Viêm phổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Viêm phổi cho đến nay vẫn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định là một “đại dịch bị quên lãng của thế kỷ XXI” do tỷ lệ tử vong luôn ở mức cao. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là người dân chưa có đủ nhận thức về mức độ nguy hiểm cũng như sự ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe.
Viêm phổi là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng, nhu mô phổi đông đặc và tổ chức phế nang bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này dẫn đến quá trình trao đổi không khí trong phổi bị rối loạn, khiến bệnh nhân dễ bị suy hô hấp..
Trong những trường hợp nặng, viêm phổi hoại tử hoặc hội chứng nhiễm trùng còn có khả năng lây lan nhanh chóng sang các cơ quan khác. Bệnh nhân dễ gặp các biến chứng nguy hiểm đến tim, thận và não. Chẳng hạn như:
- Áp xe phổi
- Nhiễm trùng huyết
- Viêm mủ màng phổi
- Tràn dịch màng phổi
- Viêm màng não
- Suy thận
- Suy tim
Mỗi năm có khoảng hơn 4 triệu người chết vì viêm phổi, trong đó trẻ em chiếm tỷ lệ lớn. Theo báo cáo năm 2019 của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thì cứ mỗi giây trôi qua lại có 39 trẻ em chết vì căn bệnh này. Chính vì vậy, viêm phổi vẫn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định là một trong những “đại dịch” cần được loại bỏ hàng đầu hiện nay.
Cả thế giới phải nâng cao nhận thức về bệnh viêm phổi để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình và cộng đồng. Trong đó, nhóm đối tượng mắc bệnh nhiều nhất là người già và trẻ em cần được đặc biệt lưu tâm. Nhóm người này có hệ miễn dịch rất yếu, thường mắc bệnh về đường hô hấp nên có nguy cơ hình thành bệnh cao.
Nguyên nhân gây viêm phổi
Là một tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi, nguyên nhân dẫn đến bệnh cũng bắt nguồn từ các loại virus, vi khuẩn. Các chủng phổ biến nhất phải kể đến:
- Vi khuẩn: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae
- Virus: Virus cúm (cúm A, B), virus hợp bào hô hấp, adenovirus, rhinovirus, parainfluenza, Coronavirus (2019-nCoV).
- Nấm: Pneumocystis jirovecii, Cryptococcus species, Histoplasmosis species.
Ở mỗi lứa tuổi khác nhau có thể xuất hiện những chủng vi khuẩn điển hình như:
- Viêm phổi ở trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: Vi khuẩn Gram âm đường ruột và Streptococcus pneumoniae.
- Viêm phổi ở trẻ nhỏ từ 2 đến 59 tháng tuổi: Virus, Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae.
- Viêm phổi trẻ em trên 5 tuổi: Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae
- Viêm phổi ở người lớn: Mycoplasma pneumoniae, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae
Các loại virus, vi khuẩn này thường xâm nhập vào phổi thông qua các con đường:
- Đường hô hấp: Thông qua quá trình tiếp xúc với chất dịch, bề mặt, không khí có vi sinh vật gây bệnh.
- Xuất phát từ những đợt cảm cúm, cảm lạnh: Cảm lạnh, cảm cúm do virus sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn cư trú sẵn ở mũi họng xâm nhập vào phổi.
- Nhiễm khuẩn đường huyết: Vi khuẩn theo đường máu xâm nhập vào phổi.
Đối với vấn đề “Viêm phổi có lây lan không”, các chuyên gia khẳng định rằng bệnh có thể lây từ người sang người. Các vi khuẩn, virus gây bệnh cũng có độc tính rất mạnh. Người nhiễm khuẩn có nguy cơ mắc bệnh cao nếu có thêm các yếu tố sau:
- Trẻ em từ 2 tuổi trở xuống
- Những cao tuổi từ 65 tuổi trở lên
- Người đang nằm viện
- Người mắc bệnh mãn tính
- Người nghiện rượu, bia, thuốc lá
- Người bị ức chế hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch
Những đối tượng này cần đặc biệt theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu nhận thấy các triệu chứng của viêm phổi thì cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Các dạng bệnh viêm phổi thường gặp
Việc phân loại viêm phổi sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau:
Xét theo giai đoạn bệnh:
- Viêm phổi cấp tính là tình trạng nhiễm trùng phổi với các diễn biến cấp tính ngắn hạn, khoảng một vài tuần.
