Bệnh trĩ có lây không? Phòng bệnh như thế nào?
Nhiều người cảm thấy lo sợ vì không thể biết được rằng bệnh trĩ có lây không, đặc biệt là khi sống chung với những người mắc bệnh trĩ. Hầu hết chúng ta chỉ biết bệnh trĩ là một trong những bệnh lý xuất hiện rất phổ biến, bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng. Vậy bệnh trĩ có lây không? Phòng bệnh như thế nào? Thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ có lây không? Câu trả lời là không. Bởi trên thực tế bệnh trĩ không phải là một căn bệnh truyền nhiễm. Hơn thế căn bệnh này hoàn toàn không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Do tỉ lệ và nguy cơ mắc bệnh trĩ ngày càng cao, nhiều người lầm tưởng rằng bản thân mình và những người xung quanh mình mắc bệnh trĩ là do lây nhiễm nhưng thực chất nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện không phải là như vậy.
Bệnh trĩ được xếp vào một loại bệnh hậu môn trực tràng. Bệnh hình thành do áp lực tĩnh mạch vùng hậu môn rơi vào tình trạng phình to và ứ máu gây ra. Nguyên nhân chính và những yếu tố rủi ro hình thành nên bệnh là do sự ảnh hưởng của những thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Ngoài ra bạn cũng có nguy cơ đối mặt với bệnh trĩ khi cơ thể mắc bệnh mất van tĩnh mạch bẩm sinh (một bệnh lý di truyền từ cha mẹ). Bệnh mất van tĩnh mạch bẩm sinh cũng có khả năng tác động gây ra bệnh trĩ và các chứng liên quan đến lục phủ ngũ tạng, các chứng giãn tĩnh mạch rất nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Từ những nguyên nhân gây bệnh trĩ, chúng ta có thể đảm bảo và chắc chắn rằng bệnh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua đời sống thường ngày như những căn bệnh truyền nhiễm khác.
Bệnh trĩ có thể xuất hiện do một vài nguyên nhân dưới đây:
- Lớp dưới niêm mạc hầu môn của trực tràng, các dây chằng cũng như hệ thống dây chằng nâng đỡ bị suy yếu. Đám rối tĩnh mạch bị tác động lâu ngày dẫn đến tình trạng sa búi trĩ.
- Bạn đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Cụ thể như: Bệnh táo bón, bệnh viêm đại tràng mãn tính, bệnh lỵ, rối loạn tiêu hóa kéo dài… Những căn bệnh về đường tiêu hóa khiến người bệnh khi đi đại tiện phải rặn nhiều. Hoạt động này khiến những búi trĩ hình thành khi chúng thường xuyên lặp lại.
- Thực đơn ăn uống, chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Việc bạn không cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, táo bón và dẫn đến bệnh trĩ.
- Những người có nghề nghiệp buộc phải đứng lâu mà không nghỉ hoặc những người ngồi nhiều trong một thời gian dài khiến máu ở vùng hậu môn ứ trệ, không thể lưu thông. Điều này dẫn đến nguy cơ sa búi trĩ tương đối cao.
- Những người có thói quen nhịn đi đại tiện, ngồi xổm lâu, rặn nhiều khi đi đại tiện có tỉ lệ mắc bệnh trĩ tương đối cao.
- Tâm lý không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh trĩ xuất hiện. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị áp lực, thường xuyên phải đối mặt với những căng thẳng do công việc hoặc do những khó khăn trong đời sống hàng ngày gây ra, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn rất nhiều so với những người không sống chung với căng thẳng, áp lực.
- Những người có công việc buộc phải thường xuyên mang vác vật nặng hoặc thực hiện một số công việc mang tính vận động mạnh khác như đua xe đạp… bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ tương đối cao so với những người bình thường. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là khi bạn vận động mạnh, lực sẽ bị dồn xuống dưới hai chân, phần mông và phần hậu môn.
- Bệnh trĩ sẽ xuất hiện khi bạn đi đại tiện không điều độ. Nếu bạn có thói quen hoặc thường xuyên nhịn đại tiện, hoạt động và chức năng đào thải của cơ thể sẽ bị rối loạn. Tình trạng này khi xuất hiện lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng ùn ứ chất thải dẫn đến bệnh táo bón và bệnh trĩ. Chính vì thế bạn nên tạo cho mình một thói quen có lợi bằng cách lựa chọn một thời điểm thích hợp trong ngày để đi đại tiện. Hơn thế bạn phải đi đại tiện mỗi ngày.
Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?
Mặc dù bệnh trĩ không có khả năng lây lan. Tuy nhiên một chế độ ăn uống không khoa học, một thói quen xấu có thể khiến bạn dễ dàng mắc bệnh trĩ. Khi mắc bệnh, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm. Bao gồm: Mất máu, nứt hậu môn, ung thư trực tràng… Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao thường là những người có công việc buộc phải thường xuyên vận động mạnh, người lao động chân tay, những người làm việc trong văn phòng, những người lười vận động, những người có một chế độ uống thất thường, chế độ ăn uống không phù hợp.
Để phòng ngừa bệnh trĩ xuất hiện cũng như phòng ngừa những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, bạn có thể thực hiện một số điều sau:
- Bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, uống nhiều nước và uống nhiều loại nước ép tươi mát mỗi ngày.
- Bạn cần hạn chế sử dụng những món ăn cay nóng, những món ăn đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ. Đồng thời bạn cần hạn chế sử dụng những loại rượu, bia.
- Thường xuyên vận động, tăng cường đi lại mỗi khi làm việc. Bạn không nên ngồi hoặc đứng quá lâu mà không nghỉ.
- Bạn tuyệt đối không nên nhịn đi đại tiện, bạn nên đi vệ sinh ngay sau khi cảm thấy đau bụng. Bên cạnh đó bạn nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày và đi đại tiện mỗi ngày.
- Bạn không nên ngồi quá 15 phút trong nhà vệ sinh. Hơn thế bạn cần tránh việc vừa đi đại tiện vừa mang theo điện thoại và sử dụng điện thoại. Bởi thói quen này không chỉ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn và còn khiến vi khuẩn lây lan.
- Bạn không nên thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
- Sau khi đi vệ sinh bạn cần giữ gìn vệ sinh hậu môn và những vùng da xung quanh thật sạch sẽ. Đặc biệt là ở phái nữ bởi hậu môn khá gần với vùng kín. Điều này khiến vùng kín của bạn dễ bị ẩm ướt và nhiễm khuẩn. Chính vì thế, tốt hơn hết bạn nên vệ sinh tay và hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn. Bên cạnh đó bạn cần hạn chế hình thành thói quen rặn sau khi đi đại tiện.
- Bạn cần giữ tinh thần, tâm trạng của mình trở nên thoải mái nhất có thể, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Bởi việc thường xuyên căng thẳng do áp lực của công việc hoặc do những hoạt động trong đời sống có thể khiến cho những tĩnh mạch cũng như các mạch máu ở hậu môn của bạn căng ra, phình to và hình thành nên những búi trĩ.
- Để phòng ngừa bệnh trĩ xuất hiện, bạn nên thường xuyên luyện tập với những bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời giúp bôi trơn những hoạt động của hệ tiêu hóa. Tốt nhất bạn nên đi bộ hoặc luyện tập một số bài tập thể dục nhẹ nhàng khác từ 30 – 45 phút mỗi ngày.
Bệnh trĩ có lây không? Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Tuy nhiên để phòng tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị ngay.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!