậm kinh là do mang thai. Và để biết chính xác có mang thai hay không bạn nên sử dụng que thử thai.
- Do tăng/giảm cân đột ngột: Bác sĩ Hà cho biết, nữ giới nếu tăng hoặc giảm cân đột ngột có thể sẽ mắc phải tình trạng kinh nguyệt không đều, trong đó có trễ kinh.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Chị em có thể bị trễ kinh (chậm kinh) nếu đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài, hoặc dùng thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng khiến chậm kinh.
- Căng thẳng, stress: Căng thẳng, áp lực, phải tác động nhiều vấn đề tâm lý tiêu cực, sang chấn tâm lý, buồn phiền triền miên, hoặc đơn giản thay đổi môi trường sống đột ngột… cũng có thể gây trễ kinh.
- Do đang mắc bệnh phụ khoa: Có thể do các bệnh lý như viêm buồng trứng, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung…
- Trễ kinh do sử dụng chất kích thích: Nữ giới uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá… sẽ ảnh hưởng đến hormone sinh sản, cơ quan vùng chậu… khiến kinh nguyệt bị rối loạn.
- Mãn kinh sớm: Khi bị mãn kinh sớm cơ thể sẽ tạo ít estrogen hơn, có thể gây trễ kinh.
Ngoài ra, chậm kinh còn có thể do chị em mắc các vấn đề tuyến giáp (cường giáp, nhược giáp); rối loạn nội tiết; suy dinh dưỡng; mắc bệnh lý mạn tính.

Dấu hiệu chậm kinh thường gặp
Dấu hiệu điển hình của trễ kinh chính là sự vắng mặt của “bà nguyệt” khi theo đúng chu kỳ ngày hôm đó kinh nguyệt phải xuất hiện. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà chị em sẽ gặp một số các triệu chứng đi kèm khác, cụ thể:
- Thấy sữa rỉ ra ở đầu núm vú
- Đau đầu
- Rụng tóc
- Xuất hiện mụn trứng cá
- Đau ở xương chậu
- Tầm nhìn bị thay đổi
- Nhiều lông ở mặt…
Trễ kinh (chậm kinh) có nguy hiểm không?
Đầu tiên chúng ta phải khẳng định rằng nguyên nhân trễ kinh do mang thai thì đó là một tin vui dành cho bạn và gia đình. Còn với các trường hợp khác thì trễ kinh có nguy hiểm không, bác sĩ Thanh Hà cho biết điều đó còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:
Ảnh hưởng đến sinh hoạt/ tâm lý:
Nếu nguyên nhân gây chậm kinh là những yếu tố rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, stress… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và tâm lý của chị em. Thậm chí nhiều chị em lo lắng đã khiến hiệu suất công việc bị giảm sút, phân tâm, thậm chí là rơi vào tình trạng stress nặng, trầm cảm.
Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản:
Chậm kinh có nguyên nhân do các bệnh lý phụ khoa như buồng trứng đa nang, bệnh tuyến giáp, u xơ tử cung, viêm vòi trứng… sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở nữ giới. Bởi khi chậm kinh, chị em sẽ gặp khó khăn trong việc xác định ngày rụng trứng chính xác, điều đó khiến khả năng thụ thai bị suy giảm một cách nghiêm trọng.
Chưa kể, nếu bị các bệnh u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, viêm lộ tuyến… sẽ khiến cho dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều cản trở sự gặp nhau của trứng và tinh trùng.

