Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Phải làm sao
Bệnh trĩ chảy máu là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ. Tình trạng chảy nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức độ bệnh lý của từng đối tượng. Khi gặp phải trường hợp này, người bệnh nên làm gì để khắc phục hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe?
Tại sao có hiện tượng trĩ chảy máu?
Bệnh trĩ hay lòi dom (tên thường gọi trong dân gian) là tình trạng tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị giãn nở. Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh thường gặp phải các cơn đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn, gây ra nhiều bất lợi trong cả đời sống hằng ngày và ảnh hưởng khá nhiều đến công việc. Đôi khi, ở những đối tượng mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, triệu chứng xuất hiện không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác.
Bệnh trĩ chảy máu xuất phát từ tình trạng khí huyết không lưu thông. Từ đó mạch máu bị tắc nghẽn hình thành tại vị trí hậu môn và trực tràng, có dấu hiệu viêm nhiễm. Nếu bị tác động mạnh hoặc khi lượng máu quá đầy có thể khiến chúng bị vỡ ra và gây ra hiện tượng chảy máu trĩ.
Có những trường hợp chảy máu nhưng khá ít kèm theo đó là những cơn đau rát, cơn khó chịu vùng hậu môn thì có khả năng bạn bị trĩ chảy máu. Mặt khác, trường hợp chảy máu do trĩ vỡ có thể kéo dài trong vài giây đến vào phút. Tuy nhiên, nếu trường hợp chảy máu kéo dài hơn 10 phút thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được trợ giúp.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ chảy máu
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trĩ chảy máu phổ biến nhất là do tình trạng táo bón kéo dài. Việc cố gắng rặn thật mạnh khiến cho các vết thương ở hậu môn càng bị thương trầm trọng hơn, sự cọ xát quá mạnh dẫn đến tình trạng chảy máu là điều hiển nhiên, kèm theo đó là búi trĩ dần bị đẩy ra khỏi hậu môn.
Bên cạnh đó, còn khá nhiều nguyên nhân khác tác động dẫn đến tình trạng trĩ chảy máu như:
- Bệnh lỵ;
- Ăn uống không điều độ, cơ thể thiếu chất xơ trầm trọng hoặc thừa chất xơ;
- Uống không đủ nước;
- Tính chất công việc: khiêng vác nặng, ít vận động, ngồi nhiều một số,… đặc biệt là những đối tượng làm việc tay chân, dân văn phòng cũng chính là đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ chảy máu;
- Do quá trình mang thai và sau khi mang thai mắc bệnh trĩ
Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe con người.
Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?
Hiện tượng trĩ chảy máu nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến sức khỏe của người bệnh đi xuống. Bệnh lý có thể xuất hiện một số biến chứng của bệnh trĩ như:
- Thiếu máu: Mất máu diễn ra trong thời gian dài khiến cho cơ thể lâm vào tình trạng thiếu máu. Từ đó, nhiều cơ quan bị tê liệt, chóng mặt, đau đầu,…
- Tắc nghẹt búi trĩ: Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, khi đó, lưu lượng máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc nghẽn lại, có thể hoại tử hậu môn.
- Bệnh hậu môn: viêm trùng hậu môn, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn,…
- Ung thư hậu môn: Nếu không sớm điều trị có thể đe dọa đến tính mạng con người và có thể dẫn đến tử vong.
Nếu bạn đang gặp triệu chứng bệnh trĩ chảy máu hãy nhanh chóng thăm khám và tìm phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Điều đầu tiên bạn nên làm ngay bây giờ là tìm gặp bác sĩ tại các địa chỉ khám chữa bệnh để ngăn chặn kịp thời tình trạng này và nhận lời khuyên để có hướng điều trị phù hợp.
Những biện pháp khắc phục tình trạng bệnh trĩ chảy máu
Khi xuất hiện các cơn đau trĩ liên tục kèm theo đó là hiện tượng chảy máu từ trĩ hay gặp khó khăn trong việc đi đại tiện hay ra hiện tượng chảy máu, bạn nên nhanh chóng tìm ra những biện pháp để khắc phục hiệu quả tình trạng này để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Theo chuyên gia tiêu hóa, lương y Đặng Thị Nhân Tâm, người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp điều trị dưới đây.
1/ Khắc phục bệnh trĩ chảy máu tại nhà
Ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng một số thực phẩm dân gian đẩy lùi trĩ hiệu quả:
- Hoa thiên lý: Nấu sôi hoa thiên lý và nước, sau đó xông hậu môn đến khi nước nguội hẳn. Kiên trì thực hiện để thấy kết quả.