- Viêm phổi mãn tính là tình trạng nhiễm trùng phổi với các diễn biến kéo dài trong vài tháng, thậm chí là cả năm.
Xét theo bệnh cảnh lâm sàng:
- Viêm phổi điển hình: Bệnh hình thành do các vi sinh vật điển hình như Streptococcus Pneumoniae, Haemophilus Influenzae.
- Viêm phổi không điển hình: Bệnh hình thành do các vi sinh vật không điển hình như Mycoplasma, Chlamydia, Legionella.
Xét theo hoàn cảnh mắc bệnh:
- Viêm phổi cộng đồng: Bệnh xuất hiện do lây nhiễm các tác nhân bên ngoài bệnh viện.
- Viêm phổi hít: Bệnh hình thành sau khi có một lượng lớn vật chất từ miệng và dạ dày đi vào trong phổi.
- Viêm phổi bệnh viện: Bệnh xuất hiện sau khoảng 48-72 giờ nhập viện mà không có dấu hiệu ủ bệnh trước đó. Trong đó, viêm phổi bệnh viện được phân chia tiếp thành các dạng là viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế và viêm phổi ở bệnh nhân máy thở.
Xét theo giải phẫu:
- Viêm phổi thùy: Tình trạng nhiễm trùng phổi gây tổn thương đến các phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức mô liên kết và tiểu phế quản tận cùng.
- Viêm phổi kẽ: Tình trạng nhiễm trùng phổi gây tổn thương đến tổ chức kẽ bao gồm vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang và mạch máu.
- Viêm phế quản phổi: Tình trạng nhiễm trùng phế quản, tiểu phế quản và phế nang lan đến phổi.
Trong trường hợp viêm phổi nặng:
Khi phổi bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn thông khí phổi và hình thành bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính. Đây là dạng viêm phổi có đi kèm chứng phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) khiến đường thở càng bị thu hẹp, bệnh nhân nhanh chóng bị suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Đối với những trường hợp viêm phổi nặng, có thể hình thành cả bệnh viêm phổi ARDS – hội chứng suy hô hấp cấp. Căn bệnh này đặc trưng bởi hai triệu chứng là phù phổi tăng tính thấm và khó thở nặng do thiếu oxy, giảm thải cacbonic. Người mắc ARDS cần theo dõi và chăm sóc đặc biệt vì có nguy cơ tử vong lên đến 30-50%.
Triệu chứng bệnh viêm phổi điển hình
Biểu hiện của bệnh viêm phổi ban đầu khá tương đồng với cảm cúm thông thường. Bệnh nhân sẽ bắt đầu với các triệu chứng như ho và sốt. Một thời gian sau, các dấu hiệu điển hình của bệnh mới dần xuất hiện.
- Triệu chứng cơ năng: Sốt cao run lạnh, ho khạc đờm mủ hoặc ho ra máu, đau ngực màng phổi.
- Triệu chứng thực thể: Hội chứng nhiễm trùng, hội chứng đông đặc kèm theo ran nổ khi khám phổi.
Các triệu chứng này có thể tiến triển khác nhau tùy vào độ tuổi:
- Ở người già: Thường không có các triệu chứng rầm rộ, có thể xuất hiện ít các triệu chứng hoặc nhẹ hơn. Người cao tuổi có thể bị viêm phổi không sốt, thay vào đó là hạ thân nhiệt đột ngột.
- Ở trẻ em: Thường sốt cao, đau ngực, ho có đờm, bỏ ăn, bỏ bú, thở khò khè, người tím tái.
Viêm phổi có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng nên ở nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao cần nhập viện gấp hoặc liên hệ với bác sĩ khi: sốt kéo dài trong vài ngày, người ớn lạnh, ra mồ hôi hoặc cảm thấy khó thở hơn sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Việc phát hiện và điều trị bệnh từ sớm sẽ góp phần giảm nguy cơ gặp biến chứng và tử vong.
Bệnh viêm phổi có chữa được không? Các biện pháp điều trị
Bệnh hoàn toàn chữa được nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, chẩn đoán chính xác và người bệnh tích cực phối hợp điều trị.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm phổi?
Viêm phổi rất khó để phát hiện và phân biệt với các bệnh lý có các triệu chứng lâm sàng tương tự như nhiễm trùng đường hô hấp (ARI), viêm phế quản, lao phổi, tràn dịch màng phổi… Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải xem xét thêm tiền sử bệnh nhân và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như:
- Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu tăng >10.000/mm3, Neutrophil tăng trên 80%, tốc độ lắng máu tăng.
