Bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không? Biện pháp xử lý
Bệnh trĩ nội được chia thành giai đoạn nặng, nhẹ gồm tất cả 4 cấp độ. Trong đó cấp độ 2 là thời gian bệnh trĩ phát triển một cách mạnh mẽ để hình thành nên những cấp độ nặng hơn. Vậy bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không? Người bệnh cần phải tiến hành xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không?
Theo các chuyên khoa và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, thực chất bệnh trĩ nội cấp độ 2 là một giai đoạn mà khi đó bệnh sẽ phát triển một cách mạnh mẽ. Đồng thời hình thành nên các giai đoạn, cấp độ nặng hơn của bệnh trĩ. Tuy nhiên ở cấp độ 2, bệnh trĩ có thể được xử lý bằng những loại thuốc Tây y hoặc Đông y theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này có nghĩa bệnh trĩ giai đoạn 2 không nhất thiết phải phẫu thuật.
Vậy trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không, đáp án là không nếu như người bệnh sớm phát hiện bệnh lý, điều trị bệnh đúng thời điểm và điều trị bệnh đúng cách. Tuy nhiên dù ở giai đoạn nhẹ hoặc giai đoạn nặng, dù ở cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 hoặc cấp độ 4 thì việc xuất hiện triệu chứng đau đớn là đều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó là tình trạng chảy máu và ngứa ngáy vùng hậu môn.
Trong trường hợp không sớm phát hiện và điều trị kịp thời bằng phương pháp y khoa, bệnh trĩ nội cấp độ 2 sẽ phát triển và chuyển sang cấp độ 3, cấp độ 4. Đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt mà còn gây nguy hiểm. Cụ thể như:
- Đối với phụ nữ, nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh dục tương đối cao.
- Thiếu máu do tình trạng chảy máu mạn tính. Khi mắc phải biến chứng này, cơ thể của người bệnh sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, tay chân rã rời.
- Rối loạn chức năng hậu môn khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng đại tiện không tự chủ.
- Nhiễm trùng máu là một biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Nguy hiểm hơn là biến chứng ung thư trực tràng đe dọa trực tiếp đến mạng sống của người bệnh.
Đặc biệt, khi bệnh trĩ nội xuất hiện ở phụ nữ, triệu chứng chảy máu do bệnh trĩ cấp độ 2, cấp độ 3 hoặc cấp độ 4 gây ra có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời kéo theo một số bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến đường âm đạo. Cụ thể như: Viêm nhiễm âm đạo, viêm âm hộ… Điều này xuất hiện là do kết cấu của vùng hậu môn và âm đạo của phụ nữ khá gần nhau. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, tình trạng viêm nhiễm của người bệnh sẽ lây lan và gây ra một số vấn đề khiến khả năng sinh sản của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài ra việc mắc bệnh trĩ có thể dẫn đến tình trạng mất máu, tắc mạch máu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, ung thư hậu môn. Đây đều là những biến chững có nguy cơ xảy ra cao đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội cấp độ 2 không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách. Khi đó bệnh sẽ tiến tục phát triển mạnh mẽ và chuyển sang trĩ nội cấp độ 3. Và nếu tiếp tục không điều trị, bệnh trĩ nội cấp độ 3 sẽ phát triển và chuyển sang cấp độ 4. Trong trường hợp này, người bệnh buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ. Việc phẫu thuật sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nêu trên. Đồng thời tránh gây nguy hiểm.
Biện pháp xử lý cho bệnh nhân bị trĩ nội độ 2
Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nội độ 2, bệnh nhân vẫn có thể điều trị dứt điểm bệnh lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên việc điều trị cần phải tiến hành sớm khi bệnh trĩ nội cấp độ 2 vừa khởi phát. Hơn thế người bệnh cần phải điều trị đúng cách. Do đó, ngay khi phát hiện bệnh, bạn cần đến bệnh viện và kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý, tình trạng sức khỏe. Đồng thời áp dụng một hoặc nhiều phương pháp chữa bệnh, phác đồ điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Người mắc bệnh trĩ nội độ 2 có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng một trong những phương pháp sau: Sử dụng các loại thuốc uống, thuốc mỡ thoa, thuốc đặt. Những loại thuốc này có công dụng kháng viêm, giảm đau rát, giảm ngứa ngáy hậu môn, chống co thắt đại tràng, cầm máu, nhuận tràng, chống táo bón, giúp co búi trĩ…
Tuy nhiên đối với việc điều trị bệnh trĩ bằng những loại thuốc, người bệnh cần phải có đơn thuốc kèm theo hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Để hạn chế tối đa nguy hiểm, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt yêu cần, chỉ định mà bác sĩ chuyên khoa đã đề ra khi điều trị bệnh trĩ bằng thuốc. Bởi ngoài tác dụng điều trị bệnh, thành phần trong những loại thuốc này còn có khả năng gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là khi bạn không sử dụng thuốc đúng liều, đúng cách.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc bệnh nhân bị trĩ nội độ 2 cần phải có sự cải thiện về chế độ ăn uống, sinh hoạt mỗi ngày. Ngoài ra bạn cần phải cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc. Tránh để công việc gây áp lực khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Trong thời gian điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần chú ý dành thời gian kiểm tra trĩ và thăm khám sức khỏe định kỳ. Điều này sẽ giúp bạn và bác sĩ điều trị kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bạn. Đồng thời có những biện pháp xử lý phù hợp khi bệnh trĩ của bạn đột nhiên trở nên nghiêm trọng hơn.
Với những thông tin trong bài viết, chúng tôi hy vọng bạn có thể giải đáp được vấn đề bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không. Đồng thời có thể hiểu thêm về những biện pháp xử lý khi mắc bệnh. Người bệnh thường có xu hướng e ngại khi bị bệnh trĩ. Đặc biệt là ở phụ nữ. Tuy nhiên đây là một bệnh lý bình thường, không có gì đáng xấu hổ. Khi mắc bệnh, người bệnh cần phải đi khám ngay và có những biện pháp điều trị thích hợp. Bởi việc không sớm điều trị trĩ nội độ 2 không chỉ khiến bệnh phát triển một cách mạnh mẽ mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và đời sống.
Thông tin về “Bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không?” trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi mắc bệnh. Chúng tôi không đưa ra thông tin, lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn.
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!