Cách điều trị tắt kinh hiệu quả hiện nay
Trước khi đưa ra các phương pháp điều trị chậm kinh bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán xác định tình trạng bệnh bằng cách: Thực hiện các xét nghiệm (thử thai, kiểm tra chức năng tuyến giáp, chức năng buồng trứng, xét nghiệm prolactin, xét nghiệm nội tiết tố nam); và kiểm tra hình ảnh như siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT – cắt lớp vi tính.
Sau khi xác định đúng tình trạng và nguyên nhân gây ra chậm kinh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Những cách điều trị cần kể đến như:
- Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt: Đây là cách điều trị được áp dụng cho những chị em bị trễ kinh có nguyên nhân do căng thẳng, stress, tăng giảm cân đột ngột… Chị em nên cân bằng cuộc sống và công việc để tâm lý luôn được thoải mái, vui vẻ. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến chế độ ăn phù hợp cũng như điều chỉnh lại cân nặng của mình. Không nên để thể trọng giảm hoặc tăng quá mức, cần duy trì mức cân nặng phù hợp để có sức khỏe tốt.
- Sử dụng thuốc Tây y: Nếu nguyên nhân trễ kinh do các bệnh lý tuyến giáp/ tuyến yên, các bệnh lý phụ khoa thì chị em sẽ được chỉ định thuốc điều trị. Tùy vào từng nguyên nhân bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp chứng bệnh.
Với bệnh kinh nguyệt, bác sĩ Hà cũng lưu ý chị em cần sử dụng đúng thuốc, đúng bệnh. Hiện nay, rất nhiều người có thói quen tự ý mua thuốc điều chỉnh nội tiết về uống để cải thiện chu kỳ kinh. Điều này là không nên vì có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể cũng như những tác dụng phụ không mong muốn. Thêm vào đó, việc cải thiện triệu chứng với tác dụng kiểu “một sớm một chiều” của thuốc Tây cũng không phải là chìa khóa giải quyết vấn đề của bạn.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cho tình trạng trễ kinh có nguyên nhân do khối u hoặc tắc nghẽn. Cách điều trị này sẽ mang lại hiệu quả cho chị em nhưng cần phải được tiến hành ở những địa chỉ y tế uy tín và đảm bảo.
Với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ Thanh Hà cũng chỉ ra rằng, cần xem xét các khía cạnh thật kỹ trước khi quyết định thực hiện. Đây là biện pháp can thiệp, có thể làm tổn thương các bộ phận sinh dục bên trong nên chỉ thực sự cần thiết khi tình trạng của bạn quá nghiêm trọng.
- Sử dụng biện pháp dân gian: Mẹo dân gian cũng được coi là cách điều trị trễ kinh hữu hiệu. Chị em có thể sử dụng gừng tươi, cây dâm bụt, ích mẫu… Với nguồn gốc từ các loại thảo dược nên mang lại sự an toàn cho người bệnh, không tác dụng phụ. Đặc biệt là chi phí rất rẻ, tiết kiệm cho chị em.
Tuy nhiên, với những trường hợp trễ kinh do bệnh lý, bác sĩ Hà chia sẻ: “Chúng ta không nên ỷ lại vào các mẹo dân gian vì nó chỉ có tác dụng với những vấn đề nhẹ, không đáng lo ngại, không thể tác động vào sâu căn nguyên bên trong. Mẹo dân gian tuy dễ nhưng cũng cần đúng. Nếu không, bạn chỉ như đang phí thời gian vào những việc làm vô ích.”

Dùng thuốc Đông y:
Cũng tương tự như mẹo dân gian, Đông y cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu của chị em khi mắc phải vấn đề kinh nguyệt, trong đó có trễ kinh vì sự an toàn.
Tuy nhiên, Đông y lại có phần nổi trội hơn với công dụng tập trung giải quyết căn nguyên, gốc rễ vấn đề. Theo bác sĩ Hà chia sẻ, vấn đề kinh nguyệt như trễ kinh là một trong những nhóm bệnh mà Y học cổ truyền điều trị khá tốt. Thảo dược thiên nhiên lành tính, được kết hợp với các vị thuốc chủ đạo công dụng hoạt huyết, hóa ứ, thanh nhiệt khứ trệ, lại cải thiện chức năng, hoạt động của lục phủ ngũ tạng, nâng cao đề kháng sẽ đem lại hiệu quả lâu dài mà vẫn đảm bảo an toàn cho mọi trường hợp.
Giống như Tây y, chị em cũng cần phải đi khám tại trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện có khoa Y học cổ truyền để được kê đơn thuốc phù hợp. Bởi Đông y điều trị từ căn nguyên và mỗi người sẽ có triệu chứng khác nhau nên sẽ sử dụng bài thuốc khác nhau mới đem lại kết quả cao.
Trên đây là những thông tin về tình trạng trễ kinh (chậm kinh) mà chị em nên đặc biệt lưu ý. Chậm kinh không nguy hiểm cho tính mạng nhưng nó khiến chị em gặp khó khăn khi thụ thai sau này. Do đó, khi có dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh chị em nên chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời khi có vấn đề. Chúc chị em khỏe mạnh!