- Nuôi cấy đờm: Tìm thấy loại vi khuẩn thuộc nhóm nguyên nhân gây ra bệnh
- X-quang phổi: Có tình trạng thâm nhiễm phổi, bóng mờ đồng nhất, không tạo hang.
- Đo độ bão hòa oxy (SpO2): Có hiện tượng giảm oxy trong máu
- Chụp CT: Nhìn rõ hơn về tình trạng nhiễm trùng phổi và xem xét có biến chứng áp xe hoặc tràn dịch màng phổi hay không.
Trừ kết quả nuôi cấy đờm tìm vi khuẩn phải mất đến vài ngày, sau khi hội chẩn từ những xét nghiệm khác, bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị ban đầu cho bệnh nhân ngay. Việc chậm trễ trong điều trị sẽ làm tăng nguy cơ tử vong hoặc kéo dài thời gian điều trị so với thông thường.
Phác đồ điều trị viêm phổi theo tây y
Điều trị viêm phổi theo tây y sẽ sử dụng thuốc là chủ yếu. Các trường hợp nặng hoặc gặp biến chứng sẽ phải thực hiện các thủ thuật ngoại khoa để đảm bảo phổi không bị hoại tử diện rộng.
Thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi:
Phác đồ điều trị kháng sinh cho bệnh nhân sẽ được chia thành 2 giai đoạn trước và sau khi có kết quả nuôi cấy vi khuẩn.
Ở giai đoạn đầu: Bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh dựa theo kinh nghiệm. Loại kháng sinh được chọn hầu hết là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng với hầu hết các loại vi sinh gây bệnh.
- Thuốc điều trị viêm phổi ở trẻ em: Erythromycin hoặc Clarithro hoặc Azithromycin
- Thuốc điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh: Ampicillin và Gentamycin
- Thuốc điều trị viêm phổi ở người lớn: Cephalosporin, Carbapenem, Betalactam, Fluoroquinolon…
Ở giai đoạn sau: Khi tìm thấy vi sinh vật cụ thể gây bệnh từ việc nuôi cấy đờm, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại phác đồ điều trị, chọn loại kháng sinh nhạy với vi khuẩn nhất.
Các loại thuốc này phải được điều trị tại bệnh viện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Việc dùng không đúng, không đủ liều sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc và gây khó khăn trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về sau.
Kháng sinh điều trị bệnh thường phải sử dụng với liều cao và dùng liên tục trong 5 – 21 ngày tùy từng trường hợp cụ thể. Bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như dị ứng, sốc phản vệ, nhiễm Clostridium difficile, kích ứng niêm mạc dạ dày… Tác dụng phụ của thuốc cũng đe dọa tới tính mạng bệnh nhân nếu không được khắc phục kịp thời.
Thuốc điều trị triệu chứng viêm phổi
Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với trường hợp viêm phổi do virus. Nếu bệnh nhân mắc bệnh do virus thì chỉ cần dùng thuốc điều trị triệu chứng, có thể thêm thuốc kháng virus và bệnh sẽ khỏi sau khoảng 1 đến 3 tuần.
Để điều trị triệu chứng, bệnh nhân viêm phổi uống thuốc gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc giảm đau hạ sốt như: Aspirin (không dùng cho trẻ em), thuốc chống viêm không steroid – NSAID (Ibuprofen hoặc Naproxen), Acetaminophen. Trong trường hợp bệnh nhân có nồng độ oxy trong máu thấp thì ngoài thuốc điều trị triệu chứng sẽ cần dùng thêm liệu pháp oxy.
Phẫu thuật:
Các thủ thuật ngoại khoa chỉ được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nặng như áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, viêm mủ màng phổi. Bệnh nhân có thể thực hiện các thủ thuật hút dịch màng phổi, phẫu thuật loại bỏ mủ và ổ viêm…
Điều trị viêm phổi theo đông y
Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc lo sợ các tác dụng phụ do điều trị kháng sinh lâu ngày có thể tham khảo biện pháp chữa viêm phổi bằng đông y. Bởi đông y được coi là giải pháp tối ưu để điều trị các bệnh mãn tính lâu năm, điều trị tận gốc, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại và hầu như không gây tác dụng phụ.
