Bệnh vảy nến da đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý
Bệnh vảy nến là căn bệnh mãn tính đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Trong số các thể của bệnh, vảy nến da đầu là dạng phổ biến nhất với gần 80% người bệnh mắc phải. Vậy bệnh vẩy nến da đầu là gì? nguyên nhân và các cách điều trị hiệu quả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến da đầu là gì? Có lây không?
Vảy nến da đầu là một thể phổ biến của bệnh vảy nến, đây là căn bệnh ngoài da tiến triển từng đợt, dai dẳng, xảy ra do sự đột biến của quá trình quá chuyển hóa tế bào sừng, thúc đẩy hình thành lớp da mới trong khi lớp da cũ chưa mất đi dẫn đến mảng da bong tróc, đỏ từng vùng và có vảy trắng.
Căn bệnh này xuất hiện ở các bộ phận như khuỷu tay, đầu gối, móng chân và phổ biến trong đó có vùng da đầu. Bệnh vẩy nến da đầu là hiện tượng phần da đầu hoặc sau gáy xuất hiện những mảng da đỏ, có viền, da khô gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, màu trắng đục và rất dễ rơi xuống đi kèm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Là một thể bệnh của vảy nến nên bệnh vảy nến da đầu không gây ra cho virus hay vi khuẩn nên hoàn toàn không lây qua đường hô hấp hay chạm vào người bệnh. Các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đi thăm hoặc tiếp xúc với người bệnh.
Bệnh vảy nến da đầu có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Đối với căn bệnh này cần chữa trị kịp thời, tránh để lâu dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Bệnh tiến triển từng đợt, xen kẽ những đợt bùng phát là thời kỳ tạm lắng. Dù tổn thương biến mất hoàn toàn hoặc có những mảng bám không tổn thương trên da cũng không nên chủ quan. Bệnh vảy nến da đầu nếu diễn biến lâu ngày có thể gây tổn thương diện rộng trên phần da đầu, chàm hóa, bội nhiễm, ung thư da hiếm gặp. Cụ thể, vảy nến da đầu xảy ra ở 2 mức độ nhẹ và nặng như sau:
Vảy nến da đầu nhẹ: Diện tích tổn thương dưới 5% với những tổn thương có đường kính 1 – 2cm. Biểu hiện mảng da có vảy, đỏ hoặc màu trắng, bạc giống như gàu. Có gây ngứa, da đau rát và rụng tóc ở vùng tổn thương,
Vảy nến da đầu nặng: Diện tích tổn thương trên 10%. Các triệu chứng vảy đỏ dày đặc, gây rụng tóc vĩnh viễn.
Mặc dù đây là căn bệnh đến nay vẫn chưa có phương pháp nào giải quyết dứt điểm nhưng người bệnh vẫn có thể tham khảo những cách chữa vảy nến da đầu tại nhà giúp ức chế tổn thương da và kéo dài thời gian chống tái phát. Tùy theo từng giai đoạn của thể bệnh và thể trạng để lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
Giai đoạn đầu cần tấn công mạnh mẽ vào vùng da bị vảy nến, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị tại chỗ, an toàn.
Giai đoạn duy trì sự ổn định, giữ cho bệnh không bùng phát: đây là giai đoạn đòi hỏi người bệnh tuân thủ theo đúng lộ trình và duy trì lối sống, sinh hoạt khoa học để thuốc phát huy tác dụng một cách hiệu quả nhất.
Nhận biết dấu hiệu vảy nến da đầu
Bệnh vảy nến không quá khó để nhận biết, tuy nhiên lại không gây ngứa nên đa số người bệnh được phát hiện khi đang ở giai đoạn tiến triển. Để không bỏ lỡ “thời điểm vàng” điều trị bệnh, người bệnh cần chú ý những triệu chứng sau:
-
Hình thành mảng bám có màu trắng, viền đỏ, bờ hình bầu dục trên da đầu. Những vảy này thường rơi xuống dễ bị nhầm với gàu.
-
Khi khô lại sẽ tạo thành mảng bám trên đầu, mặc dù tóc vẫn có thể mọc xuyên qua nhưng để lâu sẽ lan rộng ra và gây ngứa rát.
-
Bệnh này nếu không chữa trị kịp thời có thể lan tận sau gáy.
Cần phân biệt chính xác bệnh vảy nến da đầu và nấm da đầu để có biện pháp điều trị phù hợp. Khác với vảy nến da đầu, nấm da đầu xuất hiện những mảng trắng nhỏ, to thường có hình thái giống gàu. Nếu để nặng có thể viêm nhiễm, đặc biệt là xuất hiện triệu chứng ngứa kéo dài. Phần da đầu khi bị nấm thường có mùi hôi, tóc xơ, bết dính và dễ bị gãy rụng. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác do môi trường sống không đảm bảo vệ sinh.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Đây là căn bệnh có chuyển biến phức tạp, dai dẳng dễ tái phát nhiều lần và đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh vảy nến thường xảy ra có thể do một số nguyên nhân sau:
-
Yếu tố di truyền: Thông thường trong các gia đình có thành viên là bố, mẹ hoặc cả hai mắc các bệnh liên quan đến vảy nến thì tỉ lệ con cái mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
-
Môi trường xung quanh: Việc tiếp xúc nhiều với khói bụi và các hóa chất có hại cho da đầu như dầu gội, nhuộm tóc, tẩy tóc hoàn toàn có thể dẫn tới bào mòn và dị ứng với da đầu nhạy cảm.
