Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Thông tin cần biết
Bệnh trĩ hình thành do người bệnh có thói quen sinh hoạt xấu và ăn uống không khoa học. Điều này khiến bệnh trĩ xuất hiện ngày càng phổ biến, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ gia tăng và có xu hướng trẻ hóa dần. Tuy nhiên bệnh trĩ thường xuất hiện ở độ tuổi nào nhất? Những người trẻ tuổi có nguy cơ mắc bệnh không? Hiện nay những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao nhất? Bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ hơn thông tin về những vấn đề này.
Bệnh trĩ thường xuất hiện ở độ tuổi nào?
Theo các chuyên gia và theo tỉ lệ khảo sát, hiện nay có hơn 50% dân số được chẩn đoán là mắc bệnh trĩ. Tùy thuộc vào từng loại trĩ, cấp độ của bệnh trĩ và biểu hiện của từng cấp độ, căn bệnh này gây ảnh hưởng nhẹ hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, tình trạng sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt. Tuy nhiên đa phần bệnh nhân thường có xu hướng e ngại, chủ quan, không sớm thăm khám và điều trị khiến bệnh phát triển một cách mạnh mẽ. Từ đó bệnh tạo ra nhiều triệu chứng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Trước đây bệnh trĩ thường xuất hiện ở những người có độ tuổi trung niên, những người có độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên hiện nay, độ tuổi mắc bệnh và số lượng người mắc bệnh đã có sự thay đổi một cách rõ rệt. Theo thống kê, bệnh trĩ còn xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 35 – 40. Thậm chí những người trẻ, những người đang trong độ tuổi đi học cũng đang có xu hướng mắc phải căn bệnh này.
Bệnh trĩ thường xuất hiện ở độ tuổi sau đây:
Những người có độ tuổi từ 45 – 65 tuổi
Trong số những người có độ tuổi từ 45 – 65 tuổi, 74,1% là tỉ lệ những người mắc bệnh trĩ ở độ tuổi từ 51 – 60. 75,5% là tỉ lệ những người mắc bệnh trĩ có độ tuổi từ 60 trở lên. Chính vì thế có thể thấy độ tuổi từ 45 – 65 là độ tuổi dễ mắc bệnh trĩ nhất. Bởi ở độ tuổi này hệ thống hậu môn và trực tràng của người bệnh bị lão hóa. Đồng thời suy yếu và giảm khả năng đàn hồi. Bên cạnh đó độ tuổi từ 45 – 65 cũng là độ tuổi khiến người bệnh dễ mắc những bệnh lý liên quan đến xương khớp, bệnh tuổi già, bệnh trĩ do sức khỏe suy yếu và ít vận động.
Những người có độ tuổi trên 20
Những người có độ tuổi trên 20 thường có sức khỏe tốt, hệ thống hậu môn và trực tràng có khả năng đàn hồi tốt, chưa suy yếu và chưa bị lão hóa. Điều này khiến những người có độ tuổi trên 20 không thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ.
Tuy nhiên theo thống kê có đến 60% những người trẻ tuổi mắc bệnh trĩ. Điều này xuất hiện là do chế độ ăn uống không khoa học, thói quen sinh hoạt không hợp lý. Cụ thể như uống nhiều rượu bia, sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, ăn nhiều đường bột, ít uống nước, không bổ sung đầy đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Hơn thế việc lười vận động, thường ngồi hoặc đứng một chỗ, mắc bệnh táo bón hoặc đang mắc phải những vấn đề về hệ tiêu hóa khác cũng là một trong những lý do chính khiến những người có độ tuổi trên 20 mắc bệnh trĩ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến bệnh trĩ xuất hiện ở những người trẻ tuổi gồm:
- Béo phì: Tình trạng thừa cân béo phì sẽ tạo ra một áp lực tác động lên các tĩnh mạch. Điều này khiến quá trình lưu thông máu đến hậu môn bị cản trở và gặp nhiều khó khăn. Đồng thời khiến những tĩnh mạch trĩ sưng phồng và tạo ra các búi trĩ.
- Có thói quen đi đại tiện không khoa học: Thói quen đi đại tiện không khoa học là một trong những nguyên nhân chính hình thành nên bệnh trĩ. Cụ thể như đi đại tiện quá lâu, rặn nhiều, luôn mang cảm giác căng thẳng khi đi đại tiện, vừa đi đại tiện vừa sử dụng điện thoại… Đây đều là những thói quen có khả năng tác động và tạo áp lực lên vùng hậu môn. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho búi trĩ xuất hiện.
- Có chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, không khoa học: Bệnh trĩ thường xuất hiện ở người trẻ do họ có chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, không khoa học. Việc không bổ sung chất xơ, các loại vitamin có trong rau củ quả, trái cây tươi; thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thường xuyên sử dụng các loại rượu bia, chất kích thích… sẽ khiến đường tiêu hóa bị rối loạn, phân khô. Đồng thời gây táo bón và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ xuất hiện.
- Không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể: Những người trẻ thường không nắm rõ tầm quan trọng của nước đối với cơ thể cũng như sức khỏe. Việc bạn không cung cấp một lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ khiến hoạt động trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó việc cơ thể thiếu nước còn khiến lượng thức ăn được đưa vào cơ thể khó tiêu hóa. Đồng thời phân (các chất cận bã bên trong cơ thể) vón cục lại gây nên tình trạng táo bón. Điều này khiến búi trĩ hình thành và phát triển ra khỏi lỗ hậu môn.