- Lá phỏng: Giã nát lá phỏng và muối, sau đó đắp vào hậu môn, dùng băng gạc cố định, để qua đêm.
- Rau diếp cá: Xay nhuyễn rau và 300ml nước. Lọc phần nước cốt, uống mỗi ngày.
Ưu điểm: Dễ thực hiện, giá rẻ, nguyên liệu dễ tìm kiếm
Nhược điểm: Không có hiệu quả chữa trị dứt điểm.
2/ Điều trị y tế
Bác sĩ sẽ cho bạn một số loại thuốc để điều trị như thuốc uống trị bệnh trĩ, kem bôi teo búi trĩ hay thuốc làm mềm phân (giúp cải thiện tình trạng táo bón). Đồng thời, tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Thắt dây cao su;
- Điều trị xơ cứng (chích xơ mạch máu;
- Các phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ như: phương pháp Longo, phương pháp Miligan Morgan, phương pháp White Head,…
Ưu điểm: Thuốc chữa trĩ đẩy lùi nhanh triệu chứng.
Nhược điểm: Thuốc có nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…Phẫu thuật gây ra nhiều đau đớn, ảnh hưởng đến cấu trúc hậu môn. Đồng thời, bệnh có thể tái phát trong thời gian ngắn.
3/ Thuốc Đông y chữa trĩ dứt điểm
Theo lương y Nhân Tâm, thuốc Đông y điều trị đi sâu vào nguyên căn gây bệnh, tiêu diệt tác nhân gây hại, khắc phục triệu chứng hiệu quả. Song song với điều trị, những vị thuốc Nam còn giúp làm lành tổn thương, phục hồi cấu trúc hậu môn, bồi bổ cơ thể người bệnh.
Áp dụng nguyên lý trên trong nghiên cứu, đội ngũ bác sĩ tại Thuốc dân tộc đã bào chế thành công bài thuốc chữa trĩ thế hệ mới – Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Tổng hòa tinh hoa YHCT và YH hiện đại, bài thuốc bao gồm thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi.
- Bài thuốc uống:
– Thành phần: Nghệ, tam thất, địa du, thăng ma, đương quy, sài hồ…
– Công dụng: Cầm máu, giảm đau, kháng viêm, sát trùng, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng…
- Bài thuốc ngâm:
– Thành phần: Hòe hoa, hoàng liên, bồ công anh, ngư tinh thảo, hoàng đằng, hổ trượng…
– Công dụng: Kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường đào thải cặn bã, lưu thông máu…
- Bài thuốc bôi:
– Thành phần: Hoàng kỳ, hoàng bá, thầu dầu tía, tèn phi…
– Công dụng: Tiêu viêm, làm teo búi trĩ, đặc biệt an toàn cho phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh. Co teo búi trĩ độ 3 sau 1 tháng sử dụng. Giai đoạn nhẹ và mới chớm teo búi trĩ hoàn toàn sau 7-14 ngày.
Lời khuyên để phòng ngừa bệnh trĩ chảy máu
Chế độ ăn uống hay lối sinh hoạt hằng ngày cũng chính là biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể phòng ngừa khỏi bệnh trĩ chảy máu. Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn để bảo vệ sức khỏe chính mình và những người thân của bạn:
- Trong bữa ăn cần bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho cơ thể. Đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều chất xơ (một dưỡng chất không thể thiếu để cải thiện bệnh trĩ chảy máu);
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày, tốt nhất nên uống đủ 8 – 10 ly nước. Ngoài ra, có thể bổ sung các loại nước ép hay nước sinh tố từ hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa cũng như bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu;
- Tăng cường vận động cơ thể với những bài vận động phù hợp với thể trạng và bệnh lý đang mắc phải;
- Khi đi vệ sinh nên sử dụng giấy vệ sinh có độ mềm, không quá dày, không có mùi quá thơm. Hoặc có thể sử dụng nước lạnh và lau sạch bằng khăn bông khô;
- Thường xuyên thay đổi quần nhỏ theo định kỳ.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh trĩ chảy máu và một số biện pháp để cải thiện bệnh lý này. Tuy nhiên, những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên hay phương pháp y khoa của giới chuyên môn. Tốt nhất, bạn nên tìm gặp bác sĩ để biết chính xác bản thân có mắc phải bệnh lý này hay không và nên làm gì để cải thiện triệu chứng này.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!