Theo quan điểm của đông y, viêm phổi hình thành do âm dương mất cân bằng, tạng Phế và vệ khí suy yếu, phong nhiệt xâm nhập qua mũi miệng vào phế, nhiệt làm phế khí bị uất trệ, tân dịch bị ngưng lại thành đàm. Do đó, chữa viêm phổi theo đông y sẽ tập trung vào:
- Hồi phục phế khí
- Cân bằng âm dương
- Thanh nhiệt giải độc
- Tiêu viêm trừ mủ
Một trong những bài thuốc đông y trị bệnh về phổi nhận được sự phản hồi tích cực từ người bệnh phải kể đến Thanh hầu bổ phế thang. Đây là bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi chính Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương, Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề.
Thanh hầu bổ phế thang là sản phẩm được kết hợp từ những dược liệu tinh túy nhất, có tác dụng đặc trị chứng nhiễm trùng và phế hư. Bài thuốc được kết tinh từ các thảo dược trân quý như Kiết cánh, Xích thược, Bạc hà, Liên kiều, Quất hồng bì, Bạch cương tàm cùng một số vị thuốc khác, nổi bật với công dụng “BỔ PHẾ KHU TÀ”, đẩy lùi viêm nhiễm.
Ngoài việc đi sâu vào tạng Phế để phục hồi những hư tổn, các dược liệu này còn có khả năng điều dưỡng thân thể toàn diện, góp phần nâng cao sức đề kháng. Do đó, Thanh hầu bổ phế thang có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Dược liệu trong bài thuốc sẽ được gia giảm tùy theo thể trạng và giai đoạn bệnh. Điều này đảm bảo cho những đối tượng có sức khỏe yếu như trẻ em, phụ nữ có thai hay người bị ức chế miễn dịch hấp thụ thuốc tốt mà không gặp tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần đến thăm khám trực tiếp tại Trung tâm để bác sĩ bắt mạch và đưa ra liệu trình phù hợp nhất.
Cách chữa viêm phổi tại nhà
Viêm phổi là một căn bệnh nguy hiểm nên không được khuyến khích chữa tại nhà, ngoại trừ những trường hợp viêm phổi cấp có triệu chứng nhẹ. Người bệnh điều trị tại nhà cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi đã thăm khám đầy đủ. Đặc biệt là việc uống thuốc đúng liều, đầy đủ, đúng giờ. Thêm vào đó, bệnh nhân cần lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, biết cách chăm sóc và điều dưỡng thân thể tốt:
- Viêm phổi nên ăn gì? Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, các loại gia vị có chất chống viêm (tỏi, gừng, quế, rau kinh giới…), ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein (thịt gà, trứng, các loại đậu…), các loại cá giàu omega-3 (cá hồi, cá ngừ…), sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Viêm phổi nên kiêng gì? Trong quá trình điều trị, người bệnh nên kiêng các loại thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều muối (đồ đóng hộp), đồ ăn chiên xào, đồ ngọt, đồ lạnh… Tuyệt đối tránh xa các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Viêm phổi có được tắm không? Bệnh nhân viêm phổi vẫn được tắm rửa bình thường nhưng cần tắm bằng nước ấm, tuyệt đối không được tắm bằng nước lạnh. Điều này sẽ khiến bệnh tiến triển trầm trọng hơn.
Nếu người bệnh phối hợp tốt việc dùng thuốc và điều dưỡng thân thể, thời gian điều trị có thể rút ngắn lại và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tái khám định kỳ để bác sĩ có thể kiểm soát được diễn tiến của bệnh cũng như nhập viện khi cần thiết.
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm phổi
Việc thực hiện các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng, góp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong vì bệnh. Để ngăn ngừa lây nhiễm, bạn đọc cần lưu ý thực hiện những biện pháp sau:
- Tiêm phòng: Việc tiêm phòng vắc xin viêm phổi là điều thiết yếu nhất đối với trẻ em. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đặc biệt cần tiêm phòng vắc xin chống phế cầu khuẩn.
- Đảm bảo vệ sinh tốt: Để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, bạn đọc hãy chú ý giữ thân thể và môi trường sống luôn sạch sẽ. Phải thường xuyên vệ sinh bằng các chất tẩy rửa có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn.
- Nâng cao sức khỏe của hệ miễn dịch: Cách tốt nhất để nâng cao hệ miễn dịch là ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Viêm phổi là căn bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn và chủ động phòng tránh được. Mỗi người dân cần nâng cao nhận thức về căn bệnh này nhằm góp phần giảm thiểu nguy cơ tử vong và nhiễm bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng.