Bệnh trĩ có đau không? Đây là lời kể của một bệnh nhân
Bệnh trĩ có thể nói là một nỗi ám ảnh khá lớn khi mắc phải chúng. Nỗi ám ảnh này còn tăng lên gấp bội đối với các phụ nữ mang thai. Những cơn đau rát, ngứa ngáy luôn khiến họ khó chịu, mệt mỏi. Tình trạng đau nhức kéo dài ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe cũng như công việc. Đây cũng chính là một trường hợp của chị Đông Phương đang cư ngụ tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh trĩ có đau không? [ Bệnh nhân chia sẻ ]
Chào bác sĩ và tất cả bạn đọc, tôi tên là Nguyễn Hoàng Đông Phương. Hiện tôi là một nhân viên văn phòng đã hơn hai năm. Với bản chất của công việc là ngồi nhiều, ít vận động, bên cạnh đó, tôi ít khi quan tâm đến chế độ ăn uống, chủ yếu sử dụng những thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ nên tôi đã mắc phải bệnh trĩ.
Khoảng thời gian đầu mắc bệnh, hầu như các biểu hiện của bệnh không rõ ràng. Đôi khi chỉ hơi rát vùng hậu môn và một chút ngứa ngáy không đáng kể. Bản tính chủ quan nên tôi đã không đi khám và nghĩ đó chỉ là biểu hiện thông thường, sẽ biến mất sau vài ngày. Nhưng không ngờ, bệnh tình của tôi lại tiến triển nhanh đến vậy. Tôi luôn gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Có những khi tôi thấy một ít máu trên giấy vệ sinh, tưởng chừng đó là hiện tượng của rong kinh hoặc một bệnh lý phụ khoa (bệnh lý tôi từng mắc phải). Khi tiến hành thăm khám tại bệnh viện Từ Dũ – Thành phố Hồ Chí Minh thì bác sĩ kết luận tôi không mắc bệnh lý phụ khoa nào và khuyên tôi nên đi khám hậu môn và trực tràng.
Những cơn đau dữ dội ở vùng hậu môn và trực tràng đã buộc tôi phải đi khám. Tôi đã lựa chọn bệnh viện Bình Dân – Thành phố Hồ Chí Minh để thăm khám. Tôi rất bất ngờ khi bác sĩ kết luận tôi đang mắc bệnh trĩ ở mức độ 3 và khuyên tôi nên nhanh chóng điều trị càng sớm càng tốt.
Tôi đã lựa chọn việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật Longo, mặc dù chi phí điều trị khá cao nhưng về thời gian điều trị và kết quả có vẻ khả quan hơn. Sau phẫu thuật, những cơn đau ở vùng hậu môn thuyên giảm dần và tôi sẽ không ngờ đến một ngày căn bệnh trĩ ấy lại tái phát khi tôi mang thai con thứ hai. Khi đó, cơn đau tăng gấp bội. Tôi vừa phải chịu áp lực từ đứa con trong bụng vừa chịu áp lực từ các cơn đau dai dẳng. Những áp lực ấy đã khiến sức khỏe của tôi suy sụp hẳn.
Chính vì điều ấy, tôi đã tìm đến sự trợ giúp của một chuyên gia có tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục cắt búi trĩ lần hai. Bên cạnh đó, chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên để cải thiện bệnh trĩ được nhanh chóng hơn. Vì điều đó và rút kinh nghiệm lần này, bệnh trĩ của tôi đã nhanh chóng được chữa lành mà không gây hại đến thai nhi, những cơn đau cũng được giảm dần. Và một điều may mắn hơn là tôi đã không gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng nào của bệnh trĩ.
Những biện pháp đẩy lùi nhanh bệnh trĩ nhưng hiệu quả
Việc điều trị bằng thuốc luôn khiến tôi phải dè chừng bởi hiện tại tôi đang mang thai, sợ việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi. Chính vì điều đó, tôi đã quyết định lựa chọn phẫu thuật để cắt búi trĩ. Đồng thời, tại nhà, tôi đã áp dụng một số biện pháp để nhanh chóng đẩy lùi bệnh trĩ mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Dưới đây là những việc tôi đã thực hiện để cải thiện bệnh trĩ, các chị em phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ có thể tham khảo:
- Ngâm rửa hậu môn mỗi ngày bằng nước ấm và dùng khăn bông sạch để lau ráo nước. Tiếp đó là bôi thuốc trĩ theo chỉ định của bác sĩ;
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng cách theo sự chỉ dẫn của chuyên gia. Lưu ý, không được tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ;
- Sử dụng baking soda ở dạng khô hoặc dang ướt để bôi len búi trĩ giúp cải thiện các cơn ngứa ngáy rất hiệu quả;
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ có trong rau xanh, hoa quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên chất,… giúp làm mềm phân, từ đó tình trạng táo bón dần cải thiện.
- Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, bên cạnh đó giúp hệ tiêu hóa được tuần hoàn;
- Bổ sung cho cơ thể các loại nước ép, nước sinh tố từ hoa quả, rau củ sạch. Chúng vừa có tác dụng bù nước vừa có tác dụng bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết;
- Mỗi ngày dành 30 – 45 phút để vận động cơ thể bằng các bài tập yoga, bài tập Kegel hay đi bộ thư giãn;
- Tránh căng thẳng hay kiêng vác nặng.
Với những chia sẻ của chị Đông Phương có lẽ đã giúp ít nhiều cho bạn đọc biết thêm thông tin “Bệnh trĩ có đau không?” và một số biện pháp khắc phục bệnh lý hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ ấy sẽ giúp được phần nào cho bạn đọc thêm thông tin bổ ích về bệnh trĩ. Chúng tôi gửi lời cảm ơn đến chị Đông Phương đã chia sẻ một thông tin rất bổ ích, có lẽ đây cũng chính là một thắc mắc của nhiều bạn đọc quan tâm.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!