- Đặc thù của công việc: Hiện nay một số công việc khiến giới trẻ phải ngồi liên tục hoặc đứng liên tục tại chỗ mà không nghỉ ngơi, không đi lại và không vận động. Cụ thể như nhân viên văn phòng, lái xe. Việc giữ nguyên một tư thế trong thời gian quá lâu sẽ khiến quá trình tuần máu bị ảnh hưởng, lượng máu huyết trong cơ thể khó có thể lưu thông tốt đến vùng hậu môn. Lâu ngày khiến búi trĩ hình thành và phát triển. Ngoài ra những người thường xuyên mang vác vật nặng sẽ gây áp lực lên vùng hậu môn khiến tĩnh mạch trĩ phồng to và tạo ra búi trĩ.
Trẻ nhỏ
Theo các chuyên gia và theo thống kê được thực hiện gần đây nhất, trẻ nhỏ cũng được xếp vào nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Điều này xuất hiện là do trẻ nhỏ thường mắc chứng biến ăn, không ăn hoặc ăn rất ít rau xanh, hoa quả, thích ăn đồ ăn nhanh, không biết cách vệ sinh vùng hậu môn cũng như giữ gìn vùng hậu môn sao cho sạch sẽ nhất.
Bên cạnh đó để giúp trẻ ăn nhiều và ăn giỏi hơn, ba mẹ vô tình tạo cho trẻ một thói quen vừa ăn vừa xem phim hoặc xem các chương trình khác trên tivi, điện thoại hay thậm chí là chơi game. Khi thói quen này được hình thành, cơ thể của trẻ sẽ thường xuyên xuất hiện những triệu chứng liên quan đến tình trạng rối loạn đường tiêu hóa. Trong đó có bệnh táo bón. Táo bón là nguyên nhân hàng đầu tác động và khiến người bệnh mắc bệnh trĩ.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ?
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ thường xuất hiện nhiều nhất ở nhóm đối tượng sau:
Phụ nữ mang thai và phụ nữ sau khi sinh con
Phụ nữ mang thai và phụ nữ sau khi sinh con nằm trong danh sách nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất. Bởi việc mang thai và sinh con có thể tác động và khiến vùng hậu môn, trực tràng phải chịu nhiều áp lực do kích thước và cân nặng của thai nhi. Bên cạnh đó bệnh táo bón rất dễ xuất hiện khi mang thai. Việc thường xuyên mắc bệnh táo bón sẽ giúp bệnh trĩ hình thành và phát triển.
Những người thường gặp các vấn đề về đường ruột
Tỉ lệ mắc bệnh trĩ đối với những người thường xuyên gặp phải những vấn đề liên quan đến đường ruột tương đối cao. Bởi nếu vùng hậu môn, đường ruột, trực tràng có vấn đề, bạn sẽ rất dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón. Khi tình trạng tiêu chảy và táo bón kéo dài trong một thời gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tĩnh mạch căng phồng, lồi ra ngoài và hình thành nên búi trĩ.
Những người ít vận động hoặc thường xuyên lao động nặng nhọc
Những người ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ hoặc đứng một chỗ như lái xe, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, thợ may… đều là những đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh trĩ cao. Ngoài ra những người thường xuyên mang vác, lao động nặng nhọc như thợ xây, công nhân, bốc vác… cũng nằm trong danh sách những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ.
Tác hại của bệnh trĩ
Bệnh trĩ giai đoạn đầu thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe. Tuy nhiên khi người bệnh không sớm thăm khám và có những biện pháp điều trị thích hợp cùng với việc hình thành những thói quen xấu, bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh mẽ trong một thời gian ngắn. Đồng thời gây nên những tác hại sau:
- Thiếu máu mãn tính: Chảy máu là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Trong thời gian đầu mắc bệnh, máu thường dính vào phân hoặc giấy vệ sinh do búi trĩ lúc này tiết ra ít máu. Tuy nhiên đến giai đoạn nặng, lượng máu tiết ra từ búi trĩ sẽ nhiều hơn, máu chảy thành giọt hoặc bắn thành tia. Lâu ngày dẫn đến tình trạng mất máu mãn tính.
- Nghẹt búi trĩ: Tình trạng nghẹt búi trĩ xuất hiện là do động mạch không ngừng đưa máu đến hậu môn, búi trĩ. Tình trạng này không chỉ khiến búi trĩ to cứng mà còn gây đau đớn nghiêm trọng. Bên cạnh đó nếu tình trạng nghẹt búi trĩ không được xử lý đúng cách, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng nhiễm trùng máu. Nguy cơ tử vong trong thời điểm mắc bệnh cũng vô cùng cao.
- Đại tiện không tự chủ: Việc bệnh trĩ hình thành và phát triển sẽ tác động và gây rối loạn chức năng hậu môn. Lâu ngày người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng đại tiện không tự chủ.
- Viêm nhiễm vùng hậu môn: Bệnh trĩ nếu không được sớm xử lý sẽ khiến người bệnh mắc phải tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn. Khi đó người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy tại hậu môn và vùng da xung quanh. Tình trạng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh về da phát triển.
- Ung thư trực tràng: Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nặng thường có nguy cơ ung thư trực tràng cao. Bởi khi mắc bệnh, tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn sẽ xuất hiện và lây sang trực tràng.
- Suy giảm chức năng tình dục: Cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn khi mắc bệnh trĩ sẽ khiến người bệnh suy giảm chức năng tình dục.
Thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề “bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào nhất? Những người trẻ tuổi có nguy cơ mắc bệnh không? Hiện nay những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao nhất?”. Việc hiểu rõ những vấn đề này sẽ giúp người bệnh có những phương pháp phòng ngừa thích hợp, tránh hình thành búi trĩ.
Bên cạnh đó, bệnh trĩ là một bệnh lý tương đối nguy hiểm do có những triệu chứng nặng và có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế khi nhận thấy hậu môn có dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra. Đồng thời có những biện pháp điều trị thích hợp. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, không nên e ngại để tránh gây nguy hiểm.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!