-
Do suy yếu miễn dịch: Các cơ quan có chức năng đào thải độc tố trong cơ thể hoạt động kém dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch. Các tế bào miễn dịch được hoạt hoá tiết các hoạt chất sinh học có khả năng làm gián đoạn quá trình hình thành tế bào mới. Thông thường quá trình đó ở người khỏe mạnh diễn ra trong 1 tháng nhưng đối với người mắc mề đay lại bị rút ngắn trong vài ngày. Tế bào cũ chưa mất đã có tế bào mới chồng lên dẫn đến nguy cơ hình thành vảy nến.
-
Do yếu tố tâm lý, sinh hoạt không điều độ, thường xuyên lạm dụng chất kích thích và đặc biệt là tự ý lạm dụng các loại thuốc điều trị vảy nến mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ…
Các cách điều trị vảy nến da dầu
Bệnh vảy nến da đầu hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều biện pháp có khả năng ức chế thành công sự phát triển của bệnh. Nếu dùng đúng sản phẩm kết hợp chế độ sinh hoạt phù hợp, người bệnh hoàn toàn có thể khôi phục làn da, không ảnh hưởng tới sự phát triển của tóc và hạn chế khả năng tái phát bệnh. Quý độc giả có thể tham khảo những cách chữa dưới đây:
Các cách chữa vảy nến da đầu tại nhà
Phương pháp chữa dân gian hay còn gọi là chữa mẹo được nhiều người tin dùng bởi chi phí thấp, nguyên liệu dễ kiếm và an toàn. Những cây được sử dụng để chữa vảy nến thường có tính hàn, nhiều nước và khả năng kháng viêm như:
Cây vòi voi: Dùng lá cây vòi voi rửa sạch, đun sôi với nước và dùng để rửa, gội vết thương. Sử dụng ngày 2 lần để cho hiệu quả tốt nhất.
Lá lốt: Chọn lấy 10 lá tươi, đem đun với 2 lít nước. Nên dùng khi còn ấm, gội đầu trong khoảng 20 phút trước khi tắm, tuần áp dụng 2-3 lần vết thương sẽ bong vẩy nhanh hơn.
Lá trầu không: Dùng lá trầu không, có thể lấy cả phần thân giã nhỏ đem lấy phần bã để đắp hoặc đun nước uống đồng thời sẽ giúp làm dịu vết thương nhanh hơn.
Ưu điểm: Những bài chữa mẹo có nguồn gốc thiên nhiên nên rất lành tính, dễ làm tại nhà và hầu như không có tác dụng phụ.
Nhược điểm: Một số bài thuốc thiếu cơ sở khoa học, liều lượng không chính xác và nếu không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng có thể gây nhiễm trùng. Những cây thuốc này chỉ có tác dụng nhất thời, thích hợp dùng để hỗ trợ.
Thuốc trị vảy nến da đầu từ Tây y
Điều trị bệnh vẩy nến da đầu bằng Tây Y sử dụng song song cả thuốc bôi và uống nhằm tấn công mạnh mẽ vào điều trị vảy nến. Các loại thuốc bôi thường dạng gel, thấm nhanh chứa các thành phần kháng viêm, bong vảy, bạt sừng và làm dịu. Ngoài ra, còn cần sử dụng các loại dầu gội chữa vảy nến có tác dụng bong vảy, bạt sừng để giảm bớt cảm giác rát hoặc ngứa.
Ưu điểm: Dễ mua tại các cửa hàng thuốc, cho hiệu quả nhanh chỉ sau vài lần sử dụng.
Nhược điểm: Các sản phẩm Tây Y không thích hợp để duy trì sự ổn định của bệnh, sẽ lạm dụng thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Điều trị vảy nến da đầu bằng phương pháp mới – Ánh sáng (Quang trị liệu)
Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng cực tím tự nhiên hoặc nhân tạo để loại bỏ tế bào gây bệnh. Người bệnh có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng việc tắm nắng vào sáng sớm trong khoảng 10 phút hoặc tiến hành trị liệu bằng tia UVA/UVB kết hợp sử dụng thuốc.
Ưu điểm: Phương pháp mới này cho hiệu quả cao, diện tích tác động tương đối rộng, thích hợp với những người bị vảy nến nặng.
Nhược điểm: Chi phí cao, nguy cơ ung thư da.
Cách vệ sinh, chăm sóc khi bị vảy nến da đầu
Khi bị vảy nến, vùng da tổn thương thường rất nhạy cảm vì thế, người bệnh cần chú ý:
- Vệ sinh nhẹ nhàng, tránh dùng lực ma sát mạnh.
- Không tắm nước quá nóng hoặc sử dụng những sản phẩm có thành phần chứa chất tẩy rửa cao.
- Bệnh nhân mắc mề đay da đầu cần tránh sử dụng dầu gội đầu, có thể dùng nước thuốc để vệ sinh.
- Khi bôi thuốc cần rửa sạch tay, có thể sử dụng khăn mặt sạch để đắp thuốc. Đối với vùng trán tiếp giáp da đầu cần tránh sử dụng toner có độ pH cao.
Bệnh vảy nến da đầu nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng của người bệnh. Mong rằng với bài viết sau đây chúng tôi đã có thể cung cấp những kiến thức cần thiết về cách nhận biết, phương pháp điều trị cho các bạn trên hành trình chấm dứt căn bệnh này.